Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 14: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 14: QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC, CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của:
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch Quốc hội
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Quốc hội
Câu 2: Công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của:
A. Quốc hội.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
Câu 3: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc:
A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng đối nội.
C. Ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
D. Đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 4: Đâu không phải một cơ quan/thành phần của Quốc hội?
A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
B. Bộ Lập pháp Quốc hội
C. Các Uỷ ban của Quốc hội
D. Đoàn đại biểu Quốc hội
Câu 5: Quốc hội họp thường lệ mỗi năm mấy kì?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Câu nào sau đây đúng về Thủ tướng Chính phủ?
A. Là nhân vật quan trọng nhất của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của các Bộ thuộc lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội.
B. Là người nắm quyền điều hành chính các công việc mật thiết liên quan đến Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
C. Là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Chính phủ hoạt động theo hình thức nào?
A. Thông qua các phiên họp của Chính phủ
B. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
C. Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Tại phiên họp, đại biểu Quốc hội có quyển:
A. Biểu quyết hoặc không biểu quyết
B. Biểu quyết tán thành hoặc không tán thành
C. Biểu quyết tán thành hoặc không biểu quyết
D. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết
Câu 9: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, ai là người có quyền quyết định đặc xá?
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch Quốc hội
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Tổng Bí thư
Câu 10: Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chủ thể nào có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên?
A. Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
B. Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
C. Tổng Thanh tra Chính phủ.
D. Thủ tướng Chính phủ.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Chủ tịch nước của nước ta năm 2022 là ai?
A. Nguyễn Phú Trọng
B. Nguyễn Xuân Phúc
C. Vương Đình Huệ
D. Tập Cận Bình
Câu 2: Thủ tướng Chính phủ của nước ta năm 2022 là ai?
A. Nguyễn Thị Kim Ngân
B. Nguyễn Xuân Phúc
C. Phạm Minh Chính
D. Nguyễn Sinh Hùng
Câu 3: Ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ gì năm 2022?
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch Quốc hội
C. Phó Thủ tướng Chính phủ
D. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Quốc hội?
A. Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp.
B. Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
C. Quốc hội phân cho chủ tịch Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
D. Mỗi cơ quan thuộc Quốc hội có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.
Câu 5: Câu nào sau đâu nói đúng về hình thức hoạt động của Quốc hội?
A. Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
B. Quốc hội tổ chức các kì họp kín, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
C. Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ người đứng đầu nắm toàn quyền quyết định.
D. Quốc hội tổ chức các kì họp kín, làm việc theo chế độ người đứng đầu nắm toàn quyền quyết định nhưng không được phép đi ngược lại hoàn toàn ý kiến của các thành viên khác.
Câu 6: Đâu không phải là một nhiệm vụ / quyền hạn của Chủ tịch nước?
A. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh
B. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước
C. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giảng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân
D. Thực thi các chính sách về kinh tế - xã hội, trực tiếp bàn luận và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, cố vấn điều chỉnh luật pháp theo từng thời kỳ
Câu 7: “Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội” là thể hiện chức năng gì của Chính phủ?
A. Lập pháp
B. Lập hiến
C. Hành pháp
D. Hỗ trợ Quốc hội xây dựng đất nước
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: “Quốc hội có thể thực hiện quyền lập pháp bằng việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo.” Ý kiến này là đúng hay sai?
A. Đúng, vì Quốc hội thực hiện quyền lập pháp bằng cách trực tiếp xây dựng, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật hoặc thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, xây dựng.
B. Đúng, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, mà pháp luật lại là đại diện cho sức mạnh nên việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo nằm trong những công việc của Quốc hội.
C. Sai, vì Chính phủ không có quyền soạn thảo văn bản luật, chỉ Quốc hội mới có quyền làm luật.
D. Sai, vì Quốc hội chỉ làm việc nghiên cứu pháp luật, còn việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo lại là công việc của chính bên Chính phủ và Chủ tịch nước.
Câu 2: “Mọi công dân đều được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân.” Ý kiến này là đúng hay sai?
A. Đúng, vì đây là một điều căn bản trong bộ luật về quyền con người.
B. Đúng, vì Chủ tịch Quốc hội đã thông qua đạo luật cho phép tất cả công dân được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân tại Kỳ họp thường niên năm 2020.
C. Sai, vì chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
D. Sai, vì chỉ có những công dân có trình độ đại học mới được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
Câu 3: “Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.” Ý kiến này là đúng hay sai?
A. Đúng, vì nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
B. Đúng, vì trong thực tế, nhân dân không được bầu thẳng Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
C. Sai, vì nhân dân là người nắm quyền cao nhất ở nước ta, nhân dân quyết định mọi chuyện nên nhân dân phải là người trực tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ
D. Sai, vì hình thức và hoạt động của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ quy định rõ: hai chức vị này phải do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Câu 4: Hành vi của nhân vật trong tình huống nào dưới đây là sai, đáng phê phán?
A. Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.
B. A chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.
C. Bà N bảo mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.
D. Khi thấy một số anh, chị sinh viên tham gia cùng Chủ tịch nước đón mừng các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam, K lại cố gắng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt với mong muốn mình sẽ được như vậy.
Câu 5: “Anh Phillip có quốc tịch Hoa Kì nhưng anh muốn về quê hương để tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia cũng như có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.” Hãy xác định thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp này?
A. Chủ tịch nước không có quyền cho anh Phillip nhập quốc tịch
B. Chủ tịch nước có quyền cho anh Phillip nhập quốc tịch nếu như anh Phillip không phạm tội, không có những hành vi chống phá Đảng và nhà nước Việt Nam.
C. Chủ tịch nước chỉ có thể cho anh Phillip tạm sinh sống ở Việt Nam, còn việc nhập quốc tịch phải chờ sau này.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Thấy Đ chăm chú xem danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, H liền nói với bạn rằng việc bầu cử đại biểu Quốc hội là chuyện riêng của người lớn, học sinh chưa đủ tuổi được bỏ phiếu nên không cần thiết phải quan tâm.”
Nếu là Đ, em sẽ nói gì với H?
A. Em sẽ nói với H là bạn ngu lắm, bạn chẳng biết gì về bộ máy nhà nước cả, thế thì sao làm công dân Việt Nam được.
B. Em sẽ giải thích cho H hiểu về vai trò của Quốc hội đối với đất nước và đối với nhân dân nói chung và đối với học sinh nói riêng
C. Em sẽ nói với H là những ứng cử viên đại biểu Quốc hội này là những ông to bà lớn, có nhiều quyền hành, mình cần phải xem để sau này tiếp cận với họ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Buổi tối, V mang trái cây nhà trồng được sang biếu nhà chú H hàng xóm đúng lúc cả gia đình chủ đang ngồi xem chương trình thời sự. Khi con gái có những thắc mắc về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo nhà nước, chú H đã nhẹ nhàng giải thích để con hiểu. Tuy nhiên, V phát hiện một số nội dung chú H giải thích không đúng. V băn khoăn không biết có nên góp ý với chú H hay không.”
Nếu là V, em sẽ làm gì?
A. Em sẽ giải thích, góp ý để chú H hiểu đúng về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
B. Em sẽ bảo chú là chú đã dốt lại còn bày đặt đi dạy người khác, sau đó giảng giải cho con gái của chú ấy hiểu về về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
C. Em sẽ không làm gì cả, vì đó là chuyện gia đình nhà họ, mình can thiệp vào lại bị người ta chê cười là trẻ con thì biết cái gì.
D. Em sẽ về nhà hỏi mẹ xem có cần góp ý cho chú không.