Trắc ngiệm bài 10: Biển đảo quê hương

Mĩ thuật 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Biển đảo quê hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1. Đặc điểm về biển, đảo của Việt Nam?

A. Việt Nam có đường bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp và có nhiều đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ.

B. Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú

C. Khu vực biển Việt Nam là một phần của biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

D. Cả A, B, C

 

Câu 2. Hoạt động nào sau đây được thực hiện trên biển?

A. Đánh bắt cá

B. Khai thác dầu khí

C. Chế biến thủy, hải sản

D. A và B

 

Câu 3. Trang phục của các chú lính hải quân thường có màu gì?

A. Trắng và xanh dương

B. Xanh lá cây

C. Đỏ và vàng

D. Trắng và đỏ

 

Câu 4. Trong mĩ thuật, đường chân trời được định nghĩa như thế nào?

A. Là đường giới hạn của Trái Đất

B. Là một đường thẳng nằm ngang, chỉ có thể nhìn thấy ở hướng đông, khi mặt trời mọc.

C. là đường thẳng phân cách giữa bầu trời và mặt đất.

D. là đường thẳng nằm ngang tầm mắt người quan sát, phân cách giữa bầu trời và mặt đất hoặc giữa bầu trời và mặt biển

 

Câu 5. Trong các bức tranh vẽ về chủ đề biển đảo, màu chủ đạo thường là màu:

A. Trắng

B. Xanh dương

C. Đỏ

D. Vàng

 

Câu 6. Trước khi vẽ tranh, em cần xác định:

A. màu sắc của bức tranh

B. các chi tiết tạo nên bức tranh

C. hình chính và bố cục

D. A và B

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Đâu không phải là một hoạt động liên quan đến biển?

A. Trồng lúa

B. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

C. Khai thác khoáng sản

D. A và C

 

Câu 2. Bức tranh về chủ đề biển đảo không thể hiện:

A. Lòng yêu nước, ý thức giữ gìn biển đảo quê hương

B. Tình yêu đối với biển đảo quê hương

C. Tình yêu đối với gia đình

D. Sự quan tâm đến đồng bào, chiến sĩ đang sinh sống, làm việc trên các đảo, quần đảo của đất nước.

 

Câu 3. Theo em, tranh vẽ về chủ đề nào sau đây không có sự xuất hiện của đường chân trời:

A. Cảnh bình minh trên biển

B. Cảnh hoàng hôn trên cánh đồng

C. Hoạt động tuần tra trên biển

D. Cảnh sinh hoạt trong gia đình

 

Câu 4. Đường chân trời còn được gọi là:

A. Đường chí tuyến

B. Đường vĩ độ

C. Đường tầm mắt

D. Đường xích đạo

 

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng về đường chân trời trong tranh?

A. Cho phép kiểm soát chiều cao của mắt người xem khi họ nhìn vào bức tranh.

B. Đường chân trời có thể được áp dụng trong tất cả các hoạt cảnh khi vẽ tranh

C. Đường chân trời thực có thể không nhìn thấy được, nhưng bạn cần vẽ đường chân trời 'ảo' để tạo ra một bức ảnh với phối cảnh thích hợp.

D. Được sử dụng thường xuyên trong các cảnh quan ngoài trời, giúp điều khiển phối cảnh và cung cấp một điểm tham chiếu để điều khiển các đối tượng trong tranh vẽ

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Các hoạt động mà em có thể lựa chọn khi vẽ tranh chủ đề biển đảo là:

A. Cảnh chài lưới, sinh hoạt của ngư dân

B. Hoạt động vệ sinh bãi biển

C. Hoạt động tuần tra biển của các chú lính hải quân

D. Cả A, B, C

 

Câu 2. Em có thể tìm hiểu hoạt động của các chú lính hải quân thông qua:

A. Tranh, ảnh, các thước phim tư liệu

B. Quan sát thực tế

C. Tưởng tượng

D. A và B

 

Câu 3. Màu sắc trong bức tranh in cần được lựa chọn như thế nào?

A. Hài hòa, phù hợp với chủ đề bức tranh

B. Sử dụng càng nhiều màu sắc thì bức tranh càng sinh động

C. Kết hợp giữa các gam màu nóng, lạnh

D. A và C

 

Câu 4. Đâu là một ứng dụng của đường chân trời trong thực tế?

A. Quan sát đường chân trời, ta có thể xác định được tọa độ địa lí của những chiếc thuyền trên biển

B. Các phi công có nhiều kinh nghiệm thường sử dụng mối quan hệ trực quan giữa mũi máy bay và chân trời để điều khiển, xử lý máy bay.

C. Đường chân trời giúp ngư dân giới hạn vùng biển an toàn

D. A và B

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Các bức tranh vẽ về biển đảo quê hương làm nổi bật:

A. Tình yêu đối với biển đảo quê hương

B. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc

C. Ý thức bảo vệ Tổ quốc

D. Cả A, B, C

 

Câu 2. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/ thành nào của nước ta?

A. Cà Mau

B. Đà Nẵng

C. Quảng Trị

D. Quảng Nam

 

Câu 3. Huyện đảo Trường Sa thuộc tình/ thành nào?

A. Tỉnh Khánh Hoà.

B. Thành phố Đà Nẵng.

C. Tỉnh Quảng Ngãi.

D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay