Trắc nghiệm công nghệ 3 cánh diều Bài 7: Làm đồ dùng học tập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7_Làm đồ dùng học tập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 7: LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: “Đồ dùng học tập” là gì?

A. Là những vật dụng hỗ trợ cần thiết đối với hoạt động học tập của học sinh.   

B. Là những vật dụng dùng trong các môn thể thao.  

C. Là những vật dụng để dọn vệ sinh môi trường.   

D. Là những vật dụng để trưng bày trong bảo tàng.    

 

Câu 2: Đâu không phải là đồ dùng học tập?

A. Bút chì.  

B. Thước kẻ.  

C. Hộp bút.  

D. Cây bàng.

 

Câu 3: Vât liệu nào không được dùng để làm thẻ đánh dấu trang sách?

A. Hồ dán.  

B. Bìa cứng.

C. Bút màu.

D. Kéo.   

 

Câu 4: Có mấy bước làm thẻ đánh dấu trang sách?

A. 5 bước.  

B. 7 bước.

C. 9 bước.  

D. 11 bước.   

 

Câu 5: Đâu là yêu cầu sản phẩm của ống đựng bút?

A. Đựng được một số đồ dùng học tập. 

B. Nếp gấp thẳng, phẳng. 

C. Chắc chắn và cân đối.   

D. Cả A, B, C đều đúng.   

 

Câu 6: Để làm được ống đựng bút thì cần phải trải qua bao nhiêu công đoạn chính?

A. Hai công đoạn.

B. Ba công đoạn.

C. Bốn công đoạn.

D. Năm công đoạn.

 

Câu 7: Đâu là tiêu chí lựa chọn vật liệu, dụng cụ khi làm đồ dùng học tập?

A. Lựa chọn vật liệu phù hợp.

B. Sử dụng dụng cụ đúng cách và an toàn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Không có đáp án nào đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đồ dùng học tập có công dụng gì trong cuộc sống?

A. Hỗ trợ cho học sinh thuận tiện hơn trong quá trình học tập.  

B. Giúp cho việc tiếp thu kiến thức mới trở nên hiệu quả hơn.    

C. Gắn với những kỉ niệm thời học sinh của mỗi người.   

D. Tất cả các đáp án trên.  

 

Câu 2: Nêu tác dụng của ống đựng bút?

A. Đựng sách vở.

B. Kẻ cho thẳng.  

C. Đựng bút, thước, tẩy, kéo.  

D. Viết bài.    

 

Câu 3: Sắp xếp các bước để làm thẻ đánh dấu trang sách?

a. Gấp hình vuông theo đường AC tạo thành hình tam giác ADC.

b. Gấp đỉnh C về đỉnh B.

c. Trang trí thẻ đánh dấu theo ý thích.

d. Luồn đỉnh C vào trong khe giữa theo đường nếp gấp a.

e. Gấp đỉnh C về D, miết tạo nếp gấp rồi mở ra. Tương tự gấp đỉnh A về D, miết tạo nếp gấp rồi mở ra.

f. Gấp đỉnh D về điểm giữa H của cạnh AC để tạo đường nếp gấp a.

g. Chọn giấy thủ công mài, vẽ hình vuông có cạnh 8 cm ở mặt ô li.

h. Trang trí thẻ đánh dấu trang theo ý thích.

i. Cắt theo các cạnh được hình vuông có cạnh 8 cm.

k. Làm tương tự với đỉnh A sẽ được sản phẩm hoàn thiện.

A. g – i – a – e – f – b – d – k – h – c  

B. c – a – i – k – d – e – b – g – f – h

C. a – b – c – d – e – f – g – h – i – k  

D. d – h – g – e – a – d – f – e – k – i

Câu 4: Đâu không phải là một bước nằm trong công đoạn gấp thân ống đựng bút?

A. Gấp chép tờ giấy thủ công hình chữ nhật. Dùng kéo cắt bỏ phần thừa, được hình vuông. 

B. Dựng thân ống bút lên tờ giấy thủ công khác. Dùng bút chì đánh dấu các đỉnh A, B, C.

C. Lần lượt gấp 4 góc của 4 phần hình vuông nhỏ. 

D. Lồng 2 phần trên và dưới vào nhau cho đến khi vừa khít được thân ống đựng bút.

Câu 5: Đây là bước nào trong công đoạn cắt, dán đáy ống đựng bút?

A. Vẽ và cắt theo đường nét đứt.

B. Bôi hồ dán vào viền đáy. Dán viền đáy với mặt ngoài thân ống đựng bút sẽ được sản phẩm hoàn thiện.  

C. Dựng thân ống đựng bút lên tờ giấy thủ công khác.  

D. Không có đáp án nào đúng.  

Câu 6: Tại sao cần phải kéo dài các cạnh tam giác?

A. Để trang trí.

B. Để có chỗ dán keo

C. Để ống đựng bút to hơn.

D. Để ống đựng bút cứng hơn.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em có giấy bìa, hộp giấy, giấy màu, hồ dán, em sẽ làm ra đồ dùng học tập gì?

A. Thước kẻ.    

B. Thẻ đánh dấu trang sách.    

C. Hộp đựng bút.   

D. Cặp sách.   

Câu 2: Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho một người bạn của em không biết giữ gìn đồ dùng học tập?

A. Em sẽ khuyên bạn nên cất gọn cẩn thận, lau chùi, tránh làm rơi, mất.

B. Em sẽ khuyên bạn tốt nhất là đừng nên làm gi nếu không biết cách giữ gìn.

C. Em sẽ bảo bạn là đồ ngốc không biết giữ gìn đồ dùng học tập của mình.

D. Em không khuyên bạn vì đó không phải là việc của em.    

Câu 3: Một bạn làm thân ống đựng bút lại ra khung hình tam giác. Em cần sửa cho bạn như thế nào?

A. Mặc kệ bạn vì đó không phải việc của mình.  

B. Trách móc, chê cười bạn là đứa không biết làm gì.   

C. Khuyên bạn làm lại và chú ý vào bước gấp 4 góc của 4 phần thành hình vuông nhỏ.  

D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 4: Điền tiếp vào chố trống dưới đây để hoàn thành câu

“Khi sử dụng, em cần chú ý ………… và …………. đồ dùng học tập ……….”

A. gọn gàng – sắp xếp – bừa bộn.

B. bảo quản – sắp xếp – gọn gàng.

C. gọn gàng – bảo quản – sắp xếp.  

D. bảo quản – bừa bộn – sạch sẽ.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Em nên có thái độ và tình cảm gì đối với học tập?

A. Không có cảm xúc gì.

B. Có ý thức giữ gìn, bảo quản.

C. Yêu quý, trân trọng.  

D. Cả B và C đều đúng.   

Câu 2: Để giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập, em cần làm gì?

A. Thường xuyên lau chùi, để ở nơi an toàn, tránh làm rơi và mất.  

B. Vứt lung tung khắp nơi.  

C. Không thèm lau chùi, để cho nó bẩn và hỏng.

D. Vẽ bậy lên đồ dùng học tập.     

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay