Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối Bài 25: Năng lượng và công suất điện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Năng lượng và công suất điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
CHƯƠNG IV: DÒNG ĐIỆN. MẠCH ĐIỆNBÀI 25: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Công suất định mức của các dụng cụ điện là
- công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
- công suất trung bình của dụng cụ đó.
Câu 2: Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là
- A = U.I.t.
- A=E It .
- A = I.tU .
- A = U.It .
Câu 3: Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là
- P = It
- P = E It
- P = E I
- P = UI
Câu 4: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?
- Ôm kế.
- Vôn kế.
- Công tơ điện.
- Oát kế.
Câu 5: Đơn vị của công suất điện là
A.Oát.
- Vôn.
C.Ampe.
- Jun.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng tiêu thụ?
A.kWh.
B.V.
C.A.
- Ω.
Câu 7: Chọn câu đúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với
- cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- bình phương cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- bình phương hiệu điện thế hai đầu dây dẫn, thời gian dòng điện chạy qua, điện trở đoạn mạch.
- hiệu điện thế hai đầu dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 8: Biểu thức của định luật Jun – Len xơ là
A.A = U.I.t
- P = UI
- Q = I2.R.t
- P = I2R
Câu 9: Một số điện (1 kWh) trên công tơ điện là
A.3600J.
B.3,6.106J.
C.360kJ.
- 3,6 kJ.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A.25 phút.
- 140 phút.
C.40 phút.
- 10 phút.
Câu 2: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng
- 2000J.
- 5J.
C.120kJ.
- 72kJ
Câu 3: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo điện năng tiêu thụ
Câu 4: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
- 48 kJ.
- 24 J.
- 24000 kJ.
- 400 J.
Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 12 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là
- 50 C.
- 20 C.
- 20 C.
- 6 C.
Câu 6: Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là
- 5,22 A.
- 522522 A.
- 511511 A.
- 1,21 A.
Câu 7: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100 Ω và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A. Nhiệt lượng tỏa ra khi sử dụng bếp trong một giờ là
- 9000 kJ.
- 2,5 kWh.
- 900 J.
- 500J.
Câu 8: Một thiết bị tiêu thụ điện có công suất P = 15 W và hiệu điện thế làm việc là U = 220 V. Sử dụng dụng cụ trên trong 20 phút ở hiệu điện thế 220 V thì điện năng tiêu thụ là
- 5 W.
- 50 J.
- 300 J.
- 5 Wh.
Câu 9: Một bếp điện có ghi 220V - 1500 W. Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bếp trong thời gian 30 phút là
A.22.106J.
B.1500kJ.
C.750kJ.
- 2,7.106 J.
Câu 10: Một acquy có suất điện động 24 V, cung cấp một dòng điện có cường độ 2 A trong thời gian 1 giờ. Tính công của nguồn điện?
A.172,8J.
B.172,8kJ.
C.1780J.
- 1278 J.
Câu 11: Một acquy có suất điện động 12 V. Công của lực lạ khi làm dịch chuyển một electron bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó là
- 19,2.10-18 J.
- 192.10-18J.
- 1,92.10-19J.
- 1,92.10-18J.
Câu 12: Một acquy có suất điện động 6V. Nếu acquy này làm dịch chuyển 3,4.1018 electron từ cực dương tới cực âm của acquy trong 1 giây, thì công suất của acquy này là:
- 3,264W
- 13056W
- 3,84W
- 7,68W
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là
- 10W.
- 5W.
- 40 W.
- 80 W.
Câu 2: Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 4 A thì công suất tiêu thụ của mạch là
- 25 W.
- 50 W.
- 200 W.
- 400 W.
Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?
- 12 W.
- 18 W.
- 2 W.
- 36 W.
Câu 4: Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là
A.10 phút.
B.7 phút.
C.10s.
- 1 h.
Câu 5: Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 12V – 6W mắc nối tiếp với mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là
A.2 bóng.
B.10 bóng.
C.20 bóng.
- 40 bóng.
Câu 6: Thắp sáng một bóng đèn 220 V – 40 W trong 8 h mỗi ngày thì một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện? Biết giá điện là 2500 đ/(kWh).
A.12000đ.
B.18000đ.
C.24000đ.
- 25000 đ.
Câu 7: Một bàn là khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5 A. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 30 phút, biết giá tiền điện là 2500 đ/(kWh) là.
A.165000đ.
B.16500đ.
C.41250đ.
- 14250 đ.
Câu 8: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W ở điện áp 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Biết hiệu suất của ấm là 90%, nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), thời gian đun nước là
- 628,5 s
- 698 s
- 565,65 s
- 556 s
Câu 9: Dẫn một đường dây điện sợi đôi từ mạng điện chung tới một ngôi nhà cách đó L = 20 m. Biết mỗi sợi dây đơn có một lõi đồng với thiết diện bằng 0,5 mm2 với điện trở suất của đồng là 1,8.10-8 Ωm. Hiệu điện thế ở cuối đường dây, ngay tại lối vào nhà là 220 V. Trong nhà sử dụng các đèn dây tóc nóng sáng với tổng công suất 330 W trung bình 5 giờ mỗi ngày. Nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn trong vòng 30 ngày xấp xỉ bằng
- 147 kJ
- 0,486 kWh
- 149 kJ
- 0,648 kWh
Câu 10: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1000W ở điện áp 110 V để đun 3 kg nước từ 450C đến khi bay hơi hết. Cho nhiệu dung riêng của nước lỏng bằng 4190 J/kg.K và ẩn nhiệt bay hơi bằng 260 kJ/kg. Biết hiệu suất của bếp điện là 85%. Thời gian đun xấp xỉ là
- 67,8 phút
- 87 phút
- 94,5 phút
- 115,4 phút
Câu 11: Một ấm điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện qua ấm có cường độ là 5A. Biết rằng giá tiền điện là 1500 đồng/kW.h, nếu mỗi ngày sử dụng ấm để đun nước 10 phút, thì trong một tháng (30 ngày) tiền điện phải trả cho việc này là
- 8250 đồng
- 275 đồng
- 825 đồng
- 16500 đồng
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Cho mạch điện gồm hai điện trở nối tiếp mắc vào một nguồn điện, biết hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là U1 = 9V, R1 = 15 Ω. Biết hiệu điện thế hai đầu R2 là U2 = 6V. Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 5 phút là
A.772J.
B.1440J.
C.1080J.
- 1200 J.
Câu 2: Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch là 100 W. Nếu hai điện trở đó mắc song song và cùng mắc vào hiệu điện thế U trên thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch là
A.100W.
B.200W.
C.400W.
- 50 W.
Câu 3: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện có cường độ 4 A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C trong thời gian 10 phút. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hiệu suất của bếp là
- 72,5%.
- 76,4%.
- 89,5%.
- 95%.
Câu 4: Một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W có thể đun sôi 1,5 lít nước từ 200C trong thời gian 10 phút. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Hiệu suất của bếp là
- 72,5%.
- 76,4%.
- 84%.
- 95%.
Câu 5: Dùng ấm điện có ghi 220V - 1100W ở điện áp 220V để đun 2,5 lít nước từ nhiệt độ 200C thì sau 15 phút nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K). Hiệu suất của ấm là
- 80%
- 84,64%
- 86,46%
- 88,4%
Câu 6: Hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U thì công suất tiêu thụ của chúng là 20W. Nếu hai điện trở này được mắc song song và nối tiếp vào nguồn trên thì công suất tiêu thụ của chúng là
- 40W
- 60W
- 80W
- 10W
Câu 7: Hai điện trở R1, R2 (R1 > R2) được mắc vào hai điểm A và B có hiệu điện thế U = 12V. Khi R1 ghép nối tiếp với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 4W; Khi R1 ghép song song với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 18W. Giá trị của R1, R2 bằng
- R1= 24Ω; R2= 12Ω
- R1= 2,4Ω; R2= 1,2Ω
- R1= 240Ω; R2= 120Ω
- R1= 8Ω; R2= 6Ω.
Câu 8: Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có công suất chiếu sang bằng đèn dây tóc loại 75W. Nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ, thì trong 30 ngày số tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên sẽ giảm được bao nhiêu? (biết giá tiền điện là 1500 đồng/kW.h)
- 7875 đồng
- 1575 đồng
- 26,5 đồng
- 9450 đồng
=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 25: Năng lượng và công suất điện