Trắc nghiệm chủ đề 8 tuần 31: Trải nghiệm nghề truyền thống

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 8 tuần 31: Trải nghiệm nghề truyền thống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Triển lãm tranh là gì?

A. Là một hình thức tổ chức, trình bày những tác phẩm của tập thể hay của cá nhân đã sáng tác từ lâu hay mới đây.

B. Là một hình thức tổ chức, trình bày những tác phẩm của cá nhân đã sáng tác từ lâu hay mới đây.

C. Là một hình thức tổ chức, trình bày những tác phẩm của tập thể đã sáng tác từ lâu hay mới đây.

D. Là một hình thức tổ chức, trình bày những tác phẩm của tập thể hay của cá nhân đã sáng tác từ mới gần đây.

 

Câu 2: Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống, sẽ giúp: 

A. Mọi người hiểu biết về các nghề truyền thống

B. Mọi người trân trọng những nghề truyền thống như là một nét đặc sắc văn hóa dân tộc 

C. Mọi người xem được nhiều tranh

D. Cả A và B đúng

 

Câu 3: Ai là người có trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống?

A. Học sinh, sinh viên

B. Nghệ nhân ở các làng nghề

C. Tất cả mọi người

D. Những người trưởng thành

 

Câu 4: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống bằng phương tiện nào?

A. Internet.

B. Tờ rơi, sách báo.

C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây góp phần gìn giữ các nghề truyền thống?

A. Truyền nghề cho các thế hệ sau.

B. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm truyền thống.

C. Quảng bá du lịch gắn liền với các làng nghề truyền thống.

D. Tất cả các phương án trên

 

Câu 6: Hoạt động nào dưới đây khiến cho các nghề truyền thống bị mai một?

A. Tổ chức triển lãm, hội thi nghề truyền thống

B. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm nhập ngoại

C. Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra khắp nơi trên thế giới

D. Hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của địa phương, đất nước?

A. Cần có thái độ trân trọng, tích cực khi tìm hiểu về làng nghề nghề truyền thông

B. Quảng bá hình ảnh về nghề truyền thống nước ta rộng rãi

C. Không cần làm gì cả

D. Cả A và B đúng

 

Câu 2: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nghề truyền thống là một trong những giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy.

B. Nghề truyền thống là giá trị tinh thần của dân tộc và của các nghệ nhân.

C. Các nghề truyền thống chỉ có giá trị tinh thần, văn hoá, không đem lại giá trị về kinh tế.

D. Tất cả mọi người đều có thể góp phần vào việc gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc.

 

Câu 3: Những thông điệp, hình ảnh biểu trưng về nghề truyền thống có ý nghĩa và sáng tạo sẽ giúp:

A. Góp phần quảng bá cho nghề truyền thống một cách hiểu quả

B. Không giúp ích gì cả

C. Tăng hiểu biết cho mọi người về nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam ta

D. Cả A và C đúng

 

Câu 4: Theo em, tại sao chúng ta phải giữ gìn và tiếp nối các nghề truyền thống của dân tộc?

A. Vì các nghề truyền thống là một bộ phận không thể thiếu, góp phần tạo nên các giá trị văn hoá của dân tộc.

B. Vì các làng nghề là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc.

C. Vì các làng nghề đem lại giá trị về kinh tế, tạo ra việc làm và thu nhập cho rất nhiều gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 5: Theo em, các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống có ý nghĩa gì?

A. Giúp chúng ta có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với bản thân để thực hiện trách 

nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.

B. Tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống là một trong những hình thức phù hợp 

nhất đối với học sinh trong công tác giữ gìn nghề truyền thống.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 6: Theo em, một nghệ nhân chân chính cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nào?

A. Có trách nhiệm, kiễn nhẫn, lười biếng

B. Có trách nhiệm, kiên nhẫn, chăm chỉ

C. Vô trách nhiệm, nản chí, lười biếng

D. Vô trách nhiệm, nản chí, chăm chỉ

 

Câu 7: Đâu không phải là kĩ năng cần có của người làm nghề truyền thống?

A. Khéo léo

B. Sáng tạo

C. Tỉ mỉ

D. Hậu đậu

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo em, việc trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền 

thống có tác dụng gì?

A. Nâng cao giá thành sản phẩm.

B. Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

C. Cả A và B 

D. Không có tác dụng gì

 

Câu 2: Hành động nào không được coi là góp phần gìn giữ các nghề truyền thống?

A. Bạn H kể cho các em nhỏ cùng làng về những câu chuyện của làng nghề nơi bạn ở

B. Bạn H thấy xấu hổ khi được các bạn nước ngoài hỏi han về các làng nghề

C. Bạn H quảng bá các làng nghề truyền thống bằng các bài viết giới thiệu của bạn trên facebook

D. Bạn H luôn tìm tòi, đọc thêm sách báo về những thông tin các làng nghề truyền thống

 

Câu 3: Theo em, chất lượng của các sản phẩm nghề truyền thống phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Chất lượng của các nguyên liệu đầu vào

B. Kĩ năng và tâm huyết của các nghệ nhân

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay