Trắc nghiệm bài 15: Thuật toán
Tin học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Thuật toán. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint tin học 6 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu





1. NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1. Sơ đồ khối của thuật toán là:
A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính
B. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng
C. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện
D. ngôn ngữ tự nhiên
Câu 2. Sơ đồ thuật toán được biểu diễn như hình bên là thuật toán:
A. liệt kê
B. sơ đồ khối
C. hỗn hợp
D. sắp xếp
Câu 3. Đâu không phải là thành phần của một thuật toán cơ bản:
A. Thông tin đầu vào (Input)
B. Thông tin đầu ra (Output)
C. Mũi tên chỉ hướng thực hiện
D. Cả A và B đều đúng
Câu 4. Theo em có mấy cách để mô tả một thuật toán?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5. Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
D. Vẽ sơ đồ khối không ton thời gian.
Câu 6. Thuật toán có thể được mô tả bằng:
A. ngôn ngữ viết
B. ngôn ngữ kí hiệu
C. ngôn ngữ logic toán học
D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối
Câu 7. Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa:
A. Bắt đầu hoặc Kết thúc
B. Đầu vào hoặc Đầu ra
C. Bước xử lí
D. Chỉ hướng thực hiện tiếp theo
Câu 8. Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa:
A. Bắt đầu hoặc Kết thúc
B. Chỉ hướng thực hiện tiếp theo
C. Bước xử lí
D. Đầu vào hoặc Đầu ra
Câu 9. Mục đích của sơ đồ khối là gì?
A. Để mô tả chi tiết một chương trình.
B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán.
C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán.
D. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.
Câu 10. Thuật toán là gì?
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
C. Một ngôn ngữ lập trình.
D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.
Câu 11. Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?
A. Sử dụng các biến và dữ liệu.
B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.
D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:
A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển
C. một bài hát mang âm điệu dân gian
D. một bản nhạc tình ca
Câu 2. Em hãy chọn các câu đúng?
A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu đầu ra
C. Thuật toán có đầu vào là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
D. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu.
Câu 3. Câu nào sau đây sai khi nói về vai trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?
A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi trong sơ đồ khối.
B. Mũi tên được sử dụng để chỉ hướng thực hiện tiếp theo.
C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ
D. Tất cả các đáp án trên sai
Câu 4. “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:
A. hai số a, b
B. số lớn hơn
C. số bé hơn
D. số bằng nhau
Câu 5. “Thuật toán nhân đôi số a”. Đầu ra là:
A. Số a
B. giá trị a
C. giá trị 2 x a
D. giá trị 4 x a
Câu 6. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản nhạc hay.
B. Một bức tranh đầy màu sắc.
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
D. Một bài thơ lục bát.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.
C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1. Mẹ dặn Nam ở nhà nấu cơm và nhớ thực hiện tuần tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện, gạo, nước
Bước 2: Cho gạo và nước với tỉ lệ phù hợp vào nồi
Bước 3: Cắm điện, bật nút nấu
Bước 4: Cơm chín, đánh tơi cơm
Các bước trên được gọi là:
A. Bài toán
B. Người lập trình
C. Máy tính điện tử
D. Thuật toán
Câu 2. Ngoài cách mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên, thuật toán còn có thể được mô tả bằng:
A. sơ đồ khối
B. sơ đồ tư duy
C. bảng biểu
D. sơ đồ cây
Câu 3. Cho dãy các thao tác sau đây:
a) Max <- a
b) Nếu Max < b thì Max <- b
c) Nhập a, b
d) Thông báo Max và kết thúc
Sắp xếp thứ tự các thao tác để nhận được thuật toán tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên a và b:
A. c – a – b – d
B. a – b – c – d
C. c – d – a – b
D. c – b – d – a
Câu 4. Quan sát sơ đồ sau:
Đầu ra của thuật toán là:
A. cho hai số a, b
B. tính tổng của hai số a và b
C. hiệu giá trị a và b
D. Một đáp án khác
Câu 5. Cho các bước sau:
Sắp xếp các bước theo thứ tự đúng:
A. 1 – 3 – 2 – 4 – 6 - 5
B. 1 – 2 – 5 – 6 – 1 - 4
C. 1 – 3 – 2 – 4 – 6 - 5
D. 1 – 4 – 2 – 3 – 6 – 5
Câu 6. Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:
(1) Rửa sạch bàn chải.
(2) Súc miệng.
(3) Chải răng.
(4) Cho kem đánh răng vào bàn chải.
Trật tự sắp xếp đúng là:
A. (1) (2) (3) (4)
B. (4) (3) (2) (1)
C. (2) (3) (1) (4)
D. (4) (2) (1) (3)
Câu 7. Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?
A. Đánh răng.
B. Thay quần áo.
C. Đi tắm.
D. Ra khỏi giường.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Sắp xếp thứ tự các hình được đánh số trong hình sau để được thuật toán tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b.
(1) Nhập a, b
(2) Bắt đầu
(3) Tổng <- a + b
(4) Chu vi <- Tổng x 2
(5) Kết thúc
(6) Giá trị chu vi của hình chữ nhật
Thứ tự sắp xếp đúng là:
A. (2) – (3) – (1) – (4) – (6) – (5)
B. (2) – (1) – (3) – (4) – (6) – (5)
C. (2) – (1) – (4) – (3) – (6) – (5)
D. (2) – (1) – (3) – (6) – (4) – (5)
Câu 2. Ai là cha đẻ của thuật toán:
A. Antonio Meucci
B. Philo Farnsworth
C. Alan Mathison Turing
D. Nicholas-Joseph Cugnot