Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối Bài 21: Tụ điện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Tụ điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG III: ĐIỆN TRƯỜNG

BÀI 21: TỤ ĐIỆN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tụ điện là

  1. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  2. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  3. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  4. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 2: Cách tích điện cho tụ điện:

  1. đặt tụ điện gần một nguồn điện.
  2. cọ xát các bản tụ điện với nhau.
  3. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện.
  4. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 3: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
  2. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, đơn vị của tụ điện là N.
  3. Dưới một hiệu điện thế nhất định, tụ điện có điện dung nhỏ sẽ tích được điện tích lớn.
  4. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu 4: Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  1. C = QU         
  2.  C =
  3.  C = UQ
  4. C =  2QU

Câu 5: Đơn vị điện dung là:

  1. N.          
  2. C.          
  3. F.           
  4. V.

Câu 6: Fara là điện dung của một tụ điện mà

  1. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
  2. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
  3. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
  4. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.

Câu 7: 1pF bằng

  1. 10-9F.             
  2. 10-12F.            
  3. 10-6F.              
  4. 10-3F.

Câu 8: Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  1. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  2. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  3. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 9: Tìm phát biểu sai

  1. Tụ điện dùng để chứa điện tích.
  2. Tụ điện chỉ dùng để tích điện trong mạch.
  3. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.
  4. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

Câu 10: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  1. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
  2. hai tấm thiếc ngâm trong dung dịch NaOH.
  3. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
  4. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.

Câu 11: Trường hợp nào dưới đây tạo thành một tụ điện?

  1. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch NaOH
  2. Hai bản bằng nhựa phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm paraphin
  3. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm paraphin
  4. Hai bản bằng thủy tinh phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch muối ăn.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ

  1. tăng 2 lần.                 
  2. giảm 2 lần.                
  3. tăng 4 lần.                 
  4. không đổi.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

  1. Giữa hai bản kim loại là sứ.
  2. Giữa hai bản kim loại là không khí.
  3. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
  4. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.

Câu 3: Khi tăng diện tích đối diện giữa hai bản tụ lên bốn lần và khoảng cách giữa hai bản tụ cũng tăng hai lần thì điện dung của tụ điện phẳng sẽ

  1. tăng 2 lần.                 
  2. giảm 2 lần.                
  3. tăng 4 lần.                 
  4. không đổi.

Câu 4: Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do

  1. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
  2. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
  3. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
  4. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.

Câu 5: Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ tăng 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ

  1. tăng 2 lần.                 
  2. tăng 4 lần.                 
  3. không đổi.                 
  4. giảm 4 lần.

Câu 6: Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 16 lần thì phải tăng điện tích của tụ

  1. tăng 16 lần.               
  2. tăng 4 lần.                 
  3. tăng 2 lần.                 
  4. không đổi.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây tạo thành một tụ điện?

  1. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch NaOH.
  2. Hai bản bằng nhựa phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm parafin.
  3. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm parafin.
  4. Hai bản bằng thủy tinh phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch muối ăn.

Câu 8: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

  1. điện dung của tụ điện không thay đổi.
  2. điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
  3. điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.
  4. điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng.

  1. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
  2. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
  3. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
  4. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.

Câu 10: Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó điện tích của tụ điện

  1. không thay đổi.
  2. tăng lên ε lần.
  3. giảm đi ε lần.
  4. tăng lên 2 lần.

Câu 11: Tìm phát biểu sai

  1. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định
  2. tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch
  3. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện
  4. Điện tích Q mà tụ điện tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản của nó

Câu 12: Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

Câu 13: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là 2,5.10-4C. Hiệu điện thế U là:

  1. 125V

B.50V

C.250V

D.500V

Câu 14: Một tụ điện phẳng có điện dung 6µF. Sau khi được tích điện , năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là 1,875.10-3J. Điện tích của tụ điện là:

  1. 1,06.10-4C
  2. 1,06.10-3C
  3. 1,5.10-4C
  4. 1,5.10-3C

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  1. 2.10-6C.          
  2. 2.10-5C.          
  3. 10-6C.             
  4. 10-5C.

Câu 2: Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 10-5 C. Điện dung của tụ là

  1. 2 μF.                
  2. 2 mF.              
  3. 2 F.                           
  4. 2 nF.

Câu 3: Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 110V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

  1. 11.10-4 C.
  2. 5,5.10-4 C.
  3. 5,5 C.
  4. 11 C.

Câu 4: Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

  1. 12.10-4 C.
  2. 1,2.10-4 C.
  3. 6.10-4 C.
  4. 0,6 .10-4 C.

Câu 5: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

  1. 40 μC.   
  2. 1 μC.     
  3. 4 μC.     
  4. 0,1 μC.

Câu 6: Để tụ tích một điện lượng 2 μC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5V. Để tụ đó tích được điện lượng 4 μC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế

  1. 5 V.
  2. 0,5 V.              
  3. 10V.                          
  4. 20 V.

Câu 7: Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 20 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là

  1. 1 V/m.             
  2. 20 V/m.           
  3. 1000 V/m.                 
  4. 2000 V/m.

Câu 8: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  1. 5 (μF).
  2. 45 (μF).
  3. 0,21 (μF).
  4. 20 (μF).

Câu 9: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 20 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  1. 0,21 (μF).
  2. 45 (μF).
  3. 4,7 (μF).
  4. 20 (μF).

Câu 10: Một tụ điện phẳng có điện dung 5nF được tích điện ở hiệu điện thế 220V thì số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

  1. 1,1.1012.
  2. 1,1.1021.
  3. 6,875.1012.
  4. 6,875.1021.

Câu 11: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là 2,5.10-4C. Hiệu điện thế U là:

  1. 125V

B.50V

C.250V

D.500V

Câu 12: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là:

  1. 144J
  2. 1,44.10-4J
  3. 1,2.10-5J
  4. 12J

Câu 13: Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là:

  1. 5.10-4C
  2. 5.10-3C
  3. 5000C
  4. 2C

Câu 14: Một tụ điện phẳng có điện dung 6µF. Sau khi được tích điện , năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là 1,875.10-3J. Điện tích của tụ điện là:

  1. 1,06.10-4C
  2. 1,06.10-3C
  3. 1,5.10-4C
  4. 1,5.10-3C

Câu 15: Một tụ điện phẳng có điện dung 4,8nF được tích điện ở hiệu điện thế 200V thì số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là:

  1. 4.1012
  2. 4.1021
  3. 6.1021
  4. 6.1012

Câu 16: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì

  1. Điện tích của tụ điện không thay đổi.
  2. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.
  3. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.
  4. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.

Câu 17: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là:

  1. U = 50 (V)
  2. U = 100 (V)
  3. U = 150 (V)
  4. U = 200 (V)

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một tụ điện phẳng có điện dung 4µF, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện có giá trị lớn nhất là 0,045J. Cường độ điện trường lớn nhất mà điện môi giữa hai bản tụ còn chịu được là:

  1. 1,5.105V/m
  2. 1,5.104V/m
  3. 2,25.104V/m
  4. 2,25.105V/m

Câu 2: Tụ điện có điện dung C1 = 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Tụ điện có điện dung C= 1µF được tích điện ở hiệu điện thế 15V . Sau đó ngắt hai tụ điện ra khỏi nguồn điện và mắc các bản cùng dấu của hai tụ với nhau. Điện tích của mỗi tụ sau khi nối là:

  1. Q’1=2,6C; Q’2=1,3C
  2. Q’1=2,6.10-5C; Q’2=1,3.10-5C
  3. Q’1=2,4.10-5C; Q’2=1,5.10-5C
  4. Q’1=2,4C; Q’2=1,5C

Câu 3: Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:

  1. U = 75 (V)
  2. U = 50 (V)
  3. U = 7,5.10-5(V)
  4. U = 5.10-4(V)

 

=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 21: Tụ điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay