Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối ôn tập chương 3: Điện trường (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Điện trường (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

 

Câu 1: Chọn phát biểu sai

  1. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại 1 điểm
  2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
  3. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau
  4. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau

Câu 2: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường là

  1. 5,12mm
  2. 0,256m
  3. 5,12m
  4. 2,56mm

Câu 3: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  1. 5000 J.            
  2. – 5000 J.          
  3. 5 mJ.                         
  4. – 5 mJ.

Câu 4: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là - 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?

  1. 1000  V.           
  2. -1000 V.                    
  3. 2500 V.            
  4. - 2500 V.

Câu 5: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

  1. 40 μC.             
  2. 1 μC.               
  3. 4 μC.               
  4. 0,1 μC.

Câu 6: Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:

  1. F =
  2. F =
  3. F =
  4. F =

Câu 7: Chọn phát biểu sai?

  1. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.
  2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
  3. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  4. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau.

Câu 8. Cường độ điện trường là đại lượng

  1. vô hướng, có giá trị dương.
  2. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm.      
  3. véctơ, phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích dương.      
  4. vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.

Câu 9. Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

  1. hướng ra xa nó.
  2. hướng về phía nó.     
  3. phụ thuộc độ lớn của nó.     

Câu 10: Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

  1. Lực điện trường thực hiện công dương.
  2. Lực điện trường thực hiện công âm.
  3. Lực điện trường không thực hiện công.
  4. Không xác định được công của lực điện trường.

Câu 11: Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động

A.dọc theo một đường sức điện.

B.dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.

C.từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.

D.từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.

  1. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 12: Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là

  1. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.
  2. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
  3. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối một đường sức.
  4. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức tính theo chiều đường sức điện.

 

Câu 13: Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = Fscos, trong đólà góc giữa hướng của đường sức và hướng của độ dời s. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa góc và công của lực điện?

  1. α <  900thì A > 0.
  2. α >  900thì A < 0.
  3. điện tích dịch chuyển ngược chiều một đường sức thì A = F.s.
  4. điện tích dịch chuyển dọc theo chiều một đường sức thì A = F.s.

Câu 14: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng

  1. 1 J.C.     
  2. 1 J/C.     
  3. 1 N/C.    
  4. 1. J/N.

 

Câu 15: Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:

  1. công của lực điện.
  2. điện thế.
  3. hiệu điện thế.
  4. cường độ điện trường.

Câu 16: 1pF bằng

  1. 10-9F.             
  2. 10-12F.            
  3. 10-6F.              
  4. 10-3F.

Câu 17: Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  1. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  2. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  3. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 18: Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

  1. 54.10-2N.
  2. 1,8.10-2N.
  3. 5,4.10-3N.
  4. 2,7.10-3N.

Câu 19: Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 2000 V/m theo chiều từ phải sang trái. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là

  1. 2000 V/m, hướng từ trái sang phải.         
  2. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
  3. 1000 V/m, hướng từ phải sang trái.         
  4. 1000 V/m hướng từ trái sang phải.

Câu 20: Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V.

  1. 5000 J.            
  2. - 5000 J.          
  3. 5 mJ.               
  4. - 5 mJ.

Câu 21: Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:

  1. 2.10-7C
  2. 2.10-3C
  3. -2.10-7C
  4. -2.10-3C

Câu 22: Hai điện tích điểm q1=9.10-8C ; q2=-9.10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 25cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM=15cm ; BM = 20cm là:

  1. 36000 V/m
  2. 413,04 V/m
  3. 20250 V/m
  4. 56250 V/m

Câu 23: Một quả cầu tích điện có khối lượng 0,1g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng, đứng cạnh nhau d =1 cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U =1000V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α = 100. Điện tích của quả cầu bằng:

  1. q0 = 1,33.10-9C
  2. q0 = 1,31.10-9C
  3. q0 = 1,13.10-9C
  4. q0 = 1,76.10-9C

Câu 24: Một electron bay với động năng 410eV (1eV = 1,6.10-19J) từ một điểm có điện thế V1 = 600V theo hướng đường sức điện. Hãy xác định điện thế tại điểm mà ở đó electron dừng lại. Cho qe = -1,6.10-19C , me = 9,1.10-31kg?

  1. 190V
  2. 790V
  3. 1100V
  4. 250V

Câu 25: Một electron chuyển động dọc theo một đường sức điện trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120V. Biết rằng electron được đặt không vận tốc ban đầu cách bản điện tích dương 1,5cm. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm. Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C, khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. Vận tốc của electron khi đến bản dương là:

  1. 2,425.106m/s
  2. 2,425.105m/s
  3. 5,625.106m/s
  4. 5,625.105m/s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay