Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P4)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1: Nội dung chính của bản Hiệp ước Giáp Tuất là gì?
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Bắc Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
- Triều đình không được can thiệp vào việc đánh Pháp của dân chúng.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:
- Các huyện miền Tây Thanh Hoá
- Nghệ An
- Bắc Giang
- Quảng Bình
Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Tấm gương trung liệt sáng ngời
Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng
Xé đồ băng bó vết thương
Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”
- Hoàng Diệu.
- Nguyễn Tri Phương.
- Trương Định.
- Nguyễn Trung Trực.
Câu 4: Năm 1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?
- Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
- Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
- Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
Câu 5: Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?
- Long Biên (Hà Nội)
- Tràng Tiền (Huế)
- Bãi Cháy (Quảng Ninh)
- Bình Lợi (Sài Gòn)
Câu 6: Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành
- Việt Nam.
- Đại Việt.
- Nam Việt.
- An Nam.
Câu 7: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở
- Kinh đô Huế.
- Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).
- Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).
- Đồn Mang Cá (Huế).
Câu 8: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?
- Phan Đình Phùng
- Tôn Thất Thuyết
- Đề Thám
- Nguyễn Thiện Thuật
Câu 9: Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
- các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
- thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
- thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
- phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp.
Câu 10: Quân ta đáp trả như thế nào với hành động của Pháp “Tháng 02/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.”?
- Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.
- Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.
Câu 11: Đứng trước tình thế đất nước nửa sau thế kỉ XIX, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thấy rõ:
- Sự bảo thủ của triều đình
- Sự tân tiến của triều đình
- Tinh thần cách mạng của triều đình
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Tầng lớp nào chiếm đa số trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX?
- Nông dân
- Tiểu tư sản
- Học sinh, sinh viên
- Công nhân
Câu 13: Dưới thời nhà Nguyễn, kinh đô của Việt Nam được đặt ở đâu?
- Thăng Long.
- Gia Định.
- Phú Xuân.
- Thanh Hóa.
Câu 14: Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.
- Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.
- Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.
Câu 15: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
- Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
- Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
- Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
- Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.
Câu 16: Vì sao từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông?
- Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này phát triển mạnh làm gia tăng nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực
- Vì các nước này muốn làm bá chủ thế giới.
- Vì các nước này muốn đến để khai hoá văn minh cho các nước phương Đông, vốn nghèo đói, lạc hậu, cổ hủ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Phong trào Cần vương kéo dài được đến:
- Đầu thế kỉ XIX
- Giữa thế kỉ XIX
- Cuối thế kỉ XIX
- Giữa thế kỉ XX
Câu 18: Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của các văn thân, sĩ phu?
- Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.
- Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.
- Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.
- Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1858 - 1884)?
- Nhà Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu chống thực dân Pháp.
- Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
- Nhân dân Việt Nam lo sợ, không kiên quyết đấu tranh chống Pháp.
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
Câu 20: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:
- 30 tỉnh và 1 phủ
- 14 phủ và 1 thành
- 18 lộ và 2 phủ
- 63 tỉnh thành
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?
- Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.
- Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.
- Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân
- Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.
Câu 22: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là
- Hàm Nghi.
- Minh Mệnh.
- Thành Thái.
- Gia Long.
Câu 23: Hiểu được tình cảnh của đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX, các sĩ phu, quan lại thức thời đã:
- Mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách
- Theo người Pháp sang phương Tây để tận hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại.
- Lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh giành chính quyền, thiết lập một thể chế nhà nước mới.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều
- không bị động trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
- xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
- có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
- do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
Câu 25: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ luật nào?
- Quốc triều hình luật
- Bộ luật Hình thư
- Hoàng Việt luật lệ
- Bộ luật Hồng Đức
=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX