Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  1. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  2. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  3. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  4. Không có ý nào.

Câu 2: Vào năm 1872, cơ quan nào của triều đình nhà Nguyễn đã tấu xin vua Tự Đức mở các cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài?

  1. Viện Thương bạc.
  2. Viện Cơ mật.
  3. Sở Tịch điền.
  4. Hàn lâm viện.

Câu 3: Đến cuối thế kỉ XIX, tất cả những đề nghị cải cách có kết quả như thế nào?

  1. Đều thất bại
  2. Đều thành công
  3. Đều bị Pháp chiếm thế thượng phong
  4. Tương đối thành công nhưng người dân lại không được hưởng lợi

Câu 4: Tôn Thất Thuyết là:

  1. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
  2. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
  3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ
  4. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản

Câu 5: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Sông nào tàu giặc chìm sâu

Anh hùng Trung Trực đi vào sử xanh?”

  1. Sông Bạch Đằng.
  2. Sông Gianh.
  3. Sông Vàm Cỏ Đông.
  4. Sông Tô Lịch.

Câu 6: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
  2. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
  3. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân
  4. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát

Câu 7: Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là

  1. Luật Gia Long.
  2. Quốc triều hình luật.
  3. Hình thư.
  4. Luật Hồng Đức.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về tình hình chính trị thời kì đầu nhà Nguyễn?

  1. Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  2. Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Về cơ cấu hành chính, vào thời Gia Long, vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn.
  3. Nam thành, vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê” và Hà thành, vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Bắc.
  4. Mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây đúng về phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

  1. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở các tỉnh Trung Kì và Nam Kì.
  2. Phong trào Cần vương tuy thất bại, nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn.
  3. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
  4. Giành thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Câu 10: Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố sau?

“Nơi nào Bác đã ra đi,

Tìm đường cứu nước cũng vì non sông?”

  1. Cảng Nhà Rồng.
  2. Cảng Cái Lân.
  3. Cảng Vân Đồn.
  4. Cảng Vũng Áng.

Câu 11: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho:

  1. Cách mạng tháng Tám (1945)
  2. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  3. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Hoạt động đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ diễn ra vào năm nào?

  1. 1863
  2. 1868
  3. 1863 – 1871
  4. 1877 – 1882

Câu 13: Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 – 7 – 1885), Tôn Thất Thuyết đã:

  1. Dâng thủ cấp vua Hàm Nghi ra đầu hàng
  2. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở
  3. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
  4. Chống lại quân địch trong vô vọng

Câu 14: Anh hùng dân tộc nào đã được nhân dân Gò Công suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái?

  1. Nguyễn Trung Trực.
  2. Trương Định.
  3. Võ Duy Dương.
  4. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 15: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

  1. Tổng trấn.
  2. Tổng đốc.
  3. Tuần phủ.
  4. Tỉnh trưởng.

Câu 16: Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm nào?

  1. 1860
  2. 1862
  3. 1864
  4. 1868

Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

  1. Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
  2. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
  3. Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
  4. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Câu 18: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

  1. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.
  2. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.
  3. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?

  1. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
  2. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
  3. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
  4. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.

Câu 20: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

  1. Tổng trấn.
  2. Trấn thủ.
  3. Tuần phủ.
  4. Huyện lệnh.

Câu 21: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

  1. Hương Khê.
  2. Yên Thế.
  3. Yên Bái.
  4. Thái Nguyên.

Câu 22: Viết các bản Thời vụ sách lên vua Tụ Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước là đề nghị cải cách của ai?

  1. Nguyễn Lộ Trạch
  2. Hoàng Diệu
  3. Nguyễn Tri Phương
  4. Phan Thanh Giản

Câu 23: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?

D.

Câu 24:  Tướng Pháp bị giết trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là

  1. Ri-vi-e.
  2. Cuốc-bê.
  3. Gác-ni-ê.
  4. Giăng Đuy-puy.

Câu 25: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?

  1. Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
  2. Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.
  3. Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.
  4. Ngày Nhà giáo Việt Nam.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay