Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) đã

  1. buộc Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.
  2. làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.
  3. làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.
  4. làm thất bại kế hoạch bình định Việt Nam của Pháp.

Câu 2: Vào đầu thế kỉ XX, văn hoá vùng nào du nhập ngày cạng mạnh vào nước ta?

  1. Văn hoá phương Đông
  2. Văn hoá phương Tây
  3. Văn hoá Tây Á
  4. Văn hoá Đông Á

Câu 3: Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào

  1. Gia Định.
  2. Vĩnh Long.
  3. Hà Tiên.
  4. An Giang.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về khởi nghĩa Ba Đình?

  1. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê được xây dựng thành pháo đài chống giặc.
  2. Lãnh đạo chủ chốt là Nguyễn Hữu Cần và Hoàng Công Chất.
  3. Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia.
  4. Tháng 1 – 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tổn thất nặng, cuối cùng nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã.

Câu 5: Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của

  1. các nước Xiêm và Chân Lạp.
  2. các nước Lào, Chân Lạp.
  3. chính quyền Mãn Thanh.
  4. các nước phương Tây.

Câu 6: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?

  1. Ph. Garnier
  2. Espe’rance
  3. Christian de Castries
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Cuộc cách mạng nào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành?

  1. Cách mạng tư sản Anh
  2. Cách mạng tư sản Pháp
  3. Cách mạng công nghiệp
  4. Cách mạng tháng Mười Nga

Câu 8: Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

  1. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.
  2. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
  3. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
  4. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 9: Xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều

  1. không bị động trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
  2. xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
  3. có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
  4. do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.

Câu 10: Hội hoạ nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với:

  1. Các dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống,…
  2. Tranh bị ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ của Pháp
  3. Tranh sơn dầu
  4. Cả A và B.

Câu 11: Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang), một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) với mục tiêu chủ yếu là:

  1. Giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do
  2. Khôi phục triều Tây Sơn
  3. Tiêu diệt quân Pháp, loại bỏ tư sản Pháp ra khỏi Việt Nam, chấn hưng nền công nghiệp quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

  1. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
  2. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
  3. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
  4. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Câu 13: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Anh hùng Bãi Sậy Hưng Yên

Chiếu Cần vương xuống, đứng lên đánh thù?”

  1. Nguyễn Thiện Thuật.
  2. Hoàng Hoa Thám.
  3. Phan Đình Phùng.
  4. Đinh Công Tráng.

Câu 14: Đâu không phải một cá nhân có hoạt động đề nghị cải cách?

  1. Nguyễn Huy Tế
  2. Đinh Văn Điển
  3. Viện Thượng Bạc
  4. Phạm Phú Thứ

Câu 15: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  1. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  2. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  3. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?

  1. Mãn Thanh.
  2. Xiêm.
  3. Chân Lạp.
  4. Lào.

Câu 17: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Kinh thành Huế
  2. Chùa Thiên Mụ
  3. Đình làng Đình Bảng
  4. Chùa Một Cột

Câu 18: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm:

  1. Bắc Kì, Trung Kì
  2. Hà Nội, Hải Phòng
  3. Bắc Kì và miền bắc Lào
  4. Trung Kì và miền đông Campuchia

Câu 19: Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX đã làm cho tình hình Việt Nam biến đổi như thế nào?

  1. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa tư sản Việt với tư sản Pháp, giữa vô sản Việt với vô sản Pháp.
  2. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  3. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là kinh tế và chính trị.
  4. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là giáo dục và văn hoá.

Câu 20: Đầu năm 1861, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh

  1. Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
  2. Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long.
  3. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
  4. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Câu 21: Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị nhất phần lớn được sáng tác bằng:

  1. Chữ Hán
  2. Chữ Nôm
  3. Chữ Quốc ngữ
  4. Chữ Việt cổ

Câu 22: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  2. Nguyễn Du
  3. Hồ Xuân Hương
  4. Cao Bá Quát

Câu 23: Quân đội nhà Nguyễn được chia thành mấy bộ phận?

  1. 2 bộ phận.
  2. 3 bộ phận.
  3. 4 bộ phận.
  4. 5 bộ phận.

Câu 24: Đối với vấn đề cải cách, Phạm Phú Thứ đã có hoạt động gì?

  1. Xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.
  2. Đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
  3. Đề nghị đưa những nhân sĩ giỏi sang nước phương Tây học tập.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị

  1. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
  2. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
  3. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
  4. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay