Trắc nghiệm chủ đề 2 tuần 5: Em đã lớn hơn

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 2 tuần 5: Em đã lớn hơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

I. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Em thấy mình đã thay đổi như thế nào so với Tiểu học?

A. Thay đổi diện mạo

B. Không thay đổi

C. Cơ thể bị nhỏ lại

D. Cảm xúc không thay đổi.

 

Câu 2: Em thấy mình đã thay đổi về mặt nào so với Tiểu học?

A. Cảm xúc với bản thân

B. Diện mạo cơ thể

C. Suy nghĩ của bản thân

D. Tính cách hài hước.

 

Câu 3: Đâu không phải là sự thay đổi của bản thân so với ở Tiểu học?

A. Diện mạo cơ thể

B. Ý thức trách nhiệm

C. Cảm xúc trong tình bạn

D. Tình cảm với người thân.

 

Câu 4: Em thấy mình cao hơn, vóc dáng thon hơn,… là sự thay đổi về:

A. Diện mạo cơ thể

B. Ý thức trách nhiệm

C. Cảm xúc trong tình bạn

D. Tình cảm bạn bè

 

Câu 5: Ở Tiểu học, em ước mơ thành diễn viên nhưng lên THCS em ước mơ mình trở thành bác sĩ giỏi để chữa trị cho bệnh nhân, là sự thay đổi về:

A. Diện mạo cơ thể

B. Ý thức trách nhiệm

C. Ước mơ trong cuộc sống

D. Tình cảm bạn bè

 

Câu 6: Em nhận thấy cảm xúc khác lạ khi gặp bạn bè và thầy cô giáo mới ở trường THCS, là sự thay đổi về:

A. Diện mạo cơ thể

B. Cảm xúc bản thân

C. Suy nghĩ cá nhân

D. Tình cảm bạn bè

Câu 7: Ở THCS có nhiều môn học và khối lượng kiến thức nhiều hơn em thấy mình cần chăm chỉ và ý thức trách nhiệm hơn trong học tập, là sự thay đổi:

A. Diện mạo cơ thể

B. Tình cảm với người thân.

C. Cảm xúc trong tình bạn

D. Ý thức trách nhiệm

 

Câu 8: Em nhận thấy mình phải tự vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự lựa chọn trang phục và tự giác làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ hơn, là sự thay đổi về:

A. Sinh hoạt hằng ngày.

B. Ý thức trách nhiệm

C. Cảm xúc trong tình bạn

D. Tình cảm bạn bè

 

II. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện mình đã lớn hơn trong cuộc sống hằng ngày?

A. Tranh giành đồ chơi với em nhỏ.

B. Cố chấp bảo vệ ý kiến cá nhân

C. Tự giác học tập

D. Ganh tị với bạn.

 

Câu 2: Những việc làm nào sau đây thể hiện mình đã lớn?

A. Nhường em nhỏ

B. Mạnh dạn thể hiện ý kiến cá nhân

C. Tông trọng bạn bè

D. Tất cả những việc làm trên.

 

Câu 3: Có nhiều thay đổi theo thời gian, chúng ta cần:

A. nhận thức được sự phát triển của bản thân

B. không thay đổi những thói quen xấu đã có

C. không biết yêu quý bản thân mình

D. Không điều chỉnh bản thân ở môi trường mới.

 

Câu 4: Để rèn luyện, khắc phục những thay đổi của bản thân cần:

A. Sự trợ giúp của mọi người.

B. Ghi nhớ và rút kinh nghiệm trong sinh hoạt hằng ngày.

C. Giải quyết khúc mắc mang tính chủ quan

D. Ngại thay đổi bản thân.

 

Câu 5: Bản thân có những thói quen chưa tích cực còn tồn tại, cần rèn luyện và khắc phục như thế nào?

A. Rút kinh nghiệm trong sinh hoạt hằng ngày.

B. Nghĩ đến hậu quả trước khi hành động

C. Không giải quyết vấn đề theo cảm tính

D. Rèn luyện tất cả các biện pháp trên.

 

Câu 6: Trong lứa tuổi đang phát triển cần:

A. không cần thay đổi bản thân quá nhiều

B. không cần hoàn thiện bản thân vì không ảnh hưởng đến cuộc sống

C. tự nhận thức được bản thên để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

D. chỉ nhận thức được ưu điểm của bản thân.

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trong gia đình Nam có em gái út nhưng rất thích đồ chơi của Nam, thường xuyên đòi đồ chơi của anh. Nam luôn nhường đồ chơi cho em nhỏ và giúp bố mẹ trông em. Vậy Nam thể hiện mình như thế nào?

A. Thể hiện mình đã lớn hơn.

B. Thể hiện mình thay đổi diện mạo cơ thể

C. Thay đôi cảm xúc bản thân

D. Thay đổi sinh hoạt đời sống hằng ngày.

 

Câu 2: Hằng ngày, cô giáo giao bài tập về nhà, Hằng luôn tự giác hoàn thành mà không cần đợi bố nhắc mới làm. Theo em bạn Hằng đã thể hiện thay đổi bản thân như thế nào?

A. Thay đổi cảm xúc

B. Tự giác học tập

C. Thay đổi diện mạo

D. Thay đổi tình cảm

 

Câu 3: Trong giờ kiểm tra, bạn Quân không làm được bài đã nhờ bạn Hoa cho chép nhưng Hoa không đồng ý nên bạn Quân đã giận và không chơi với Hoa nữa. Bạn Hoa đã gặp Quân và giải thích cho Quân hiểu về thiện ý việc làm của mình. Vậy theo em, Hoa đã thể hiện điều gì?

A. Tự giác học tập

B. Thay đổi tình cảm bạn bè

C. Giải quyết khúc mắc không theo cảm tính, chủ quan.

D. Ý thức trong sinh hoạt hằng ngày.

 

Câu 4: Cần tự nhận thức được sự thay đổi của bản thân mình để làm gì?

A. Thay đổi bản thân theo ý thích của mình.

B. Giải quyết vấn đề theo tính chủ quan cá nhân.

C. Làm mới bản thân bằng những việc làm ngược với sự phát triển,

D. phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay