Giáo án kì 2 đạo đức 5 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm đạo đức 5 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉnh chu được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Hãy xem trước bất kì bài nào phia dưới trước khi mua.
Phần trình bày nội dung giáo án
Giáo án word kì 2 đạo đức 5 chân trời sáng tạo
- Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 7: Môi trường sống quanh em
- Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 8: Em bảo vệ môi trường
- Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân
- Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại
- Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại
- Giáo án Đạo đức 5 Chân trời bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn bè bảo vệ môi trường sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong xử lí tình huống; ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống để bảo vệ môi trường.
Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm cụ thể, sáng tạo.
Năng lực riêng:
Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số việc làm bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng phù hợp với khả năng.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; nhắc nhở người thân, bạn bè bảo vệ môi trường sống.
Điều chỉnh hành vi: Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Sẵn sàng bảo vệ môi trường sống; không đồng tình với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Trách nhiệm: Tự giác trong việc bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, VBT (nếu có).
Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.
Các tình huống bảo vệ môi trường sống.
Các hình ảnh minh họa tình huống bảo vệ môi trường.
2. Đối với học sinh
SHS Đạo đức 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn (Nhạc và lời: Vũ Kim Dung). https://youtu.be/TXFGtx2tU3s - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Theo em, bài hát trên truyền tải thông điệp gì? + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bài hát trên truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường sống quanh ta. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trái Đất của chúng ta có giữ được màu xanh hay không, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực bảo vệ và chăm sóc của các thế hệ HS tương lai. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng thông qua bài học “Em bảo vệ môi trường” sẽ giúp các em tìm hiểu về môi trường sâu hơn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. b. Cách tiến hành - GV tổ chức lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ). - GV hướng dẫn HS đọc 2 thông tin SGK tr.39 - 40 để trả lời câu hỏi: ![]() ![]() + Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1,2 và cho biết ý nghĩa của Giờ Trái Đất, Ngày Trái Đất là gì? + Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 1,2 và cho biết em có thể hưởng ứng Giờ Trái Đất và Ngày Trái Đất bằng những việc làm nào? - GV mời đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Ý nghĩa của Giờ Trái Đất: Nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Em có thể hưởng ứng Giờ Trái Đất bằng những việc làm như: tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong 60 phút, từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm. + Ý nghĩa của Ngày Trái Đất: Ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường sống. Em có thể huưởng ứng Ngày Trái Đất bằng cách: tuyên truyền cho mọi người bảo vệ môi truường sống, trồng cây xanh, thu gom rác thải,… - GV mở rộng kiến thức, cho HS quan sát video để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những việc làm bảo vệ Trái Đất. Video: Khi cả thế giới tắt đèn để hưởng ứng Giờ Trái Đất 2024. https://www.youtube.com/watch?v=1DSZGud4V-0 - GV cùng HS chia sẻ những việc bản thân đã làm hoặc đã chứng kiến thể hiện ý nghĩa bảo vệ môi trường. - GV nhận xét, kết luận: Giờ Trái Đất và Ngày Trái Đất là những chiến dịch có ý nghĩa lan toả thông điệp bảo vệ môi trường. Mỗi chúng ta cần tự có ý thức thực hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ Trái Đất thân yêu. Hoạt động 2: Quan sát tranh và liệt kê a. Mục tiêu: HS biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Nêu những việc làm bảo vệ môi trường sống thể hiện qua các tranh trên. ![]() - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Kể thêm một số việc làm cụ thể khác để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng phù hợp với em. - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV nêu kết luận: + Những việc làm bảo vệ môi trường sống thể hiện qua các tranh:
+ Một số việc làm bảo vệ môi trường:
- GV củng cố kiến thức, trình chiếu video mở rộng để HS hiểu rõ và phân biệt được những hành vi bảo vệ môi trường và phá hoại môi trường. Video: Phim hoạt hình Bé bảo vệ môi trường. …………………….
|
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS chia thành 4 nhóm.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát video, lắng nghe và tiếp thu. ……………… |
----------------------Còn tiếp---------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
BÀI 9: EM LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các loại kế hoạch cá nhân.
Biết vì sao phải lập kế hoạch cá nhân.
Biết cách lập kế hoạch cá nhân và lập được kế hoạch cá nhân của bản thân trong học tập và cuộc sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống trong việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng:
Điều chỉnh hành vi: Nêu được các loại kế hoạch cá nhân; biết được vì sao phải lập kế hoạch cá nhân; biết cách lập kế hoạch cá nhân và lập được kế hoạch cá nhân để thực hiện công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Thường xuyên lập kế hoạch cá nhân để thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.
Trách nhiệm: Tự giác, chủ động trong việc thực hiện kế hoạch cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, VBT (nếu có).
Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
Các tình huống thực hiện kế hoạch cá nhân.
Bộ thẻ cảm xúc.
Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
SHS Đạo đức 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về ước mơ của em theo gợi ý: + Ước mơ của em là gì? + Vì sao em lại có ước mơ đó? + Để thực hiện ước mơ đó, em cần làm gì? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Mục đích của việc lập kế hoạch cá nhân là nhằm giúp mỗi người có cái nhìn tổng quát những nhiệm vụ mà mình cần thực hiện, qua đó, sắp xếp hiệu quả tài chính, thời gian, nhân lực để đạt được kết quả cao nhất mà mình mong đợi ở từng công việc. Bài học “Em lập kế hoạch cá nhân” sẽ giúp các em thực hiện lập kế hoạch cụ thể cho những công việc của bản thân mình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu những loại kế hoạch cá nhân a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những anh hùng, chiến sĩ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 – 4 (SGK tr.43) trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Quan sát tranh và nêu các loại kế hoạch cá nhân. ![]() - GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Tranh 1: Kế hoạch học tập. + Tranh 2: Kế hoạch rèn luyện bản thân (rèn luyện sức khoẻ). + Tranh 3: Kế hoạch chi tiêu. + Tranh 4: Kế hoạch tổ chức sự kiện (tiệc sinh nhật). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, cho biết Em có thể lập kế hoạch cá nhân cho các hoạt động nào khác trong cuộc sống? - GV mời 1 số nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Có rất nhiều các loại kế hoạch khác nhau. Tuỳ từng trường hợp, chúng ta cần xác định đúng loại kế hoạch để từ đó có thể xây dựng bản kế hoạch phù hợp. - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát một số bản kế hoạch: ![]() ![]() Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải lập kế hoạch cá nhân. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc to trước lớp câu chuyện “Bác tập cho chúng tôi có kế hoạch lao động” SGK tr.44. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi đọc trả lời câu hỏi: + Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ điều gì? + Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng gì? + Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV nêu kết luận: + Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ về làm việc có kế hoạch, tránh nhàn rỗi. + Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và nhất là tránh nhàn rỗi. + Theo em, chúng ta phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân để chúng ta có cách sắp xếp công việc khoa học, tránh tùy tiện, nhàn rỗi. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Ý nghĩa của việc lập kế hoạch cá nhân là gì? - GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí: + Nhằm giúp mỗi người có cái nhìn tổng quát về những nhiệm vụ mà mình cần thực hiện. + Sắp xếp hiệu quả thời gian, sức lực, tiền bạc, chủ động tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch,… + Dễ dàng vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. + Đây là cách làm việc khoa học, giúp mỗi cá nhân phát huy tốt nhất tiềm năng của mình, đạt được các mục tiêu trong học tập, rèn luyện,…tránh được sự tuỳ tiện và nhàn rỗi. Hoạt động 3: Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết cách lập kế hoạch cá nhân theo trình ự các bước cụ thể, khoa học và hợp lí. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS đọc đoạn hội thoại tr.45 SGK và thực hiện yêu cầu: + Từ ý kiến của các bạn, việc lập kế hoạch cá nhân cần thực hiện theo các bước nào? + Khi lập kế hoạch cá nhân, em cần lưu ý điều gì?
- GV mời đại diện 3 - 4 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Từ ý kiến của các bạn, việc lập kế hoạch cá nhân cần thực hiện theo các bước:
+ Khi lập kế hoạch cá nhân, em cần lưu ý thứ tự việc làm sao cho hợp lý, phù hợp và có các biện pháp cho từng việc làm …………. |
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS đọc câu chuyện
- HS lắng nghe nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thông tin trong SGK, lắng nghe yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe nhiệm vụ, đọc câu hỏi Bài tập 1. ………………………… |
----------------------Còn tiếp---------------------
Trắc nghiệm kì 2 đạo đức 5 chân trời sáng tạo
- Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 7: Môi trường sống quanh em
- Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 8: Em bảo vệ môi trường
- Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân
- Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 10 : Em nhận diện biểu hiện xâm hại
- Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại
- Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
BÀI 8: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Giờ Trái Đất là một sáng kiến do:
A. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng.
B. Liên Hợp Quốc khởi xướng.
C. Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng.
D. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng.
Câu 2: Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất từ năm bao nhiêu?
A. Năm 2009. | C. Năm 2011. |
B. Năm 2010. | D. Năm 2012. |
Câu 3: Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất với khẩu hiệu:
A. Tiết kiệm năng lượng. | C. Vì một tương lai xanh. |
B. Bảo vệ sự sống. | D. Tắt đèn bật tương lai. |
Câu 4: Năm bao nhiêu Giờ Trái Đất tại Việt Nam đánh dấu hành trình 15 năm kết nối và lan tỏa?
A. Năm 2024. | C. Năm 2022. |
B. Năm 2023. | D. Năm 2021. |
Câu 5: Giờ Trái Đất khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt các thiết bị điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong:
A. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
B. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
C. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
D. 60 phút, từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Câu 6: Ngày Trái Đất là:
A. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị môi trường sống.
B. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm phát triển kinh tế cá nhân.
C. Là ngày vận động mọi người nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.
D. Là ngày mọi người phòng, tránh biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Câu 7: Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở đâu?
A. Đức. | B. Mỹ. | C. Hoa Kỳ. | D. Trung Quốc. |
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến Chiến dịch Giờ Trái Đất?
A. Là một sáng kiến do Liên Hợp Quốc khởi xướng.
B. Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
C. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
D. Được diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Ngày Trái Đất?
A. Là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị môi trường sống.
B. Được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1971, năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc công nhận.
C. Được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 hằng năm.
D. Nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Câu 3: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
A. Trồng cây xanh.
B. Thu gom rác thải.
C. Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống.
D. Đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
Câu 4: Hành động nào sau đây không giúp bảo vệ môi trường?
A. Sử dụng năng lượng mặt trời.
B. Không săn bắt, buôn bán tráui phép động vật hoang dã.
C. Đổ rác không đúng nơi quy định.
D. Mang theo bình nước đi học.
Câu 5: Hành động nào sau đây biết bảo vệ môi trường sống?
A. Bác của My thường xuyên phun thuốc trừ sâu.
B. Bin vứt túi ni-lông xuống biển.
C. Ở quê Nam, mọi người thường đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
D. Lan có thói quen tái sử dụng các đồ dùng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Việc đốt rác ở đường làng mang lại hậu quả gì?
A. Gây ô nhiễm môi trường nước.
B. Gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề.
C. Gây ô nhiễm môi trường đất.
D. Gây ảnh hưởng các loài vật dưới đất.
Câu 2: Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rông quanh nhà gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
A. Ảnh hưởng quá trình phát triển của các loài cây xung quanh.
B. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của người dân.
C. Ảnh hưởng môi trường sống dân cư, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng,…
D. Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, gây ra ô nhiễm nguồn nước.
..............................................
BÀI 9: EM LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
(14 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động kể về hồi Bác đang ở đâu?
A. Hồi ở Pác Bó.
B. Hồi ở Tuyên Quang.
C. Hồi ở Thái Nguyên.
D. Hồi ở Hà Nội.
Câu 2: Trong câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ điều gì?
A. Phải luôn làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian.
B. Phải luôn làm chuẩn tác phong của một người cán bộ.
C. Phải luôn gọn gang, sạch sẽ và chăm chỉ.
D. Phải luôn giữ nguyên tắc của chính mình đặt ra.
Câu 3: Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác trong câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động có tác dụng gì?
A. Rèn luyện cho mọi người đức tính cần cù, chăm chỉ.
B. Rèn luyện cho mọi người thói quen dậy sớm, sắp xếp công việc hằng ngày.
C. Rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tùy tiện và nhất là nhàn rỗi.
D. Rèn luyện lòng dũng cảm, gan dạ và có tính cầu toàn.
Câu 4: Ai đã sắp xếp được công việc hằng ngày, Bác cảm thấy:
A. Tự hào vì mọi người đã biết lo cho mình.
B. Hãnh diện về người dân của mình.
C. Vui dù việc làm rất nhỏ.
D. Phấn khích vì mọi người đã biết sắp xếp thời gian.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?
A. Vì chúng ta có thể sắp xếp hiệu quả thời gian để đạt được mục đích mà mình đề ra.
B. Vì nó giúp con người có tinh thần tự chủ, dũng cảm, không dựa dẫm.
C. Vì nó giúp chúng ta có nhiều thời gian bên cạnh người thân hơn.
D. Vì nó giúp con người có kĩ năng quản lí chi tiêu, giúp cho cuộc sống hạnh phúc, dễ dàng hơn.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về câu chuyện Bác tập cho chúng tôi kế hoạch lao động?
A. Ai đã sắp xếp được công việc trong ngày, Bác thấy vui dù việc làm rất nhỏ.
B. Đối với anh chị em phục vụ, Bác cũng ân cần chỉ bảo.
C. Bác thường nhắc cán bộ phải chăm chỉ, cần cù và chu đáo.
D. Nhắc nhở của Bác giúp cho mọi người có thói quen sắp xếp công việc hằng ngày.
Câu 3: Đâu không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?
A. Xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian hoàn thành.
B. Xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các việc đó.
C. Xác định biện pháp cho từng việc làm.
D. Trĩ hoãn những công việc khó và nhờ mọi người làm hộ.
Câu 4: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về lập kế hoạch cá nhân?
A. Với học sinh, chỉ có việc học tập mới cần kế hoạch.
B. Làm việc theo kế hoạch là cứng nhắc mất đi tính sáng tạo.
C. Làm việc theo kế hoạch làm lãng phí thời gian.
D. Làm việc theo kế hoạch giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
Câu 5: Nội dung nào không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?
A. Liệt kê các bước cần thực hiện.
B. Việc khó được trì hoãn vài ngày.
C. Xác định thời gian hoàn thành.
D. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?
A. Sang luôn chủ động lập kế hoạch cá nhân và hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.
B. Minh cho rằng việc lập kế hoạch cá nhân là không cần thiết, vì mọi thứ đã có trong đầu.
C. Kiệt học tập và làm việc tho phương châm “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
D. Lan luôn lập cho mình kế hoạch cá nhân ngắn hạn cho bản thân.
Câu 2: Khi lập bản kế hoạch cá nhân, cần chú ý điều gì?
A. Lời văn ngắn ngọn.
B. Phải kẻ bảng.
C. Chỉ nên viết kế hoạch ngắn gọn.
D. Đầy đủ, chi tiết, lời văn rườm rà.
…………………………………………………………..
![Giáo án kì 2 đạo đức 5 chân trời sáng tạo](https://kenhgiaovien.com/sites/default/files/default_images/daidien1.jpg)
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa:giáo án kì 2 đạo đức 5 chân trời sáng tạo; bài giảng kì 2 đạo đức 5 chân trời sáng tạo, tài liệu giảng dạy đạo đức 5 chân trời sáng tạo