Trắc nghiệm CTST Bài 4 - Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 - Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 4 chân trời sáng tạo
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (25 CÂU)A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trong hình 1 là
A. Đỉnh Pu Si Lung
B. Đỉnh Trường Sơn
C. Đỉnh Hoàng Liên Sơn
D. Sông Nho Quế
Câu 2: Đỉnh núi cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn là
A. Trường Sơn
B. Phan-xi-păng
C. Vu
D. Kẽm
Câu 3: Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy
A. Cánh cung Sông Gâm
B. Trường Sơn
C. Hoàng Liên Sơn
D. Cánh cung Ngân Sơn
Câu 4: Đỉnh Phan-xi-păng nằm ở vùng
A. Tây Nam bộ
B. Tây Bắc bộ
C. Đông Bắc bộ
D. Đông Nam bộ
Câu 5: Phan-xi-păng được mệnh danh là
A. Nóc nhà Đông Dương
B. Nóc nhà Đông Nam Á
C. Nóc nhà Đông Bắc
D. Nóc nhà châu Á
Câu 6: Phan-xi-păng nằm ở biên giới tỉnh
A. Lào Cai và Lai Châu
B. Lào Cai và Điện Biên
C. Lào Cai và Thanh Hóa
D. Lào Cai và Sơn La
Câu 7: Đồng bằng lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. Đồng bằng Trung bộ
B. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
C. Đồng bằng Nam bộ
D. Không có đồng bằng nào
Câu 8: Ở trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có chứa
A. Cánh cung Sông Ngân
B. Dãy Trường Sơn
C. Dãy Hoàng Liên sơn
D. Cánh cung Ngân Sung
Câu 9: Cao nguyên nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
A. Cao nguyên Đồng Văn
B. Cao nguyên Di Linh
C. Cao nguyên Bắc Hà
D. Cao nguyên Tà Phinh
Câu 10: Đèo Mẻ Pía thuộc tỉnh
A. Lai Châu
B. Lạng Sơn
C. Cao Bằng
D. Hòa Bình
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Đảo nào sau đây nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ?
A. Đảo Phú Quốc
B. Đảo Cái Bầu
C. Đảo Hòn Cỏ
D. Đảo Hòn La
Câu 2: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có bao nhiêu cánh cung?
A. 5 cánh cung
B. 3 cánh cung
C. 4 cánh cung
D. 6 cánh cung
Câu 3: Cánh cung nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ nằm gần biển?
A. Cánh cung Sông Gâm
B. Cánh cung Đông Triều
C. Cánh cung Bắc Sơn
D. Cánh cung Ngân Sơn
Câu 4: Cao nguyên Đồng Văn nằm ở tỉnh nào?
A. Điện Biên
B. Nam Định
C. Hòa Bình
D. Hà Giang
Câu 5: Cột cờ Lũng Cú nằm ở Tỉnh nào?
A. Nam Định
B. Sơn La
C. Điện Biên
D. Hà Giang
Câu 6: Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi
A. Rồng
B. Phượng
C. Mây
D. Gió
Câu 7: Cột cờ Lũng Cú được xây dựng thuộc xã
A. Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
B. Lũng Cầu, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
C. Lũng Loạn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
D. Lũng Căn, huyện Đồng Văn, tình Hà Giang
Câu 8: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có địa hình chủ yếu là
A. Sa mạc
B. Đồng bằng
C. Đồi núi
D. Thảo nguyên
Câu 9: Các đồi ở đây có đặc điểm
A. Đỉnh dốc, sườn dốc
B. Đỉnh cao, sườn thoải
C. Đỉnh tròn, sườn dốc
D. Đỉnh tròn, sườn thoải
Câu 10: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh
B. Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
C. Ôn hòa
D. Nắng nóng
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Mùa đông ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ có gì đặc biệt?
A. Lạnh nhì cả nước và có một số nơi có tuyết
B. Lạnh nhất cả nước và có một số nơi có tuyết
C. Lạnh bình thường và không có tuyết
D. Không lạnh và không có khả năng có tuyết
Câu 2: Những con sông nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
A. Sông Đà, sông Đồng Nai
B. Sông Hồng, sông Ba
C. Sông Gâm, sông Thu Bồn
D. Sông Đà, sông Lô
Câu 3: Người dân trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ gặp khó khăn do
A. Địa hình nguy hiểm
B. Địa hình bằng phẳng
C. Địa hình bị chia cắt
D. Địa hình núi cao
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Một số thiên tai thường xảy ra ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. Lú quét, ngập mặn
B. Lũ quét, sạt lở đất
C. Hạn hán, sạt lở đất
D. Hạn hán, sa mạc
Câu 2: Một trong những biện pháp để phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. Phá rừng làm nhà
B.Trồng rừng và bảo vệ rừng
C. Xây thêm nhiều thủy điện
D. Phá rừng làm khu du lịch