Trắc nghiệm bài 11: Ngày hội quê em

Mĩ thuật 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Ngày hội quê em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1. Các lễ hội truyền thống của nước ta thường được tổ chức vào thời gian nào?

A. Mùa Xuân

B. Mùa Hạ

C. Mùa Thu

D. Mùa Đông

 

Câu 2. Một lễ hội truyền thống thường bao gồm mấy phần?

A. 3 phần: phần lễ, phần hội, phần trò chơi dân gian

B. 2 phần: phần lễ và phần hội

C. 2 phần: phần hội và phần trò chơi

D. Không có khung chương trình rõ ràng

 

Câu 3. Các trò chơi được tổ chức trong lễ hội thường là:

A. Trò chơi mạo hiểm

B. Trò chơi điện tử

C. Trò chơi dân gian

D. Cả A, B, C

 

Câu 4. Trò chơi dân gian được hình thành từ khi nào?

A. Từ thế kỉ X.

B. Từ thế kỉ VII.

C. Từ thời xa xưa.

D. Từ trong truyền thuyết.

 

Câu 5. Đâu là một trò chơi dân gian:

A. Múa sư tử.

B. Nhảy sạp.

C. Rồng rắn lên mây.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 6. Hội Lim là lễ hội truyền thống của địa phương nào?

A. Bắc Giang

B. Bắc Ninh

C. Hà Nội

D. Hà Giang

 

Câu 7. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về trò chơi dân gian:

A. Có từ thời xa xưa.

B. Được truyền lại đến ngày nay.

C. Chủ đề trò chơi dân gian được thể hiện trong nhiều dòng tranh dân gian giúp bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật qua nhiều thế hệ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8. Bức tranh với đề tài lễ hội cần làm nổi bật

A. Phông nền của lễ hội

B. Hoạt động của nhân vật trên phông nền lễ hội

C. Các yếu tố thời tiết

D. Cảnh vật minh họa cho lễ hội

 

Câu 9. Lễ hội thường diễn ra ở đâu?

A. Trên một khoảng đất rộng trong làng

B. Trong khuôn viên làng, xã

C. Tại các không gian sinh hoạt cộng đồng như đình, chùa,…

D. Tại nhà văn hóa thôn, xóm

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1. Đâu không phải là một trò chơi dân gian:

A. Ô ăn quan.

B. Trồng nụ trồng hoa.

C. Cướp cờ.

D. Đẩy gậy.

 

Câu 2. Khi thể hiện dáng người, đặc điểm trong trò chơi dân gian cần chú ý điều gì?

A. Động tác, mối quan hệ tương quan giữa tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân sao cho hài hòa, thuận mắt.

B. Biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.

C. Cả A và B đều đúng,

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 3. Đâu là tên một sản phẩm mĩ thuật thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ:

A. Tứ bình.

B. Bịt mắt bắt dê.

C. Ngũ hổ.

D. Hội bài chòi.

 

Câu 4. Ý nghĩa của trò chơi dân Bịt mặt bắt dê được thể hiện trong tranh dân gian Đông Hồ là:

A. Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội và di chuyển linh hoạt.

B. Là trò chơi vận động bổ ích, rèn luyện thính giác.

C. Là trò chơi có khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Đâu không phải là một đặc điểm của dòng tranh Đông Hồ?

A. Các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới

B. bố cục theo hình chữ nhật, thể hiện tính quy củ, có trật tự.

C. Các mảng hình trong tranh thường được kết hợp sinh động liên kết tạo thành một kết cấu chặt chẽ trong các khuôn hình chữ nhật lúc ngang.

D. Được in trên chất liệu giấy điệp

 

Câu 6. Trò chơi tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, củng cố, tèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng là:

A. Nhảy bao bố.

B. Rồng rắn lên mây.

C. Nhảy dây.

D. Đẩy gậy

 

Câu 7. Để vẽ được một bức tranh với chủ đề lễ hội, em cần phải:

A. Lựa chọn hoạt động tiêu biểu và khung cảnh của lễ hội

B. Có trí tượng tượng phong phú và năng khiếu vẽ

C. Có khả năng sáng tạo dáng người

D. A và C

 

Câu 8. Để mô tả được không khí vui tươi của lễ hội, bức tranh cần phải:

A. Có bố cục chính, phụ rõ ràng

B. Cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật

C. Màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác vui tươi và không khí nhộn nhịp.

D. Cả A, B, C

 

Câu 9. Phương thức tạo hình của những bức tranh dân gian Đông Hồ là:

A. Vẽ tay

B. In khắc gỗ

C. Điêu khắc

D. Sơn mài

 

3. VẬN DỤNG (5 câu 

Câu 1. Trò chơi dân gian được thể hiện trong dòng tranh nào?

A. Tranh Đông Hồ.

B. Tranh Hàng Trống.

C. Tranh làng Sình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 2. Nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật được thể hiện qua các yếu tố:

A. Màu.

B. Hình.

C. Đậm, nhạt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Trò chơi dân gian nào không dùng sức mạnh đôi chân là chủ yếu:
A. Trồng nụ trồng hoa.

B. Nhảy dây.

C. Rước đèn.

D. Nhảy bao bố.

 

Câu 4. Khi vẽ tranh tái hiện lễ hội đua thuyền, cần chú ý những chi tiết gì?

A. Hình dáng các nhân vật đang chèo thuyền

B. Bố cục chính, phụ của các đội đua

C. Cảnh vật xung quanh tạo nên không khí lễ hội

D. Cả A, B, C

 

Câu 5. Trong hội Cồng chiêng Tây Nguyên, hoạt động chủ yếu của người tham gia là gì?

A. Múa hát quanh đống lửa và sử dụng cồng, chiêng để tạo ra các giai điệu

B. Hát giao duyên

C. Nhảy sạp, chơi kéo co, ném còn,…

D. A và B

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong hội họa được thể hiện ở:

 

A. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trên - dưới tạo cảm giác vững chắc, hài hòa,.

B. Sự phân bố của màu sắc hài hòa tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.

C. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trước - sau

D. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trái - phải tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.

 

Câu 2. Làng tranh Đông Hồ nằm ở tỉnh, thành phố nào của nước ta?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Hà Nội.

C. Bắc Ninh.

D. Bắc Giang.

 

Câu 3. Chất liệu màu sắc làm tranh dân gian Đông Hồ được tạo ra từ:

A. các nguyên liệu tự nhiên

B. hóa chất

C. phẩm màu

D. Cả tự nhiên và hóa chất

 

Câu 4. Tranh dân gian Đông Hồ có gam màu chủ đạo là:

A. Đen, đỏ

B. Vàng, xanh

C. Đen, xanh, vàng

D. A và B

 

Câu 5. Câu thơ của Tú Xương nói về dong tranh nào:

“Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”.

A. Tranh Đông Hồ.

B. Tranh Hàng Trống.

C. Tranh làng Sình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay