Phiếu trắc nghiệm Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài Giao tiếp và tính nhân văn trong ứng xử trên không gian mạng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 12 - Tin học ứng dụng cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Giao tiếp và tính nhân văn trong ứng xử trên không gian mạng. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
BÀI: GIAO TIẾP VÀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG ỨNG XỬ
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
(18 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Mạng xã hội được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là
A. Whatsapp.
B. Viber.
C. Facebook.
D. Telegram.
Câu 2: Khái niệm nào dùng để chỉ việc nhận diện thông tin không chính xác hoặc giả mạo trên mạng?
A. Phân tích dữ liệu
B. Cập nhật dữ liệu
C. Xác thực thông tin
D. Tạo nội dung
Câu 3: Những hành vi nào sau đây là không phù hợp khi giao tiếp trong không gian mạng?
A. Tôn trọng quan điểm và ý kiến của người khác
B. Gửi tin nhắn xúc phạm hoặc đe dọa
C. Cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị
D. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác
Câu 4: Hành vi nào là không phù hợp trong việc bình luận trên diễn đàn trực tuyến?
A. Tôn trọng các quan điểm khác nhau
B. Đưa ra nhận xét mang tính xây dựng
C. Sử dụng lời lẽ xúc phạm và công kích cá nhân
D. Cung cấp phản hồi hữu ích cho cuộc thảo luận
Câu 5: Phần mềm nào dưới đây thường được sử dụng để tạo và quản lý mật khẩu an toàn?
A. Google Chrome
B. Password Manager
C. Adobe Reader
D. Microsoft Office
Câu 6: Để duy trì sự lịch sự và tôn trọng trong giao tiếp qua mạng, bạn nên làm gì?
A. Tham gia vào các cuộc tranh cãi không cần thiết
B. Phớt lờ cảm xúc của người khác
C. Chỉ gửi các tin nhắn ngắn gọn và không quan tâm đến ý nghĩa
D. Đọc kỹ và suy nghĩ trước khi gửi tin nhắn hoặc bình luận
Câu 7: Khi gửi tin nhắn trên các nền tảng nhắn tin tức thì, điều gì sau đây là quan trọng nhất?
A. Sử dụng các biểu tượng cảm xúc
B. Sử dụng ngôn ngữ không chính thức
C. Gửi tin nhắn dài và chi tiết
D. Truyền tải thông điệp rõ ràng và chính xác
Câu 8: Khi giao tiếp trong nhóm trực tuyến, bạn nên làm gì để duy trì tính nhân văn?
A. Lời lẽ khiêu khích và gây căng thẳng
B. Giao tiếp một cách công bằng và tôn trọng tất cả các thành viên
C. Tôn trọng quan điểm cá nhân của mình mà không cần lắng nghe người khác
D. Lờ đi các ý kiến và cảm xúc của các thành viên khác
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Khi tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến, cách nào giúp bảo vệ sự tôn trọng và tính nhân văn?
A. Tham gia vào các cuộc tranh cãi không cần thiết
B. Đưa ra các ý kiến phản bác một cách tích cực và xây dựng
C. Tránh giao tiếp với những người có quan điểm khác
D. Sử dụng ngôn từ xúc phạm khi không đồng ý
Câu 2: Chức năng của tường lửa (Firewall) là gì?
A. Tăng tốc độ mạng
B. Ngăn chặn truy cập không mong muốn và bảo vệ hệ thống
C. Cập nhật phần mềm hệ thống
D. Quản lý băng thông mạng
Câu 3: Khi gặp thông tin không chính xác hoặc giả mạo trên mạng, bạn nên làm gì?
A. Chia sẻ ngay lập tức để mọi người cùng biết
B. Xác thực thông tin từ các nguồn đáng tin cậy trước khi chia sẻ
C. Bỏ qua và không quan tâm
D. Gửi thông tin sai lệch đến nhiều người hơn
Câu 4: Mã hóa dữ liệu giúp bảo vệ thông tin trong giao tiếp mạng bằng cách nào?
A. Tăng tốc độ truyền tải
B. Đảm bảo thông tin không bị đọc trộm
C. Giảm kích thước dữ liệu
D. Tăng cường độ chính xác của dữ liệu
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (1 CÂU)
Câu 1. Giao tiếp qua không gian mạng được thực hiện bằng các phương tiện kĩ thuật số.
a. Giao tiếp qua không gian mạng không bị hạn chế về thời gian và khoảng cách.
b. Hầu hết giao tiếp qua không gian mạng là giao tiếp đồng bộ.
c. Quá trình giao tiếp qua không gian mạng có thể bị gián đoạn do đường truyền Internet.
d. Dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng để giao lưu dẫn đến ít trải nghiệm cuộc sống thực, ngây ngô trong giao tiếp, khó hoà nhập với cộng đồng.
Đáp án:
a. Đ
b. S
c. Đ
d. Đ
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------