Trắc nghiệm đúng sai Toán 6 chân trời Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo
BÀI 3. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Câu 1: Vào mùa mưa, mực nước trung bình của một hồ chứa cao hơn 5m so với mực nước thông thường. Vào mùa khô, mực nước trung bình của hồ chứa đó lại thấp hơn 3m so với mực nước thông thường. Mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mùa mưa và mùa khô chênh lệch nhau.
a) Số nguyên biểu thị mực nước mùa mưa so với mực nước thông thường của hồ đó là 5m.
b) Số nguyên biểu thị mực nước mùa khô so với mực nước thông thường của hồ đó là: 3m.
c) Mức chênh lệch mực nước giữa mùa mưa và mùa khô là tổng của mực nước mùa mưa và mùa khô.
d) Mực nước trung bình của hồ chứa vào mùa mưa và mùa khô có chênh lệch là 8m.
Đáp án:
- A, D đúng
- B, C sai
Câu 2: Trong giờ học nhóm, ba bạn An, Bình, Chi đã lần lượt phát biểu như sau:
1. Bạn An: “Tổng của hai số nguyên dương luôn lớn hơn mỗi số hạng của nó”.
2. Bạn Bình: “Tổng của hai số nguyên âm luôn lớn hơn mỗi số hạng của nó”.
3. Bạn Chi: “Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó”
a) Bạn An phát biểu đúng
b) Bạn Chi phát biểu sai
c) Bạn Bình phát biểu sai
d) – 15 > - 3,
Câu 3: Một chiếc tàu ngầm đang ở độ cao – 25m so với mực nước biển, tàu tiếp tục lặn xuống thêm 10m nữa.
a) Chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 25 m.
b) Sau khi lặn xuống thêm 10m thì tàu ngầm đang ở độ sâu: 30m.
c) Độ sâu của tàu ngầm được biểu diễn bằng số dương.
d) Độ cao mới của tàu so với mực nước biển là: - 35m.
Câu 4: Nhiệt độ phòng đông lạnh của công ty cá Bình An đang là – 60C. Bác Lan đã điều chỉnh nhiệt độ phòng đông lạnh hai lần. Lần một giảm nhiệt độ xuống bớt 70C, lần hai lại tăng nhiệt độ thêm 50C.
a) Sau lần điều chỉnh thứ nhất, nhiệt độ trong phòng là -130C.
b) Sau lần điều chỉnh thứ hai, nhiệt độ trong phòng là – 5 0C.
c) Nhiệt độ trong phòng là một số âm
d) sau hai lần điều chỉnh, nhiệt độ trong phòng là – 60C
Câu 5: Một nhà hàng hải sản nợ ngân hàng 30 triệu đồng, sau đó nhà hàng đã phải trả nợ ngân hàng 10 triệu đồng.
a) Nhà hàng hải sản đang có 30 (triệu đồng).
b) Sau khi trả nợ ngân hàng 10 triệu đồng thì nhà hàng đang có: 20 (triệu đồng).
c) Số dư tài khoản của nhà hàng ở ngân hàng là một số âm
d) Số dư tài khoản của nhà hàng ở ngân hàng là: - 30 triệu đồng
Câu 6: Một tòa nhà có 20 tầng và 3 tầng hầm. Người ta biểu thị tầng G (tầng có mặt sàn là mặt đất) là 0, tầng hầm B1 là -1 và tầng hầm B2 là -2, … Hãy dùng phép cộng số nguyên để diễn tả tình huống sau: Một người đang ở tầng 2, người đó đi thang máy lên 8 tầng, sau đó lại đi xuống 11 tầng.
a) Số nguyên biểu thị cho tầng người đó đang ở là 2.
b) Khi người đó đi thang máy lên 8 tầng từ tầng 2, số nguyên biểu thị tầng mới là 11.
c) Sau khi đi xuống 11 tầng từ tầng 10, số nguyên biểu thị tầng cuối cùng là -2
d) Người đó dừng lại ở tầng B1.
Câu 7: Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thông thường. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là – 390C. Nhiệt độ sôi của thủy ngân là 3570C. T
a. Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thông thường
b) Nhiệt độ sôi của thủy ngân đọc là âm ba trăm năm bảy độ C
c) Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân đọc là âm ba chín độ C
d) Sự chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là 3860C.
--------------- Còn tiếp ---------------