Phiếu trắc nghiệm Tin học 6 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint tin học 6 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN:
Câu 1: Trong tin học, "dữ liệu" được hiểu là gì?
A. Những biểu đồ thể hiện thông tin có sẵn.
B. Các ký hiệu, con số, hình ảnh, âm thanh… chưa qua xử lý.
C. Các quyết định dựa trên đánh giá dữ liệu.
D. Những nội dung giúp con người hiểu rõ bản thân
Câu 2: Điều nào dưới đây mô tả đúng về “thông tin”?
A. Những bảng số liệu chưa có ý nghĩa.
B. Các tín hiệu máy tính chưa được mã hóa.
C. Các con số thô chưa có giá trị sử dụng.
D. Nội dung giúp con người hiểu thêm về thế giới và bản than.
Câu 3: Xét câu: "Tháng 3, công ty đạt doanh số 700 triệu đồng." – đâu là dữ liệu?
A. Cả câu là thông tin, không có dữ liệu.
B. “700 triệu đồng” là thông tin đã xử lý.
C. “700 triệu đồng” là dữ liệu.
D. “Công ty đạt doanh số” là dữ liệu
Câu 4: Câu nào sau đây thể hiện đúng nhất bản chất của dữ liệu?
A. Dữ liệu luôn mang giá trị sử dụng ngay.
B. Dữ liệu là các yếu tố rời rạc chưa qua phân tích.
C. Dữ liệu là sản phẩm cuối cùng sau xử lý.
D. Dữ liệu là các báo cáo đã tổng hợp
Câu 5: Trong câu: "Công ty bán được 2000 sản phẩm, mỗi sản phẩm giá 10 triệu đồng.", đâu là thông tin và đâu là dữ liệu?
A. Cả câu là thông tin đã phân tích.
B. Dữ liệu là "2000 sản phẩm" và "10 triệu đồng", thông tin là doanh thu.
C. Dữ liệu là doanh thu, thông tin là số lượng.
D. Dữ liệu là thông tin tổng hợp.
Câu 6: Tại sao khi xử lý thông tin cần phân loại dữ liệu?
A. Để giảm bớt số lượng dữ liệu cần lưu.
B. Giúp sắp xếp và tổ chức dữ liệu hiệu quả.
C. Chỉ giúp hiển thị dữ liệu tốt hơn.
D. Không cần thiết trong xử lý dữ liệu.
Câu 7: Khi phân tích thông tin để ra quyết định, điều gì là quan trọng?
A. Không cần phân tích, chỉ cần lưu trữ dữ liệu.
B. Tìm kiếm dữ liệu nhưng không cần đánh giá.
C. Phân tích giúp hiểu vấn đề và hỗ trợ quyết định đúng đắn.
D. Phân tích chỉ phục vụ mục đích học thuật
Câu 8: Việc truyền thông tin trong hệ thống xử lý thông tin có ý nghĩa gì?
A. Truyền để tiết kiệm không gian lưu trữ.
B. Truyền chỉ dành cho dữ liệu bí mật.
C. Truyền thông tin giúp lan tỏa hiểu biết đến nhiều người.
D. Không có vai trò trong xử lý thông tin
Câu 9: Làm thế nào để đảm bảo kết quả xử lý dữ liệu là chính xác?
A. Sử dụng công cụ tin cậy để phân tích dữ liệu.
B. Xử lý nhanh chóng và bỏ qua kiểm tra.
C. Không cần kiểm chứng nếu dữ liệu lớn.
D. Chỉ cần lưu trữ dữ liệu là đủ
Câu 10: Vì sao cần lọc dữ liệu trước khi phân tích?.
A. Giảm kích thước tệp tin là mục tiêu duy nhất.
B. Lọc dữ liệu chỉ dùng cho hệ thống cũ.
C. Để loại bỏ dữ liệu không liên quan hoặc sai lệch.
D. Việc lọc là không cần thiết trong xử lý
Câu 11: Bộ nhớ trong máy tính có vai trò gì?
A. Lưu trữ dữ liệu và chương trình.
B. Phát tán thông tin trên mạng.
C. Xử lý hình ảnh.
D. Nhận dạng giọng nói
Câu 12: Thiết bị nào dưới đây không thuộc bộ nhớ máy tính?
A. Ổ đĩa cứng.
B. Thẻ nhớ USB.
C. Chuột máy tính.
D. Đĩa DVD
Câu 13: Những thiết bị nào được xếp vào nhóm “thiết bị vào” của máy tính?
A. Bàn phím và chuột.
B. Màn hình và loa.
C. Ổ cứng và RAM.
D. Máy in và máy chiếu.
Câu 14: Phát biểu nào đúng về vai trò của máy tính?
A. Thiết bị giúp ghi chép thủ công.
B. Máy ghi âm dùng trong học tập.
C. Thiết bị hỗ trợ xử lý thông tin hiệu quả cho con người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: Điều nào dưới đây không nằm trong khả năng của máy tính?
A. Tính toán với tốc độ cao.
B. Lưu dữ liệu dung lượng lớn.
C. Giao tiếp cảm xúc như con người.
D. Xử lý văn bản, hình ảnh
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Tình huống:
“Bạn Hưng đang chuẩn bị tham gia cuộc thi chạy 100m. Trước vạch xuất phát, bạn ấy chăm chú lắng nghe hiệu lệnh và quan sát tín hiệu còi báo. Khi tiếng còi vang lên, bạn lập tức phản xạ, bật khỏi vạch và bứt tốc với tất cả sức lực. Sau đó, khi đến gần vạch đích, bạn cảm nhận sự mệt mỏi tăng dần và điều chỉnh bước chạy để về đích an toàn.”
Nhận định:
a. Thính giác bạn Hưng tiếp nhận âm thanh từ còi báo và truyền tín hiệu về não để xử lý.
b. Hành động bật khỏi vạch xuất phát hoàn toàn là phản xạ tự nhiên, không liên quan đến xử lý thông tin.
c. Não bạn Hưng phân tích tín hiệu và ra quyết định hành động phù hợp như tăng tốc hoặc giảm nhịp thở.
d. Việc thay đổi bước chạy gần vạch đích là do bộ phận cơ thể tự điều chỉnh, không liên quan đến hệ thần kinh.
Câu 2: Tình huống:
“Một bạn học sinh đang lập trình trò chơi đơn giản trên máy tính. Trong trò chơi có nhiều loại dữ liệu như âm thanh nền, hình ảnh nhân vật, điểm số và trạng thái chiến thắng. Khi trò chơi chạy, các thông tin này được xử lý bởi máy tính dưới dạng mã hóa nhị phân.”
Nhận định:
a. Tất cả các loại dữ liệu trong trò chơi như âm thanh, hình ảnh, văn bản đều được mã hóa thành dãy bit.
b. Mỗi ký tự trong văn bản như "Game Over" đều có thể được mã hóa bằng bảng mã nhị phân như ASCII.
c. Âm thanh và hình ảnh không thể được xử lý bằng máy tính vì không phải dạng số liệu.
d. Việc xử lý điểm số trong trò chơi cũng được thực hiện trên dữ liệu nhị phân.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................