Phiếu trắc nghiệm Mĩ thuật 9 kết nối Bài 3: Một số trào lưu của nghệ thuật đương đại thế giới

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Mĩ thuật 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Một số trào lưu của nghệ thuật đương đại thế giới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 2: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

BÀI 3: MỘT SỐ TRÀO LƯU CỦA NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

(11 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới là xu hướng

  1. sáng tạo không có mục đích.
  2. sáng tạo theo một mục đích và triết lí cụ thể.
  3. sáng tạo tự do.
  4. sáng tạo với mục đích phát triển bền vững.

Câu 2: Nghệ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thời gian nào?

  1. cuối thế kỉ 20 cho đến nay.
  2. đầu thế kỉ 18.
  3. trong khoảng cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20.
  4. khoảng thập niên 60 của thế kỉ 20 cho đến nay.

Câu 3: Chủ đề của những tác phẩm nghệ thuật đương đại thường phản ánh những vấn đề

  1. thời sự của xã hội đương đại theo những cách khác nhau.
  2. triết lí của xã hội theo các phương diện về cảm nhận, quan sát, lắng nghe.
  3. không có thật trong cuộc sống.
  4. thời sự của xã hội phong kiến theo các phương diện khác nhau.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là một số trào lưu nghệ thuật đương đại?

  1. Nghệ thuật sắp đặt.
  2. Nghệ thuật đương đại.
  3. Nghệ thuật trình diễn.
  4. Nghệ thuật hình ảnh động.

Câu 2: Quan sát hình ảnh và cho biết tác giả đã truyền tải đến thông điệp gì?

A. Chung tay bảo vệ môi trường không phải là việc làm của một cơ quan, tổ chức mà đó là ý thức của mỗi cá nhân.

B. Con người đã và đang tàn phá môi trường làm hại đến bản thân, động vật,...

C. Chất lượng không khí không đồng đều giữa các thành phố giàu và nghèo trên thế giới,...

D. Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường, cân bằng chất lượng không khí giữa các thành phố.

Michael Pinsky, Miền ô nhiễm (Pollution Pods), 2018, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt

Câu 3: Trong tác phẩm dưới đây, nghệ sĩ trình diễn ngồi trên ghế, đối diện là chiếc ghế trống. Trong buổi trình diễn, nghệ sĩ tương tác với khán giả khi đến ngồi ở ghế, cả hai cùng im lặng, trải nghiệm về khoảnh khắc hiện tại ngay tại thời gian và địa điểm của buổi trình diễn. Điều này có ý nghĩa gì?

A. Giúp khán giả có thể đến gần hơn với nghệ sĩ và mang đến những trải nghiệm, cảm xúc khác nhau.

B. Mang đến cảm xúc lạ lẫm, sự tương tác giữa khán giả và nghệ sĩ.

C. Giúp khán giả có cơ hội tiếp cận gần với nghệ sĩ biểu diễn.

D. Đem lại cảm giác bồn chồn, hồi hộp của khán giả khi được giao tiếp gần gũi với nghệ sĩ.

Marina Abramovic, Nghệ sĩ thực tại (The Artist is present), 2010, tác phẩm nghệ thuật trình diễn

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Khi thực hành một dạng thức của trào lưu nghệ thuật đương đại, cần làm gì trước khi tìm ý tưởng, vật liệu và hình thức thể hiện?

  1. xác định chi phí.
  2. xác định chủ đề và thời gian.
  3. xác định thông điệp và chi phí.
  4. xác định chủ đề và thông điệp.

Câu 2: Đâu là tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam tiêu biểu thuộc bộ sưu tập Post Vidai diễn ra vào tháng 6 – 8.2017 tại Sài Gòn?

Hình 1 - Mingus ở Mexico, 1990 (David Salle, 1952-)

Hình 2 - Hai đồng chí và em bé màu đỏ trong Series Huyết Thống, 1994 (Trương Hiểu Cương, 1958-.)

Hình 3 - Mây hóa thánh (Sanctified Clouds), 2012-15, Nguyễn Phương Linh

Hình 4 - Cánh đồng hạt Hướng Dương của nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị

  1. Hình 1.
  2. Hình 2.
  3. Hình 3.
  4. Hình 4.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Những đặc tính quen thuộc của nghệ thuật đương đại là

  1. Tính nghệ thuật, tính bền vững, tính tương tác, tính khái niệm, tính không nguyên bản.
  2. Tính site specific, tính không bền vững, tính tương tác, tính khái niệm, tính không nguyên bản.
  3. Tính site specific, tính không bền vững, tính tương tác, tính đàn hồi, tính nguyên bản.
  4. Tính không bền vững, tính tương tác, tính khái niệm, tính chất bắc cầu, tính đàn hồi.

Câu 2: Đâu là khởi điểm của các thực hành nghệ thuật đương đại ở Việt Nam?

  1. Cuộc trình diễn ngẫu hứng đầu tiên của Trương Tân năm 1994 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, quấn mình trong vải trắng và dây thừng, đứng tạo dáng như một pho tượng bị liệm.
  2. Nghệ sĩ Nguyễn Bảo Toàn với hai tác phẩm có quy mô lớn, hoành tráng, gợi về chiến tranh và tưởng niệm những người lính đã hi sinh trong chiến tranh.
  3. Triển lãm mang tên Đáo Xuân tại nhà sàn Gia Lâm, Hà Nội tạo ra không gian nghệ thuật tổng hợp công phu (kết hợp âm thanh, ánh sáng, dàn dựng sân khấu).
  4. Phạm Ngọc Dương sử dụng hình ảnh của hoa, bướm, sâu bọ để làm nên một số tác phẩm gây ấn tượng thị giác đặc biệt, màu sắc và chất liệu mang tính pop art cao.

Câu 3: Bảo tàng Nghệ thuật đương đại đầu tiên ở Việt Nam là

  1. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
  2. Bảo tàng Áo dài.
  3. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
  4. Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Flamingo (Flamingo Contemporary Art Museum - FCAM)

 

=> Giáo án Mĩ thuật 9 kết nối Bài 3: Một số trào lưu của nghệ thuật đương đại thế giới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Mĩ thuật 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay