Trắc nghiệm bài 16: Tạo hình đồ chơi bằng vật liệu tái chế
Mĩ thuật 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Tạo hình đồ chơi bằng vật liệu tái chế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1. Đâu là một sản phẩm thiết kế đồ chơi:
A. Đèn kéo quân.
B. Tủ lạnh.
C. Quạt điện.
D. Đèn học.
Câu 2. Thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực:
A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Thiết kế đồ họa.
C. Mĩ thuật ứng dụng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3. Thiết kế đồ chơi bao gồm các hoạt động:
A. Tạo dáng, chế tạo đồ chơi.
B. Lắp ghép mô hình.
C. Sử dụng vật liệu tạo sản phẩm theo các quy tắc an toàn khi sử dụng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Chế tạo các sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng có ý nghĩa lớn trong việc:
A. Bảo vệ môi trường, làm đẹp môi trường xung quanh
B. Tiết kiệm chi tiêu trong gia đình
C. Phát huy trí tưởng tượng phong phú
D. A và C
Câu 5. Đâu không phải là một sản phẩm thiết kế đồ chơi:
A. Đèn kéo quân.
B. Đèn ông sao.
C. Đèn ngủ.
D. Đèn lồng.
Câu 6. Đồ chơi có thể được làm từ những nguyên vật liệu nào?
A. Giấy vụn
B. Bìa cứng
C. Lon nước ngọt, lon sữa
D. Cả A, B, C
Câu 7. Những sản phẩm tái chế có đặc điểm:
A. Thân thiện với môi trường
B. Độc đáo, có tính sáng tạo cao
C. Giá thành rẻ
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Thể loại nào sau đây thuộc mĩ thuật ứng dụng:
A. Đồ họa tranh in.
B. Thiết kế đồ chơi.
C. Điêu khắc.
C. Hội họa.
Câu 2. Câu hỏi nào có thể được đặt ra khi trao đổi, trình bày về sản phẩm mĩ thuật được thiết kế từ vật liệu có sẵn:
A. Bạn đã sử dụng những đồ vật, vật liệu gì để thiết kế đồ chơi.
B. Sản phẩm đồ chơi bạn làm ra thể hiện nội dung gì.
C. Loại trò chơi nào phù hợp với đồ chơi của bạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Để làm đẹp và hoàn thiện sản phẩm thiết kế đồ chơi cần:
A. Sử dụng thêm các yếu tố về màu sắc.
B. Sử dụng thêm các yếu tố về chữ viết.
C. Sử dụng thêm các đồ trang trí phù hợp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Hầu hết các sản phẩm tái chế đều được làm bằng cách
A. Thủ công
B. Sản xuất theo dây chuyển
C. Sử dụng máy móc hiện đại
D. Cả A, B, C
Câu 5. Đâu không phải tác dụng của việc tái chế các vật liệu đã qua sử dụng?
A. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
B. Ít tốn kém
C. Thường không sử dụng được lâu
D. Có giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng
Câu 6. Theo em, chất liệu nào vừa dễ tái chế, vừa dễ tìm kiếm trong môi trường?
A. Giấy
B. Nhựa
C. Cao su
D. Thủy tinh
Câu 7. Theo em, sản phẩm nào sau đây không phải là một sản phẩm tái chế?
A. Châu cây từ vỏ chai nhựa
B. Xích đu bằng lốp xe
C. Ống hút nhựa
D. Chiếc thuyền từ vỏ chai
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1. Công việc của ngành thiết kế công nghiệp là:
A. Thiết kế đồ họa web, đồ họa 2D, 3D cho web.
B. Thiết kế sản phẩm có tính thẩm mĩ.
C. Hoạt động liên quan đến ngành dịch vụ và sáng tạo
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Khi thiết kế đồ chơi, cần sử dụng những vật liệu chính nào?
A. Giấy báo.
B. Bìa, màu.
C. Hộp các-tông.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Chiếc thuyền độc đáo sau đây được làm từ vật liệu gì?
A. Các lon nước ngọt
B. Các vỏ chai nhựa
C. Thùng xốp
D. Cao su
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1. Trên thế giới, thiết kế công nghiệp xuất hiện vào:
A. Thế kỉ XVIII.
B. Thế kỉ XIX.
C. Thế kỉ XX.
D. Thế kỉ XV.
Câu 2. Thông qua việc trang trí, làm đồ chơi cũ mà em yêu thích, em có thể rút ra được điều gì?
A. Có ý thức khai thác những vật liệu có sẵn hoặc tái chế để làm sản phẩm đồ chơi.
B. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn môi trường.
C. Biết trân trọng sự lao động, sáng tạo và giữ gìn những sản phẩm đồ chơi yêu thích.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Mục đích sử dụng nào sau đây không phải là của sản phẩm thiết kế đồ chơi:
A. Trang trí.
B. Quà lưu niệm.
C. Thay thế hoàn toàn các sản phẩm đồ chơi công nghiệp.
D. Tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Câu 4. Trong nguyên tắc 3R, từ nào có nghĩa là tái chế?
A. Reuse
B. Reduce
C. Recycle
D. Review