Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: F. Engels sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... giàu có ở thành phố Barmen, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm (3)...., F. Engels sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn (4)....

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1812, yêu nước, 1844, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  2. 1820, chủ xưởng, 1842, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
  3. 1843, quý tộc, 1895, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  4. 1864, công chức, 1943, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Câu 2: Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì:

  1. Chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.
  2. Cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
  3. Nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
  4. Tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.

Câu 3: Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd và bao vây Cung điện Mùa Đông vào thời gian nào?

  1. 02/1917
  2. 24/10/1917 (06/11 theo dương lịch)
  3. 25/10/1917 (07/11 theo dương lịch)
  4. Đầu năm 1918

Câu 4: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản là:

  1. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
  2. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
  3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
  4. Tuyên ngôn của những người cộng sản.

Câu 5: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế đã:

  1. Tạo điều kiện cho cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
  2. Làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
  3. Khiến kinh tế toàn cầu suy thoái.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga?

  1. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
  2. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
  3. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
  4. Tạo điều kiện cho V. I. Lenin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

Câu 7: Khối nào dành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Khối Liên minh
  2. Khối Hiệp ước
  3. Khối Đồng minh
  4. Khối Phát-xít

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất:

  1. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
  2. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa đối với cả hai bên tham chiến.
  3. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn ở một số nước.
  4. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Câu 9: Năm (1)..., F. Engels từ Anh sang Pháp và gặp Karl Marx, hai ông đã thành lập (2)... – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1844, Đồng minh những người cộng sản
  2. 1848, Quốc tế cộng sản
  3. 1864, Quốc tế vô sản
  4. 1779, Cộng sản Đồng minh hội

Câu 10: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
  2. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
  3. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.
  4. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 11: Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  1. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
  2. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
  3. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Serbia.
  4. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.

Câu 12: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới là:

  1. Chính phủ lâm thời.
  2. Hội đồng Xô viết.
  3. Hội đồng Công xã.
  4. Uỷ ban Công xã.

Câu 13: Ngày 01/05 trở thành ngày Quốc tế Lao động từ năm nào?

  1. 1886
  2. 1889
  3. 1914
  4. 1945

Câu 14: Tổn thất về kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là bao nhiêu?

  1. 8.5 tỉ USD
  2. 85 tỉ USD
  3. 850 tỉ USD
  4. 8500 tỉ USD

Câu 15: Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cầu thành lập:

  1. Quốc tế Cộng sản.
  2. Tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân.
  3. Cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.
  4. Tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế.

Câu 16: Biểu đồ sau thể hiện diện tích và dân số của đế quốc nào?

  1. Anh
  2. Pháp
  3. Đức
  4. Mỹ

Câu 17: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1848.
  2. Năm 1864.
  3. Năm 1889.
  4. Năm 1895.

Câu 18: “Công xã tách Nhà thờ khỏi Nhà nước, quyết định không dạy giáo lí trong nhà trường. Công xã giao cho công nhân tất cả những xí nghiệp của bọn chủ trốn khỏi Pa-ri. Công nhân cộng tác chặt chẽ với chính quyền, đặt kế hoạch sản xuất và lập nội quy trong xưởng. Công nhân kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt.”

Đoạn thông tin trên nói về điều gì?

  1. Những việc làm mang lại quyền lợi cho nhân dân của Hội đồng công xã.
  2. Cách thức Công xã tách Nhà thờ ra khỏi Nhà nước
  3. Bộ mặt thật của giai cấp tư sản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra mà chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước Á, Phi, trong đó có Việt Nam?

  1. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.
  2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
  3. Tăng cường xâm lược thuộc địa.
  4. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.

Câu 20: “Giống như ...(1) chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp ...(2), ...(3) hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên ...(4). Trong lịch sử loài người ...(5) có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. mặt trời, sáu châu, khiến, thế giới, chưa từng
  2. mặt trời, năm châu, thức tỉnh, Trái Đất, chưa từng
  3. ngọn lửa, bốn bể, cứu, thế giới, không thể
  4. ngọn lửa, năm bể, đẩy, Trái Đất, không thể

Câu 21: Cuối thế kỉ XIX, do kết quả của việc truyền bá học thuyết Mác ở nhiều nước tư bản đã dẫn đến sự thành lập:

  1. Các đảng, nhóm có khuynh hướng tiến bộ của giai cấp công nhân.
  2. Các đảng của giai cấp công nhân.
  3. Các Đảng Cộng sản.
  4. Các nhóm có khuynh hướng mác-xít.

Câu 22: Vì sao trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy?

  1. Áp dụng tiến bộ của nhiều phát minh khoa học, kĩ thuật vào sản xuất.
  2. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
  3. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
  4. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau.

Câu 23: Tháng 07/1917 ở Nga diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
  2. Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời hoàn toàn sụp đổ.
  3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn quốc.
  4. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai nổ ra và giành thắng lợi.

Câu 24: Điểm giống nhau về chính sách đối nội của Mỹ và Anh là gì?

  1. Đều theo chế độ Cộng hoà tổng thống
  2. Đều có hai đảng chính thay nhau nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
  3. Đều có hai đảng chính là: Cộng hoà và Dân chủ
  4. Nhân dân tầng lớp thấp không được hưởng quyền dân chủ.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

  1. Trong suốt thời kì tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
  2. Quốc tế thứ nhất chỉ tập trung vào những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học.
  3. Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế.
  4. Quốc tế thứ nhất thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

 

=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay