Trắc nghiệm chủ đề 4 tuần 15: Giao tiếp phù hợp

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 4 tuần 15: Giao tiếp phù hợp . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

I. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Lời nói giao tiếp nào phù hợp với thầy cô giáo ở trường?

A. Không biết !

B. Em chào thầy cô ạ.

C. Chưa hiểu !

D. Không nghe rõ!

 

Câu 2: Lời nói giao tiếp nào không phù hợp với thầy cô giáo ở trường?

A. Em chào thầy cô ạ.

B. Thưa cô, em hiểu bài rồi ạ.

C. Không hiểu bài.

D. Thưa thầy, em nghe rõ ạ.

 

Câu 3: Hành vi nào sau đây phù hợp với thầy cô giáo ở trường?

A. Lễ phép, tôn trọng thầy cô

B. Nói trống không với thầy cô

C. Thái độ vô lễ

D. Thường xuyên nói chuyện trong giờ học.

 

Câu 4: Hành vi nào sau đây không phù hợp với thầy cô?

A. Lễ phép, kính trọng thầy cô.

B. Tích cực trong giờ học

C. Chăm chú nghe giảng

D. Tránh mặt thầy cô, không chào thầy cô.

 

Câu 5: Lời nói phù hợp, thân thiện khi giao tiếp với bạn bè:

A. Bạn xấu quá, không xinh đẹp.

B. Đừng buồn nữa bạn ơi!

C. Bạn nói rất khó nghe.

D. Cứ khóc đi, không ai chơi với bạn nữa.

 

Câu 6: Lời nói  không phù hợp, thân thiện khi giao tiếp với bạn bè:

A. Bạn xấu thế, nhìn không xinh đẹp.

B. Đừng buồn nữa bạn ơi!

C. Giọng nói của bạn rất hay.

D. Vui lên, mọi chuyện rồi sẽ qua.

 

Câu 7: Lời nói phù hợp khi giao tiếp với ông bà, bố mẹ:

A. Cháu chào ông bà ạ.

B. Không biết!

C. Nói quá nhiều!

D. Con không thích nghe.

 

Câu 8: Hành vi phù hợp với ông bà, cha mẹ:

A. Không nghe lời ông bà, bố mẹ

B. Làm bông hoa và viết lời yêu thương tặng bố mẹ.

C. Không phụ giúp việc nhà với ông bà, bố mẹ.

D. Hay đòi mua đồ chơi

 

II. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khi giao tiếp với người lớn cần phải:

A. Không nghe mọi người nói

B. Trả lời trống không

C. Chú ý lắng nghe và nói lễ phép

D. Tỏ thái độ không thích.

 

Câu 2: Khi giao tiếp với thầy, cô giáo cần phải:

A. Không nghe thầy cô nói

B. Trả lời trống không

C. Tỏ thái độ không muốn nghe.

D. Lắng nghe và trả lời lễ phép

 

Câu 3: Khi giao tiếp với ông bà, bố mẹ cần phải:

A. Không nghe mọi người nói

B. Lắng nghe và trả lời lễ phép

C. Tỏ thái độ không muốn nghe.

D. Trả lời trống không

 

Câu 4: Khi giao tiếp với bạn bè cần phải:

A. Lắng nghe và nói lời thân thiện.

B. Không chú ý, vừa nghe vừa chơi game

C. Tỏ thái độ khinh thường

D. Có hành vi thiếu tôn trọng bạn.

 

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây phù hợp khi giao tiếp với mọi người xung quanh:

A. Lắng nghe và nói lời thân thiện, lễ phép.

B. Không chú ý, vừa nghe vừa chơi game

C. Tỏ thái độ không muốn nghe

D. Có hành vi thiếu tôn trọng người nói.

 

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không phù hợp khi giao tiếp với mọi người:

A. Lắng nghe mọi người nói.

B. Trả lời mọi người với thái độ tôn trọng

C. Tỏ thái độ khinh thường

D. Có hành vi thể hiện sự tôn trọng người nghe.

 

Câu 7: Khi giao tiếp với em nhỏ cần phải:

A. Quát, mắng em nhỏ

B. Không chú ý, vừa nghe vừa chơi game

C. Tỏ thái độ khinh thường

D. Nhẹ nhàng, dỗ dành em nhỏ.

 

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Rửa bát là việc bố mẹ phân công cho Minh. Do bận nên Minh đã nhờ em trai rửa bát hộ mình. Em Minh đã rất cố gắng rửa bát cho sạch, nhưng không may làm vỡ một cái bát. Minh nghe thấy tiếng bát vỡ, chạy ra xem và mắng: “Sao mà hậu đậu thế!”. Em Minh bật khóc. Nếu là Minh, em sẽ làm gì với em trai khi làm vỡ bát?

A. Nhẹ nhàng an ủi và hướng dẫn em để lần sau em không làm vỡ bát nữa.

B. Mắng em trai tiếp: “Có mỗi bát cũng không biết rửa”.

C. Mắng em và nói với bố mẹ em trai đánh vỡ bát.

D. Đánh em vì em đã không hoàn thành việc mình giao.

 

Câu 2: Nam đi học muộn nên cổng trường đã đóng. Đang lúng túng không biết làm thể nào thì Nam nhìn thấy bóng bác bảo vệ. Nam vội gọi bác và nói: “Bác mở cửa đi". Nếu ở trong tình huống của Nam, em sẽ nói gì với bác bảo vệ?

A. Bác ra mở cổng cho cháu vào học!

B. Bác bảo vệ ơi, hôm nay cháu bị đi học muộn, bác mở cổng cho cháu vào học. Cháu hứa lần sau sẽ không đi học muộn nữa.

C. Bác không mở cổng cháu chèo qua cổng để vào đấy.

D. Nếu bác không mở cổng cháu sẽ bỏ học hôm nay.

 

Câu 3: Khi giao tiếp với mọi người, em phải thể hiện như thế nào?

A. Nói thẳng, không cần giữ lịch sự, tế nhị

B. Không muốn nghe mọi người nói

C. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện

D. Chỉ trả lời ngắn gọn, trống không.

 

Câu 4: Đâu không phải là hành động thể hiện sự phù hợp khi giao tiếp?

A. Lời nói lịch sự, tế nhị

B. Thể hiện thái độ tôn trọng

C. Nói khoa trương, thiếu tôn trọng.

D. Tránh những lời nói, hành vi làm tổn thương người khác.

 

Câu 5: Trong lớp, Nga là người rất chăm và học giỏi nhưng trong giờ học Toán hôm nay, bạn Nga không thuộc bài và bị điểm kém.  Nga đã rất buồn, giờ ra chơi không ra ngoài. Nếu là em, em sẽ nói gì với Nga?

A. Coi thường và chế giễu bạn.

B. Hỏi nguyên nhân và động viên bạn, lần sau học bài để gỡ điểm.

C. Thể hiện thái độ coi thường bạn.

D. Nói nặng lời để bạn nhớ không tái phạm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay