Trắc nghiệm chủ đề 8 tuần 30: Tìm hiểu làng nghề truyền thống

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 8 tuần 30: Tìm hiểu làng nghề truyền thống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm chủ đề 8 tuần 30: Tìm hiểu làng nghề truyền thống
Trắc nghiệm chủ đề 8 tuần 30: Tìm hiểu làng nghề truyền thống

I. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nghề truyền thống là gì?

A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.

B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.

C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Việt Nam?

A. Sen.

B. Đông Hồ.

C. Vạn Phúc.

D. Thanh Hà.

 

Câu 3: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?

 

A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.

B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.

C. Nghề làm nón ở làng Chuông.

D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.

 

Câu 4: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?

 

A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.

B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.

C. Nghề làm nón ở làng Chuông.

D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.

 

Câu 5: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các sản phẩm đồ gia dụng và sản phẩm mây tre đan?

A. Sa Đéc, Đồng Tháp.

B. Khoái Châu, Hưng Yên.

C. Thanh Hà, Quảng Nam.

D. Phú Xuyên, Hà Nội.

 

Câu 6: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các loại hoa, cây cảnh?

A. Sa Đéc, Đồng Tháp.

B. Khoái Châu, Hưng Yên.

C. Thanh Hà, Quảng Nam.

D. Phú Xuyên, Hà Nội.

 

Câu 7: Làng Vạn Phúc đặc trưng với nghề truyền thống nào?

A. Nặn tò he.

B. Chế tác đá mĩ nghệ.

C. Trồng chè.

D. Dệt lụa.

 

Câu 8: Làng Non Nước đặc trưng với nghề truyền thống nào?

A. Nặn tò he.

B. Chế tác đá mĩ nghệ.

C. Trồng chè.

D. Dệt lụa.

 

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?

A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

B. Giữ gìn truyền thống văn hoá.

C. Phát huy truyền thống văn hoá

D. Tất cả các vai trò trên.

 

Câu 2: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?

A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.

B. Phát huy các giá trị văn hoá.

C. Phát triển du lịch và xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 3: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam?

A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.

B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.

C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.

D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

 

Câu 4: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về làm mứt ở Việt Nam?

A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.

B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.

C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.

D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

 

Câu 5: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về tranh dân gian ở Việt Nam?

A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng.

B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị.

C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân.

D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống.

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?

A. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.

B. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề.

C. Ý kiếm trên hoàn toàn sai.

D. Không có ý kiến nào.

 

Câu 2: Lịch sử hình thành làng đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng:

A. Được ra đời vào thế kỷ XVI bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát

B. Được ra đời vào thế kỷ XVII bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát

C. Được ra đời vào thế kỷ XVIII bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát

D. Được ra đời vào thế kỷ XIX bởi một người có gốc Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát

 

Câu 3: Bài thơ sau đây nói về ngôi làng truyền thống nào?

Quanh co dòng tốn thuỷ, cõi Đông Nam một dải đầm sen

Nối đuôi nhà ngói, lớp trước lớp sau, liền cách tường vôi như trì như trát

Đất thiêng này lắm người hiến văn đỗ có nhiều kẻ phát…

Nắn hòn đá các cô, các chị, cuộc vần xoay dưới gối

Lò chen chúc anh em bạn hữu, quanh năm tuôn vẽ khói đen sì…

A. Làng Chuông

B. Bát Tràng

C. Vạn Phúc

D. Đọi Tam

 

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Muốn ăn cơm trắng cá trê

Muốn đội nón tốt thì về làng ...

A. Vòng

B. Chuông

C. Non Nước

D. Tuyết Diêm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay