Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 12: đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.
Câu 2. Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ.
B. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập.
C. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước.
D. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
C. Đảm bảo quyền lực của Nhà nước.
D. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Câu 4. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam.
B. Một tổ chức chính trị - xã hội.
C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.
D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.
Câu 5. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
A. Nhà nước
B. Chính phủ
C. Nhân dân
D. Đảng viên
Câu 6. Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức:
A. Chính trị - xã hội
B. Chính trị
C. Xã hội
D. Xã hội chính trị
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước.
D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: “Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm..................., các thiết chế.................... có mối quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện và tham gia thực hiện....................., quyền lực Nhà nước.”
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. các cơ quan, đặc thù, quản lí xã hội
B. các ban ngành, tập trung, chức năng chính
C. các tổ chức, hợp pháp, quyền lực chính trị
D. các thành viên, cốt yếu, quản lí đất nước.
Câu 2: Quyền lực .................... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền...................., ...................., ....................
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. Đảng, xây dựng, thực thi và đánh giá.
C. chính trị, tự do, dân chủ, vì dân.
D. các bộ, điều hành, điều tra, khen thưởng.
Câu 3: ..................... gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước ................... về những quyết định của mình.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Nhà nước, Nhân dân.
B. Đảng, Nhân dân
C. Nhà thầu, Nhân dân
D. Tổ quốc, Nhân dân.
Câu 4: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do..................... làm chủ; tất cả quyền lực.................... thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp.................... với giai cấp.................... và đội ngũ...................
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Đảng, trung tâm, công nhân, nông dân, trí thức.
B. Chính phủ, chính, quý tộc, chủ nô, nô lệ.
C. Nhà nước, Nhà nước, Nhà nước, Chính phủ, Đảng.
D. Nhân dân, Nhà nước, công nhân, nông dân, trí thức.
Câu 5: Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các bộ phận nào cấu thành?
A. Đảng chính trị.
B. Nhà nước.
C. Các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. Đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.
B. Ban hành pháp luật.
C. Quyết định về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của đất nước.
D. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tính vừa sức.
B. Tính nhất nguyên chính trị.
C. Tính thống nhất.
D. Tính nhân dân.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là ……………
A. Đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.
B. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
C. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
D. Hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam.
Câu 2: Việc người dân giám sát và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các sai phạm trong hoạt động của cơ quan nhà nước …………….
A. Đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.
B. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
C. Một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
D. Hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam.
Câu 3: “Ông K - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A kí quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể.”
Em nhận xét thế nào về hành vi của nhân vật trong tình huống trên?
A. Việc làm của ông K là sai. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các cán bộ nhà nước là đại diện để nhân dân thực thi quyền lực của mình.
B. Việc làm của ông K là sai. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, lãnh đạo chính quyền phải lấy ý kiến tập thể, ý kiến của nhân dân.
C. Việc làm của ông K là đúng vì hoạt động mà công ty đó làm là một việc hữu ích cho địa phương, tạo công ăn việc làm cho người trong vùng và được luật pháp Việt Nam cho phép nên không cần thông qua trao đổi ý kiến tập thể mà một mình chủ tịch ra quyết định là đủ.
D. Cả A và B.
Câu 4: “Là cán bộ lãnh đạo xã B, ông D luôn quan tâm xem xét, giải quyết những bức thư góp ý, phản ánh của người dân trong xã.”
Em nhận xét thế nào về hành vi của nhân vật trong tình huống trên?
A. Việc làm của ông D là đúng, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
B. Việc làm của ông D là đúng. Thông qua những việc làm đó, xã B sẽ đánh giá được hiệu quả các hoạt động của chính quyền địa phương, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hoạt động chưa tốt, chưa phù hợp với nhân dân và xây dựng những hoạt động có hiệu quả hơn.
C. Việc làm của ông D là không cần thiết, đôi khi là lãng phí thời gian. Ông là cán bộ xã thì đúng ra ông nên tập trung vào việc thu hút các nhà đầu tư tới địa phương chứ còn việc này là việc của cấp dưới.
D. Cả A và B.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Giáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội.”
Em nhận xét thế nào về hành vi của nhân vật trong tình huống trên?
A. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam cũng như giúp các em tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
B. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp học sinh tránh xa mạng xã hội, nơi có rất nhiều nội dung đen tối.
C. Việc làm của giáo viên H là sai, vì làm như vậy là không cho học sinh quyền bày tỏ quan điểm chính kiến và hơn nữa, nếu như nội dung liên quan đến chính trị mà học sinh chia sẻ đúng là lỗi, vấn đề tồn đọng của nhà nước thì rõ ràng việc làm của học sinh là hoàn toàn hợp pháp.
D. Cả A và B.
Câu 2: “Bà X thường lợi dụng chức vụ để bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.”
Em nhận xét thế nào về hành vi của nhân vật trong tình huống trên?
A. Hành vi của bà X là không đúng vì bà đã vi phạm vào quyền của công dân về làm luật.
B. Hành vi của bà là sai trái, đáng bị phê phán. Bà X đã không hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, lợi dụng chức vụ đề vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và đất nước.
C. Bà X có một cách nhìn chưa chính xác về cách hành xử theo chuẩn pháp luật.
D. Tất cả các đáp án trên.