Kênh giáo viên » Lịch sử 8 » Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức

Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 lịch sử 8 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 lịch sử 8 kết nối. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 Lịch sử 8 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN LỊCH SỬ

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 1 Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 3 Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 5 Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 6 Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 8 Phong trào Tây Sơn
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 9 Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII

CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 11 Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 12 Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII-XIX

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 13 Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 14 Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 15 Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 16 Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 18 Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
  • Giáo án Lịch sử 8 Kết nối bài 19 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

=> Xem nhiều hơn: Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD Lịch sử 8 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

CHƯƠNG 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT,

VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

BÀI 13: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC,

NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  • Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Sưu tầm được những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  • Có kĩ năng phân tích, bước đầu đánh giá được giá trị, ảnh hưởng của những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật đối với đời sống con người.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng niềm say mê khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật.
  • Khâm phục, trân trọng những phát minh của các nhà khoa học, kĩ thuật, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.
  • Tuyên truyền giá trị của những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật cho bạn bè, người thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông mà em biết.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và phát minh của ông:

  

https://www.youtube.com/watch?v=jwPc0kK9VHU

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ những hiểu biết của em về nhà bác học vĩ đại I. Niu-tơn và những phát minh khoa học của ông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

 

+ Niu-tơn là nhà vật lí, nhà toán học nước Anh, được cả thế giới biết đến là Người sáng lập ra Vật lí học cổ điển. Ông được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là một hình ảnh điển hình trong cách mạng khoa học.

+ Nhắc tới I. Niu-tơn là nhắc đến câu chuyện “quả táo rơi vào đầu: đã làm nên thuyết vạn vật hấp dẫn. Không chỉ vậy, ông còn sở hữu nhiều phát minh vĩ đại, thú vị, giúp thay đổi thế giới:

  • Ý tưởng khẩu pháo bắn vào quỹ đạo.
  • Ba định luật về chuyển động của Newton.
  • Cha đẻ của các phép tính vi phân.
  • Kính viễn vọng phản xạ.
  • Sự mất nhiệt.
  • ….

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các thế kỉ XVIII – XIX, xã hội loài người đã có những thành tựu lớn về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Những thành tựu đó đã mang dấu ấn thời đại cũng như tác động đến đến đời sống con người như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật và phân tích được tác động của các thành tựu đó.
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác Hình 13.2, 13.3, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.56 – 58 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Nhóm 1: Thống kê những thành tựu về khoa học tự nhiên và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.

- Nhóm 2: Thống kê những thành tựu về khoa học xã hội và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.

- Nhóm 3: Thống kê những thành tựu về kĩ thuật và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Nhóm 1: Khai thác Hình 13.2, 13.3, mục Em có biết, thông tin trong mục 1a SGK tr.56, 57 và trả lời câu hỏi:

Thống kê những thành tựu về khoa học tự nhiên và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.

- Nhóm 2: Khai thác thông tin mục 1a SGK tr.57 và trả lời câu hỏi:

Thống kê những thành tựu về khoa học xã hội và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.

- Nhóm 3: Khai thác thông tin mục 1b SGK tr.57 và trả lời câu hỏi:

Thống kê những thành tựu về kĩ thuật và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Thành tựu

Tác động

Khoa học

tự nhiên

 

 

Khoa học xã hội

 

 

Kĩ thuật

 

 

- GV khuyến khích HS trình bày sản phẩm dưới dạng Phiếu học tập hoặc Sơ đồ tư duy.

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật và phân tích được tác động của các thành tựu đó theo Phiếu bài tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những thành tựu khoa học, kĩ thuật đó đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng; xuất hiện hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội hiện đại: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH VỀ NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU

VỀ KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT

1. Khọc học tự nhiên

  

Niu-tơn (1643 – 1727)

Thuyết vạn vật hấp dẫn

M.Lô-mô-nô-xốp (1711 – 1765)

Định luật bảo toàn

và chuyển hóa năng lượng

S. Đác-uyn (1809 – 1882)

Thuyết tiến hóa

2. Khoa học xã hội

L. Phoi-ơ-bách (1804 – 1872)

G. Hê-ghen (1770 – 1831)

C.H.Xanh Xi-mông

S. Phu-ri-ê (1772 – 1837)

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Lĩnh vực

Thành tựu

Tác động

Khoa học

tự nhiên

- Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn.

- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.Lô-mô-nô-xốp (Vật lí và Hóa học).

- Thuyết tiến hóa của S.Đác-uyn (Sinh học).

Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật, công nghiệp.

Khoa học xã hội

- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của L.Phoi-ơ-bách, G.Hê-ghen.

- Các tác phẩm kinh tế chính trị học tư sản của A. Xmit, D.Ri-các-đô.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

- Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản.

- Phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống nghĩa tư bản.

Kĩ thuật

- Cải tiến kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy công cụ, tìm ra nhiều nguyên liệu, nhiên liệu mới.

- Chế tạo tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.

- Luyện kim, kĩ thuật canh tác, phân hóa học.

Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.

Hoạt động 2. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- Phân tích được tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với xã hội loài người.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 13.4 – 13.6, mục Kết nối với văn học, thông tin mục 2 SGK tr.58, 59 và trả lời câu hỏi:

- Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

- Phân tích tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với xã hội loài người.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của văn học, nghệ thuật và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 13.4 – 13.6, thông tin mục 2 SGK tr.58, 59 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

 

Nghệ thuật

 

- GV cho HS xem thêm hình ảnh, video về một số thành tựu tiêu biểu của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX (Đính kèm dưới Hoạt động 2).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Kết nối văn học, kết hợp mục 2a SGK tr.58 và trả lời câu hỏi: Phân tích được tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với xã hội loài người.

  

https://www.youtube.com/watch?v=0c5w0FD1KuQ

- GV liên hệ, mở rộng: Kể tên và trình bày hiểu biết về một tác phẩm, nghệ thuật mà em biết/ yêu thích trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày thành tựu tiêu biểu và những tác động của thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với xã hội loài người.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật có tác động quan trọng trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của con người. Thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác giả đã lên án những bất công trong xã hội, ca ngợi cho cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc.

2. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

- Thành tựu: đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

- Tác động:

+ Góp phần lên án, vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời.

+ Thức tỉnh, khích lệ người dân (nhất là người lao động nghèo) đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.

HÌNH ẢNH, VIDEO THÀNH TỰU TIÊU BIỂU

VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII – XIX

  

Ban-dắc với tác phẩm Tấn trò đời

  

Vích-to-Huy-gô với tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Pa-ri

  

Lép Tôn- xtôi với tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Mô-da

Bét-tô-ven

Ph. Sô-panh

Trai-cốp-xki

https://www.youtube.com/watch?v=EWy1tBO6HWI

(Thời lượng video: tùy vào tình hình thực tế giảng dạy trên lớp học)

  

Lê-vi-tan với tác phẩm Rừng bạch dương

  

V. Van Gốc với tác phẩm Đêm đầy sao

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

Văn học trong các thế kỉ XVIII – XIX phát triển rực rỡ với sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn.

- Tấn trò đời (Ban-dắc); Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ (Vích-to Huy-gô); Chiến tranh và hòa bình (Lép Tôn-xtôi).

- Pu-skin (Nga), S.Đích-ken (Anh),…

Phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội, đặt nền móng cho văn học hiện đại.

Nghệ thuật

Phát triển theo nhiều thể loại, phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.

- Âm nhạc: Mô-da, Giô-han Bách, Bét-tô-ven, Ph. Sô-panh,…

- Kiến trúc: Cung điện Véc-xai (thế kỉ XVIII) trở thành công trình kiến trúc cực kì đồ sộ và lộng lẫy.

- Mĩ thuật: Xuất hiện nhiều danh họa với các tác phẩm nổi tiếng như G.Đa-vít, Ơ.Đơ-la-roa (Pháp),…

→ Gắn bó với cuộc sống hiện thực.

=> Xem nhiều hơn:

 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LỊCH SỬ 8 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

 Giáo án powerpoint bài: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  • Nội dung của những câu thơ phản ánh điều gì?
  • Nêu một số hiểu biết của em về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến? Đó là những địa danh nào hiện nay?

 

4 câu thơ nhắc đến các địa danh:

  • Kinh Kỳ: kinh đô của Đại Việt, mảnh đất Thăng Long từ thời Lê - Trịnh sang thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.
  • Phố Hiến: Là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng Yên. Vào các thế kỷ XVII – XVIII, đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai.

BÀI 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ,  VĂN HÓA, TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 TÌNH HÌNH KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

  1. a) Nông nghiệp

Các em hãy đọc thông tin mục 1a SGK tr.40 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy giới thiệu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  1. a) Nông nghiệp

Đàng Ngoài

Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

Nông dân mất ruộng đất, nộp tô, thuế cho nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.

Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém, khiến nông dân phải đi phiêu tán.

Đàng Trong

 

Phát triển rõ rệt, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nông dân tích cực khai hoang.

Tình trạng nông dân mất ruộng chưa nghiêm trọng.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

 

TỔNG KẾT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

So sánh sự phát triển giữa hai Đàng. Vì sao có sự khác nhau đó?

Nguyên nhân

Ở Đàng Ngoài

  • Trong suốt hơn 50 năm của TK XVI, Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp qua 2 lần xung đột:
  • Bắc triều chịu sự hạch sách của nhà Minh, sự chống phá của dòng họ Vũ (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật,…).
  • Nhà Mạc quản lí đất canh tác ít hơn rất nhiều so với thời Lê sơ, quân đội duy trì ở mức độ cao.
  • Sau thời Mạc Đăng Doanh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Ở Đàng Trong

  • Đất đai rộng lớn, màu mỡ, dân cư còn thưa thớt, nằm xa các trung tâm xung đột.
  1. b) Thủ công nghiệp

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Các em hãy quan sát Hình 9.1 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về kĩ thuật sản xuất gốm nói riêng và sản xuất thủ công nghiệp của Đại Việt nói chung trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • Dòng gốm men lam xám đại diện cho phong cách gốm thời nhà Mạc, tiêu biểu là cây đèn gốm. Cây đèn có chiều cao 73,5 cm, đường kính miệng rộng 16,5 cm, đường kính đáy 22 cm, trọng lượng 12 kg; gồm 2 phần rời được khớp lại với nhau. Phần dưới cây đèn giống như một chiếc mai bình, phần trên như bông sen nở.
  • Cây đèn được trang trí hoa văn với các đề tài: rồng yên ngựa, rồng trong lá đề, răng cưa, vạch đứng song song, bông hoa tròn hình ngôi sao 8 cánh nhọn. Trên đèn có khắc thời gian tạo tác là 1852 – đời vua Mạc Mậu Hợp.
  • Hiện vật là bảo vật quốc gia.

Em hãy đọc thông tin mục 1b - SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

  1. b) Thủ công nghiệp
  • Duy trì hoạt động của quan xưởng để phục vụ nhu cầu của vua quan, binh lính.
  • Nghề thủ công trong nhân dân: phát triển mạnh mẽ.
  • Các làng nghề nổi tiếng: Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Lịch sử 8 Kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án lịch sử 8 kết nối, tải giáo án lịch sử 8 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 lịch sử 8 kết nối, tải giáo án word và điện tử lịch sử 8 kì 2 KNTT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay