Trắc nghiệm bài 4: Nghệ thuật tạo hình thời tiền sử và cổ đại

Mỹ thuật 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Nghệ thuật tạo hình thời tiền sử và cổ đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1. Các tác phẩm thời tiền sử thường được thể hiện ở đâu?

A. Trên giấy hoặc vải

B. Trên các hang đá, phiến đá

C. Trên lá cây

D. Trên gỗ

 

Câu 2. Đối tượng, nội dung thể hiện trong các bức vẽ thời tiền sử thường là:

A. Mặt người, thú

B. Hoa lá, cây cỏ

C. Nhà cửa, đồng ruộng

D. Các lễ hội

 

Câu 3. Đặc điểm của những hình vẽ thời tiền sử:

A. Đường nét ít trau truổt

B. Gam màu vàng nâu là chủ đạo

C. Cả A và B

D. Ý kiến khác

 

Câu 4. Một số nơi trên thế giới còn để lại dấu vết của mĩ thuật tạo hình thời tiền sử:

A. Miền Bắc Tây Ban Nha, miền Nam nước Pháp

B. Khu vực Bắc Phi, Trung Đông

C. Hy Lạp và Ai Cập cổ đại

D. Cả A, B, C

 

Câu 5. Màu vẽ được người nguyên thủy sử dụng trong các bức vẽ của mình được làm từ:

A. Các loài cây trong tự nhiên

B. Các loại bột

C. Các loại đá

D. Các loại phẩm màu

 

Câu 6. Ý nào sau đây phản ánh đúng kỹ thuật vẽ của người nguyên thủy?

A. Họ có thể khắc hình trên đất sét hoặc vẽ trên giấy với những màu sắc đa dạng, được làm từ các loại đá trong tự nhiên.

B. Kỹ thuật vẽ đơn giản, chủ yếu là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng vẫn thể hiện được hình thù của các con vật.

C. Các hình vẽ khá thô kệch, thiếu đi sự khéo léo và thường không có màu sắc.

D. Kỹ thuật vẽ đơn giản. Họ khắc nét vào vách đá rồi dùng ống thổi màu thành từng mảng, cũng có thể họ dùng tay hoặc ống, que, lông thú để vẽ hoặc sử dụng hình khắc trên đất sét lên để treo.

 

Câu 7. Theo em, nội dung những bức vẽ thời tiền sử thường phản ánh điều gì?

A. Cuộc sống hàng ngày

B. Các vị thần mà họ tôn thờ

C. Khát vọng hướng tới tương lai

D. Tư duy trừu tượng

 

Câu 8. Màu sắc chính trong tranh hang động mĩ thuật Tiền sử là:

A. Đỏ và trắng.

B. Nâu.

C. Lam.

D. Đen.

 

Câu 9. Những bức tranh hang động sớm nhất mà người ta biết được có niên đại khoảng:

A. 30 000 năm TCN.

B. 40 000 năm TCN.

C. 50 000 năm TCN.

D. 60 000 năm TCN.

 

Câu 10. Mĩ thuật thời kì Tiền sử thường diễn tả đối tượng một cách sinh động thông qua:

A. Tạo hình phức tạp.

B. Tạo hình đơn giản.

C. Có tính cách điệu.

D. Cả B, C đều đúng.

 

Câu 11. Các bức vẽ trên đá của mĩ thuật thời kì Tiền sử được thể hiện bằng:

A. Những nét đơn giản.

B. Nét vẽ có tính trang trí.

C. Kĩ thuật dùng các chấm nối tiếp để tạo nét.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 12. Tượng thời kì mĩ thuật Tiền sử có đặc điểm:

A. Khối nối, khối động.

B. Nhiều bức tượng được đẽo gọt rõ nét.

C. Một số bức tượng được phóng đại chi tiết thể hiện quan niệm của người nguyên thủy về sức mạnh của đối tượng cần thể hiện.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 13. Mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại được xác định cùng với sự xuất hiện một số nền văn minh đầu tiên trên thế giới ở:

A. Đông Nam Á.

B. Bắc Phi.

C. Lưỡng Hà.

D. La Mã.

 

Câu 14. Kim tự tháp là công trình kiến trúc nổi tiếng của:

A. La Mã.

B. Hy Lạp.

C. Ai Cập.

D. Trung Quốc.

 

Câu 15. Thời kì cổ đại được xác định trong khoảng thời gian nào?

A. Khi xã hội xuất hiện giai cấp.

B. Khi xã hội có sự phân hóa người giàu – người nghèo.

C. Thời kì bắt đầu xuất hiện các nền văn minh đầu tiên trên thế giới.

D. Là thời kì con người bắt đầu biết sử dụng công cụ lao động bằng kim loại.

 

Câu 16. Đặc điểm của mĩ thuật thời kì cổ đại là:

A. Phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu lớn.

B. Để lại nhiều tác phẩm có giá trị tạo nền móng cho sự phát triển của mĩ thuật thế giới sau này.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 17. Chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong mĩ thuật thời kì cổ đại là:

A. Đá quý.

B. Đồng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 18. Hội họa và phù điêu Ai Cập cổ đại sử dụng lối tạo hình như thế nào?

A. Tạo hình mặt nghiêng nhưng mắt và cơ thể thẳng, thấy được cả hai tay và vai.

B. Tạo hình được chia ô chủ yếu là ngang bằng, sổ thẳng, không giống thực tế nhưng lại hợp lí.

C. Tạo hình đã đạt đến mức độ biểu cảm và thực tế.

D. A và B

 

Câu 19. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với các thể loại:

A. Điêu khắc

B. Hội họa

C. Tranh chân dung

D. Cả A, B, C

 

Câu 20. Điêu khắc Hy Lạp cổ đại có đặc điểm gì?

A. Còn sơ khai, chưa tạo được ấn tượng nổi bật

B. Hình ảnh mang tính phi thực tế nhưng lại rất hợp lí

C. Đã đạt đến sự diễn tả hiện thực và biểu cảm

D. Đường nét còn khá thô sơ, đơn giản

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mĩ thuật Tiền sử:

A. Có niên đại khoảng 40 000 năm TCN.

B. Diễn tả đối tượng một cách sống động thông qua tạo hình đơn giản, có tính cách điệu.

C. Các bức vẽ trên đá được thể hiện bằng những nét phức tạp, trừu tượng, đòi hỏi kĩ thuật cao.

D. Các bức tượng thể hiện quan niệm của người nguyên thủy về sức mạnh của đối tượng cần thể hiện.

 

Câu 2. Tạo hình trên những di vật thời kì cổ đại có gì khác so với thời kì tiền sử:

A. Tạo hình của thời kì cổ đại phong phú hơn về thể loại: Hội họa, điêu khắc,…

B. Nội dung mĩ thuật thời kì cổ đại hướng về các đề tài tôn giáo, thần thoại và con người.

C. Đồ gồm thời kì cổ đại phát triển hơn về kiểu dáng và hoa văn trang trí.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Các công trình kiến trúc thời kì cổ đại có đặc điểm:

A. Có kích thước lớn.

B. Tỉ lệ hài hòa.

C. Nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Khi thực hiện sản phẩm mĩ thuật có khai thác giá trị tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại cần lưu ý về:

A. Hình dáng, màu sắc.

B. Vật liệu để thể hiện.

C. Tên gọi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về nghệ thuật của người Ai Cập cổ đại?

A. Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa thường trộn lẫn.

B. Phần lớn các tác phẩm còn đến nay đều là từ các lăng mộ là vì đối với người Ai Cập, hội họa có mối quan hệ mật thiết phục vụ tín ngưỡng

C. Người Ai cập cổ xác định lại thế giới dựa trên cái nhìn 2 chiều sau đó tìm cách thể hiện một cách rõ ràng nhất. Chân dung con người là sản phẩm của hai cái nhìn khác nhau: chính diện và mặt nghiêng (mặt bên).

D. Các tác phẩm thường sử dụng màu sắc tươi sáng, sặc sỡ.

 

3. VẬN DỤNG (12 câu)

Câu 1. Các đối tượng trong các bức vẽ thời nguyên thủy thường:

A. Được thể hiện sinh động với nhiều hình dạng

B. Được thể hiện theo nhóm hoặc đơn lẻ

C. Được hình tượng hóa không giống ngoài đời

D. Được đơn giản hóa

 

Câu 2. Công trình kiến trúc của thế giới cổ đại duy nhất chưa rõ vị trí chính xác là:

A. Vườn treo Ba-bi-lon.

B. Kim Tự Tháp.

C. Tượng thần Zesu.

D. Đền thờ Atemis.

 

Câu 3. Kiệt tác kiến trúc Pac-tê-nông của thế giới cổ đại nằm ở:

A. Ai Cập.

B. La Mã.

C. Hy Lạp.

D. Lưỡng Hà.

 

Câu 4. Đâu không phải là một di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại:

A. Khu lăng mộ Giza.

B. Đấu trường La Mã.

C. Hải đăng Alexandria.

D. Vườn treo Babylon.

 

Câu 5. Tượng thần Vệ nữ thành Milo là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của:

A. Hy Lạp cổ đại

B. La Mã cổ đại

C. Ai Câop cổ đại

D. Trung Quốc cổ đại

 

Câu 6. Một trong những công trình kiến trúc ghi dấu ấn cho thời kỳ phát triển của mĩ thuật cổ đại và nền văn minh Ai Cập, được công nhận là công trình di sản thế giới, công trình kiến trúc đó là:

A. Đấu trường Cô-li-sê.

B. Vạn Lí Trường Thành.

C. Kim Tự Tháp.

D. Vườn treo Babylon.

 

Câu 7. Đâu không phải là công trình kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp thuộc thế giới cổ đại:

A. Đền Pác-tê-nông thờ nữ thần A-te-na.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Đền thờ thần Zesu.

D. Đền thờ Po-se-dong.

 

Câu 8. Phạm vi được tìm thấy của các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử như thế nào?

A. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc.

B. Rộng khắp đất nước.

C. Phân bố chủ yếu ở miền Trung.

D. Phân bố chủ yếu ở vùng núi.

 

Câu 9. Hình khắc trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) là hình:

A. Loài hươu.

B. Mặt người.

C. Vòng cổ.

D. Vòng tay.

 

Câu 10. Mĩ thuật thời kì Tiền sử Việt Nam chủ yếu là một số di sản mĩ thuật trên chất liệu:

A. Đá, đất.

B. Xương thú.

C. Vỏ sò, vỏ ốc.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 11. Hình vẽ trên một số di sản mĩ thuật thời kì Tiền sử Việt Nam có đặc điểm:

A. Là những hoa văn dạng hình học.

B. Những nét khắc đơn giản thể hiện hình ảnh con người, động vật.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 12. Rìu đá (Núi Đọ, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) thuộc nền văn hóa:

A. Đồng Đậu.

B. Hòa Bình.

C. Tràng An.

D. Gò Mun.

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. Hình ảnh những bàn tay trên hang động tìm thấy ở vùng Patagonia thuộc đất nước nào?

A. Argentina.

B. Đan Mạch.

C. Pháp.

D. Nga.

 

Câu 2. Ngành nào dưới đây không nghiên cứu về mĩ thuật Việt Nam thời Tiền sử:

A. Khảo cổ học.

B. Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam.

C. Lịch sử Mĩ thuật thế giới.

C. Văn hóa học.

 

Câu 3. Tượng đá tìm thấy ở Wilendorf, Áo có tạo hình như thế nào?

A. Động vật.

B. Con người.

C. Người hiện đại.

B. Người tối cổ.

 

Câu 4. Tranh hang động tại Bhimbetka thuộc đất nước nào?

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Tây Phi.

D. Italia.

 

Câu 5. Khắc trên đá tại Sahara nằm ở:

A. Lưỡng Hà.

B. Nam Phi.

C. Bắc Phi.

D. Hy Lạp.

 

Câu 6. Khắc trên đá tại Sahara có niên đại khoảng:

A. 12 000 - 11 000 năm TCN.

B. 11 000 - 10 000 năm TCN.

C. 10 000 - 6 000 năm TCN.

D. 6 000 - 4 000 năm TCN.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay