Phiếu trắc nghiệm Tin học 6 kết nối Ôn tập Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1

Câu 1: Thông tin là gì trong lĩnh vực máy tính?

  1. Thông tin là dữ liệu được tổ chức và có ý nghĩa.
  2. Thông tin là tập hợp các phần tử số học được sử dụng để tính toán và xử lý dữ liệu.
  3. Thông tin là các thiết bị vật lý như máy tính và máy chủ.
  4. Thông tin không liên quan đến lĩnh vực máy tính.

 

Câu 2: Công cộng là gì trong lĩnh vực máy tính?

  1. Công cộng là khái niệm chỉ các tài liệu và thông tin được chia sẻ công khai.
  2. Công cộng là một dạng mạng máy tính riêng chỉ dành cho sử dụng của một số người.
  3. Công cộng là tên gọi khác của máy tính cá nhân.
  4. Công cộng không liên quan đến lĩnh vực máy tính.

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết.
  2. Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.
  3. Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
  4. Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.

 

Câu 4: Có bao nhiêu “byte” tạo thành một “Kilobyte”?

  1. 8
  2. 64
  3. 1024
  4. 2048

 

 

Câu 5: Có bao nhiêu “byte” tạo thành một “Megabyte”?

  1. 8
  2. 64
  3. 1048576
  4. 2048

 

 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Thông tin là kết quả của việc xử li dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
  2. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.
  3. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
  4. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.

 

Câu 7: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?

  1. Giấy.
  2. Cuộn phim.
  3. Thẻ nhớ.
  4. Xô, chậu.

 

Câu 8: Một MB xấp xỉ bao nhiêu byte?

  1. Một triệu byte
  2. Một nghìn byte
  3. Một tỉ byte
  4. Một nghìn tỉ byte

 

Câu 9: Các hoạt động xử li thông tin gồm:

  1. Đầu vào, đầu ra.
  2. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền.
  3. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận.
  4. Mở bài, thân bài, kết luận.

 

Câu 10: Phương án nào sau đây là thông tin?

  1. Các con số thu thập được qua cuộc điều tra dân số.
  2. Kiến thức về phân bố dân cư.
  3. Phiếu điều tra dân số.
  4. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.

 

Câu 11: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là gì?

  1. dữ liệu được lưu trữ.
  2. thông tin vào.
  3. thông tin ra.

D .thông tin máy tính.

 

Câu 12: Theo bảng chỉ dẫn, Lan biết được từ  vị trí mà mình đang đứng để đến được Nhà ga đi cáp treo (10) thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng. Điều Lan nhận biết được gọi là:

  1. Vật mang tin
  2. thông tin
  3. dữ liệu
  4. vật mang tin, thông tin và dữ liệu

 

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?

  1. Thực hiện nhanh và chính xác.
  2. Suy nghĩ sáng tạo
  3. Lưu trữ lớn
  4. Hoạt động bền bỉ

 

Câu 14: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?

  1. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp
  2. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu
  3. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học
  4. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ

 

Câu 15: Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?

  1. Byte
  2. Digit
  3. Kilobyte
  4. Bit

 

Câu 16: Bao nhiêu “bit” tạo thành một “byte”?

  1. 8
  2. 9
  3. 32
  4. 36

 

Câu 17: Thẻ nhớ sau có dung lượng là bao nhiêu?

  1. 32MB
  2. 32 KB
  3. 32 GB
  4. 32 B

 

Câu 18: Hành động ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy được gọi là:

  1. Thu nhận thông tin
  2. Xử lí thông tin
  3. Truyền thông tin
  4. Lưu trữ thông tin

 

Câu 19: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?

  1. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp
  2. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu
  3. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học
  4. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ

 

 

Câu 20: Khi đang tham gia giao thông trên đường, nhìn thấy đèn  tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, Lan dùng lại trước vạch kẻ đường? Chọn đáp án đúng:

  1. Dữ liệu là đèn giao thông chuyển sang màu đỏ
  2. Dữ liệu là khi đèn đỏ Lan dừng xe trước vạch kẻ đường
  3. Đèn tín hiệu giao thông vừa là dữ liệu, vừa là thông tin
  4. Đèn tín hiệu giao thông là thông tin, Lan nhận biết và dừng lại là dữ liệu

 

Câu 21: “Khi đi du lịch, Nam gặp cảnh đẹp nên đã chụp lại rồi chia sẻ cho các bạn cùng xem”. Chọn đáp án  sai:

  1. Thông tin là Nam nhận biết được cảnh đẹp
  2. Thông tin là Nam chụp ảnh và chia sẻ cho bạn cùng xem
  3. Dữ liệu là cảnh vật nơi Nam đến du lịch
  4. Dữ liệu là bức ảnh mà Nam chụp khi đi du lịch

 

Câu 22: Theo em,  khả năng xử lí thông tin của máy tính có gì vượt trội hơn so với con người?

  1. Xử lí nhanh
  2. Xử lí chính xác
  3. Làm việc không biết mệt mỏi
  4. Không tư duy sáng tạo được

 

Câu 23: Dữ liệu trong máy tính được mã hóa thành dãy bit vì:

  1. Dãy bit đáng tin cậy hơn
  2. Máy tính chỉ làm việc với hai kí tự 0 và 1
  3. Dãy bit được xử lí dễ dàng hơn
  4. Dãy bit chiếm ít dung lượng nhớ hơn

Câu 24: Dự báo thời tiết trong một tuần ở địa phương A được cho ở bảng sau:

Hãy chọn câu đúng:

  1. Các hình ảnh trong bảng là thông tin
  2. Câu “Địa phương A có mưa vào thứ tư và có nắng vào chủ nhật “ là thông tin
  3. Bảng trên chứa thông tin dạng hình ảnh, âm thanh, chữ và số
  4. Cả ba đáp án A, B và C đều đúng.

Câu 25: Dãy bit “011111110” là của hàng nào trong hình dưới đây (quy ước: màu đen là 1 và màu trắng là 0).

  1. Hàng 2, hàng 4 từ trên xuống
  2. Hàng 2, hàng 5 từ trên xuống
  3. Hàng 3, hàng 4 từ trên xuống
  4. Hàng 4, hàng 5 từ trên xuống

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay