Phiếu trắc nghiệm Toán 7 chân trời Ôn tập Chương 9: Một số yếu tố xác suất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 9: Một số yếu tố xác suất. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 9. MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT

Câu 1: Xác suất của một sự kiện không bao giờ xảy ra là:

  1. 1
  2. 0
  3. 0,5
  4. 0,25

Câu 2: Xác suất khi tung một con xí ngầu có mặt chấm lẻ là:

  1. 0
  2. 0,25
  3. 1
  4. 0,5

Câu 3: Nếu bạn rút một lá bài từ bộ bài Tây, xác suất để lá bài đó là một quân bài đầu người là?

Câu 4: Bạn đang tung một đồng xu. Nếu bạn tung 2 lần liên tiêp, xác suất để ít nhất một lần xuất hiện mặt xấp là bao nhiêu?

Câu 5: Bạn đang chơi một trò chơi may rủi. Xác suất để bạn thắng là 0,25. Xác suất để bạn thua là bao nhiêu?

  1. 0,5
  2. 0,75
  3. 0,25
  4. 0,1

Câu 6: An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1”.

  1. 0
  2. 1

 

Câu 7: Xác suất của biến cố A trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp bằng  với n(A) là số các kết quả thuận lợi cho biến cố A; n là:

  1. Xác suất của biến cố A
  2. Số các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra
  3. Số các kết quả không thể xảy ra của A
  4. Số các kết quả có thể xảy ra của A

 

Câu 8: Biến cố ngẫu nhiên là:

  1. biến cố luôn xảy ra
  2. biến cố không bao giờ xảy ra
  3. biến cố xảy ra tùy vào trường hợp khác nhau
  4. biến cố không biết trước là nó có xảy ra hay không

 

Câu 9: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp S = {1; 3; 5; 7; 9}. Biến cố chắc chắn là

  1. Biến cố A: “Số chọn được là số lẻ”
  2. Biến cố B: “Số chọn được là số 1”
  3. Biến cố C: “Số chọn được là số chẵn”
  4. Biến cố D: “Số chọn được là số 3”

 

Câu 10: Sự kiện nào sau đây không phải là một biến cố ngẫu nhiên?

  1. Giéo xúc xắc
  2. Đếm số quả táo trong một chiếc giỏ đựng táo
  3. Rút thẻ trong hộp và đọc số thẻ
  4. Tung đồng xu

 

Câu 11: Một chiếc bình thủy tinh đựng 1 ngôi sao giấy màu tím, 1 ngôi sao giấy màu xanh, 1 ngôi sao giấy màu vàng, 1 ngôi sao giấy màu đỏ. Các ngôi sao có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 ngôi sao từ trong bình. Cho biến cố Y: “Lấy được 1 ngôi sao màu tím hoặc màu đỏ”. Xác suất của biến cố Y là:

  1. 1

 

Câu 12: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Gọi M là biến cố: “Gieo được mặt có số chấm là ước của 4”. Xác suất của biến cố M là:

  1. P(M) =
  2. P(M) =
  3. P(M) =
  4. P(M) =

 

Câu 13: Xác suất của biến cố: “Rút được tấm thẻ ghi số nhỏ hơn 13 trong một hộp đựng tám tấm thẻ ghi các số 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12” là:

 

Câu 14: Thực hiện gieo một con xúc xắc. Xác suất của biến cố: “Gieo được mặt 7 chấm” là:

  1. 1
  2. 0

 

Câu 15: Các chuyên gia nhận định về trận đấu bóng giữa 2 đội bóng A và B: Đội A có khả năng thắng là 45%, xác suất thua là 45%, xác suất hòa là 10%. Hỏi theo nhận định trên, đội nào có khả năng thắng cao hơn?

  1. hai đội hòa nhau
  2. đội A
  3. đội B
  4. Chưa kết luận được

 

Câu 16: Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7 là biến cố gì?

  1. biến cố không thể
  2. biến cố ngẫu nhiên
  3. biến cố chắc chắn
  4. các đáp án trên đều đúng

 

Câu 17: Biến cố “Ở Hà Nội, ngày mai Mặt Trời sẽ mọc ở hướng đông” là biến cố loại gì?

  1. Biến cố chắc chắn
  2. Biến cố ngẫu nhiên
  3. Biến cố không thể
  4. Các đáp án trên đều đúng

 

Câu 18: Biến cố “Đến năm 2030, con người tìm được thuốc chữa ung thư” là biến cố nào trong các biến cố sau đây?

  1. Biến cố không thể
  2. Biến cố ngẫu nhiên
  3. Biến cố chắc chắn
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

 

Câu 19: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ. Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra?

  1. 1, 2
  2. 5
  3. 1, 2, 3, 4, 5
  4. 1, 2, 3

 

Câu 20: Gieo ngẫu nhiên ba đồng xu phân biệt một lần. Kí hiệu S, N lần lượt chỉ đồng xu lật mặt sấp, lật mặt ngửa. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Có ít nhất hai đồng xu xuất hiện mặt ngửa” là:

  1. NNS, NSN, SNN
  2. N, N, N
  3. N, N, S
  4. NNS, NSN, SNN, NNN

 

Câu 21: Trong một ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ và 1 bút đen. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống. Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.

  1. X = {đỏ - hồng; đỏ - đen}
  2. X = {đỏ - xanh; đỏ - đen}
  3. X = {đỏ - vàng; đỏ - đen}
  4. X = {đỏ - vàng; đỏ - xanh}

 

Câu 22: Mỗi hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn 10”. Nêu tập hợp những kết quả xảy ra của biến cố đó.

  1. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}
  2. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11}
  3. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 12}
  4. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

 

Câu 23: Một chiếc hộp chứa 5 quả cầu màu đỏ và 9 quả cầu màu vàng. Các quả cầu có kích thước và trọng lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên hai quả cầu từ trong hộp. Xác suất của biến cố A: “Lấy được hai quả cầu màu trắng” là:

  1. P(A) = 0
  2. P(A) = 1
  3. P(A) =
  4. P(A) =

 

Câu 24: Kết quả thi môn Toán giữa học kì 1 của học sinh lớp 7A được cho ở biểu đồ sau.

Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh lớp 7A. Xác suất để học sinh đó đạt số điểm trong khoảng nào là cao nhất?

  1. 6,5 - 8 điểm
  2. 5 - 6,5 điểm
  3. 1 - 5 điểm
  4. 8 - 10 điểm

Câu 25: Một đại lý bán nước ngọt thống kê lại số thùng nước ngọt các loại mà đại lý đó bán được trong 6 tháng đầu năm. Kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Chọn ngẫu nhiên 1 tháng trong 6 tháng đầu năm để xem kết quả bán được. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

  1. A: “Số lượng thùng nước ngọt bán ra trong một tháng được chọn không vượt quá 250 thùng”
  2. B: “Số lượng thùng nước ngọt bán ra trong một tháng được chọn luốn lớn hơn 100 thùng”
  3. C: “Số lượng thùng nước ngọt bán ra trong một tháng được chọn luôn nhỏ hơn 300 thùng”
  4. D: “Số lượng thùng nước ngọt bán ra trong một tháng được chọn bằng 120 thùng”

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay