Phiếu trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 6: Từ (P3)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 6: Từ (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 6: TỪ
Câu 1: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?
- Nhôm.
- Đồng.
- Gỗ.
- Thép.
Câu 2: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
- Khi hai cực Bắc để gần nhau
- Khi để hai cực cùng tên gần nhau
- Khi hai cực Nam để gần nhau
- Khi để hai cực khác tên gần nhau.
Câu 3: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
- Dùng nam châm.
- Dùng kìm.
- Dùng kéo.
- Dùng panh.
Câu 4: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.
- Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
- Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
- Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
- Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.
Câu 5: Chọn câu sai?
- Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
- Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
- Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
- Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
Câu 6: Phát biểu nào mô tả từ trường của Trái Đất là đúng?
- Từ trường của Trái Đất đi ra ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.
- Từ trường của Trái Đất đi vào ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.
- Từ trường của Trái Đất đi vào ở phía Tây và đi ra ở phía Đông.
- Từ trường của Trái Đất đi ra ở phía Tây và đi vào ở phía Đông.
Câu 7: Bước sử dụng nào sau đây nằm trong các bước sử dụng la bàn để xác định phương hướng?
- Đặt la bàn trên mặt phẳng và không có vật liệu từ.
- Khi kim nam châm cân bằng, xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
- Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét.
- Cả ba phương án trên.
Câu 8: Cấu tạo nam châm điện bao gồm
- Một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.
- Ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.
- Một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.
- Ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.
Câu 9: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?
- Từ trường xung quanh dòng điện.
- Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
- Từ trường xung quanh Trái Đất.
- Từ trường xung quanh thanh đồng.
Câu 10: Nam châm có tác dụng gì?
- Xác định phương hướng.
- Hút các vật liệu từ.
- đẩy hoặc hút các nam châm khác.
- Cả A, B, C.
Câu 11: Nam châm tác dụng lên nam châm như thế nào?
- Khác cực thì hút nhau.
- Cùng cực thì đẩy nhau.
- Vừa hút vừa đẩy khi cùng cực.
- A và B
Câu 12: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của véctơ.
Câu 13: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O (là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của véctơ.
Câu 14: La bàn có cấu tạo gồm
- kim nam châm quay tự do trên trục.
- mặt chia độ được chia thành 3600có ghi bốn hướng.
- vỏ kim loại kèm mặt kính.
- Cả ba phương án trên.
Câu 15: Người ta thường sử dụng la bàn để
- xác định phương hướng trên Trái Đất.
- xác định không gian có từ trường.
- trang trí.
- Cả A, B.
Câu 16: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?
- Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông
- Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông
- Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông
- Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu
Câu 17: Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện
- Tăng.
- Giảm.
- Không thay đổi.
- Luôn phiên tăng giảm.
Câu 18: Vật dụng nào còn được gọi là đá dẫn đường?
- La bàn.
- Thanh nam châm.
- Nam châm chữ U.
- Cả ba phương án
Câu 19: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?
- Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
- Đặt thanh nam châm gần bức tường và rọi đèn vào thanh nam châm.
- Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm.
- Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
Câu 20: La bàn là dụng cụ dùng để
- xác định phương hướng
- xác định nhiệt độ
C. xác định vận tốc - xác định lực
Câu 21: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ:
- Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện
- Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện
- Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn
- Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện.
Câu 22: Khi loa điện hoạt động, bộ phận nào trong loa trực tiếp phát ra âm thanh?
- Màng loa
- Cuộn dây
- Nam châm điện
- Dòng điện
Câu 23: Để phát hiện ra từ trường tồn tại trong khoảng không gian người ta sử dụng:
- Dây dẫn mang dòng điện
- Điện tích thử
- Nam châm điện
- Kim nam châm
Câu 24: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:
- Ngược hướng
- Vuông góc
- Cùng hướng
- Tạo thành một góc 450
Câu 25: Trong bệnh viện, để lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn thì bác sĩ sẽ dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây?
- Dùng kéo
- Dùng kìm
- Dùng nam châm
- Dùng kim khâu
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài: Ôn tập chủ đề 6 (1 tiết)