Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối ôn tập chương 3: Điện trường (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Điện trường (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

Câu 1: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hụt nhau lực 42N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. Hút nhau một lực bằng 42N
B. Đẩy nhau một lực bằng 42N
C. Hút nhau một lực bằng 20N
D. Đẩy nhau một lực bằng 20N

Câu 2: Một quả cầu tích điện có khối lượng 0,1g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng đứng cạnh nhau d =1cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U = 1000V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc a = 10o. Điện tích của quả cầu bằng
A. qo = 1,33.10-9C
B. qo = 1,13.10-9C
C. qo = 1,31.10-9C
D. qo = 1,76.10-9C

Câu 3: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
A. -2,5.10-3 J.
B. -5.10-3 J.
C. 2,5.10-3 J.
D. 5.10-3 J.

Câu 4: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 20V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 20 V.
B. Điện thế tại điểm N là 0 V.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.

Câu 5: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
A. 2.10-6 C.
B. 2.10-5 C.
C. 10-6 C.
D. 10-5 C.

Câu 6: Tụ điện là
A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 7: Cách tích điện cho tụ điện:
A. đặt tụ điện gần một nguồn điện.
B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.
C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện.
D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 8: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng sinh công tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.

Câu 9: Điện thế là đại lượng:
A. là đại lượng đại số.
B. là đại lượng vectơ.
C. luôn luôn dương.
D. luôn luôn âm.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đều là:
A. Điểm đặt tại điện tích điểm.
B. Phương song song với các đường sức từ.
C. Ngược chiều với .
D. Độ lớn F = qE.

Câu 11: Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:
A. A = qE.
B. A = qEd.
C. A = qd.
D. A = Fd.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?
A. cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
B. cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
D. đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 14: Điện trường là:
A. môi trường không khí quanh điện tích.
B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường bao quanh diện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
D. môi trường dẫn điện.

Câu 15: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho:
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu 16: Điện tích điểm là
A. vật có kích thước rất nhỏ.
B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích.
D. điểm phát ra điện tích.

Câu 17: âu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện
A. hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
B. hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.
C. hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau
D. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Câu 18: Hai điện tích q1 và q2 đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. q1 và q2 cùng là điện tích dương hoặc cùng là điện tích âm.
B. q1 là điện tích âm và q2 là điện tích dương.
C. q1 là điện tích dương và q2 là điện tích âm.
D. q1.q2 = 0.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?
A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.

Câu 20: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng
A. qEs
B. 2qEs
C. 0
D. – qEs

Câu 21: Công của điện trường khác 0 trong khi điện tích dịch chuyển
A. hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
B. hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
C. giữa hai điểm khác nhau trên đường thẳng cắt các đường sức.
D. trên đường thẳng vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.

Câu 22: Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:
A. q1=7.10-6C; q2=10-6C
B. q1=q2=4.10-6C
C. q1=2.10-6C ; q2=6.10-6C
D. q1=3.10-6C ; q2=5.10-6C

Câu 23: Một electron bay trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu từ bản âm sang bản dương. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm.Cường độ điện trường đều là 9.104V/m. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C, khối lượng m=9,1.10-31 kg. vận tốc ban đầu của electron bằng 0.Thời gian bay của electron là:
A. 1,73.10-8s
B. 1,58.10-9s
C. 1,6.10-8s
D. 1,73.10-9s

Câu 24: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường
A. 5,12mm
B. 0,256m
C. 5,12m
D. 2,56mm.

Câu 25: Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:
A. U = 75 (V)
B. U = 50 (V)
C. U = 7,5.10-5 (V)
D. U = 5.10-4 (V)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay