Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo bài 10: cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 5_bài 10_cách sử dụng các dịch vụ tín dụng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG
BÀI 10: CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Vay tín chấp là gì?
A. Hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người đi vay.
B. Hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt nguồn tài sản cầm cố để cho vay.
C. Hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt dựa trên niềm tin khi đi vay.
D. Hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Các ngân hàng xét duyệt hợp đồng lao động để cho vay.
Câu 2: Dịch vụ nào sau đây không phải là dịch vụ tín dụng?
A. Vay vốn, vay hụi, vay nặng lãi, bán nhà đất.
B. Cho thuê xe hơi, đầu tư chứng khoán, mua cổ phiếu
C. Thẻ tín dụng, công chứng viên bằng, trao quyền sử dụng đất
D. Vay vốn đầu tư, thẻ Visa, thẻ JSB.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây phù hợp để sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng?
A. Anh T muốn thương lượng với xí nghiệp C về việc cung cấp cho anh thức ăn nuôi gia súc không tính phí trước 8 tháng. Tám tháng sau, anh sẽ hoàn trả lại số tiền tương ứng và một phần tiền lãi kinh doanh cho xí nghiệp C.
B. Bà G muốn kêu gọi vốn đầu tư cho dự án xây dựng cầu đường của công ti do bà làm chủ. Dự án sẽ phục vụ cho người dân ở vùng núi dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông đường bộ quốc gia.
C. Chị N hiện đang thất nghiệp và muốn vay tiền "nóng" từ Công ti tài chính A để trang trải cuộc sống.
D. Ông E dùng bằng lái xe để đăng kí mua xe máy trả góp trong 6 tháng. Định kì hằng tháng, ông sẽ trả khoản tiền lãi như thỏa thuận với bên cho vay.
Câu 4: Để sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng, không cần hồ sơ nào dưới đây?
A. Hợp đồng lao động
B. Bản sao kê lương
C. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
D. Sổ khai báo lưu trú
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng phổ biến?
A. Để vay thế chấp, cần phải có tài sản đảm bảo như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, xe cộ làm minh chứng về khả năng nợ.
B. Có thể đăng kí sử dụng dịch vụ vay tín chấp tại các cửa hàng điện thoại di động để mua trả góp điện thoại.
C. Để sử dụng thẻ tín dụng cần phải có một khoản tiền nhất định trong tài khoản thẻ thì mới thanh toán được.
D. Một số cá nhân hiện cho vay "nóng", không cần giấy tờ bảo lãnh với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều lần.
Câu 6: Để sử dụng dịch vụ tín dụng một cách có trách nghiệm thì ta cần làm gì?
A. Sử dụng tiền mặt cho các hoạt động chi tiêu
B. Vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ ở ngân hàng khác
C. Chỉ trả lãi đúng hạn, số tiền gốc ban đầu trả sau
D. Thanh toán số tiền nợ đúng hạn cùng khoản tiền lãi đúng với cam kết ban đầu.
Câu 7: Hành động nào sau đây thể hiện việc sử dụng tín dụng có trách nhiệm?
A. Nhờ bạn bè, người thân trả hộ khi đến hạn trả lãi tín dụng.
B. Đăng kí gói dịch vụ ngân hàng trực tuyến (e-Banking) để theo dõi hạn mức tín dụng và thanh toán sao kê khi đến hạn.
C. Vay "nóng" để trả lãi tín dụng ngân hàng khi đến hạn. Sau đó, vay tín dụng ngân hàng để trả số tiền lãi vay "nóng".
D. Chặn mọi cuộc gọi từ ngân hàng (hoặc công ti tài chính) khi đến hạn thanh toán khoản vay tín dụng.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Có tính rủi ro.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng thương mại?
A. Đối tượng cho vay là hàng hoá.
B. Chủ thể đi vay là doanh nghiệp.
C. Thanh toán khoản vay cũng bằng hàng hóa.
D. Chủ thể cho vay là doanh nghiệp.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng?
A. Người vay là cá nhân, hộ gia đình.
B. Bao gồm cả tiêu dùng của doanh nghiệp.
C. Mục đích vay để tiêu dùng.
D. Số tiền được vay thường không lớn.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng nhà nước?
A. Chủ thể cung ứng vốn để cấp tín dụng là Nhà nước.
B. Cho vay với lãi suất ưu đãi.
C. Người được cấp vẫn tin dụng nhà nước không phải hoàn trả.
D. Theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước đề thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước.
Câu 4: “Dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ là dịch vụ tiện lợi nhất.”
Em đánh giá thế nào về ý kiến trên đây?
A. Không đồng tình vì không phải cứ cần ít thủ tục giấy tờ là dịch vụ sẽ tiện lợi nhất.
B. Không đồng tình, vì những dịch vụ ít cần đến thủ tục giấy tờ sẽ có những mặt trái: lãi suất cao, phải chịu sức ép lớn khi đến hạn trả nợ,…
C. Đồng ý vì như thế sẽ giúp cho mọi thứ trở nên tinh gọn.
D. Chưa đủ sức đánh giá.
Câu 5: “Dịch vụ cho vay trả góp thực chất là dịch vụ cho vay thế chấp”.
Em đánh giá thế nào về ý kiến trên đây?
A. Không đồng tình, vì dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng không phải lúc nào cũng cần thế chấp tài sản.
B. Không đồng ý vì cho vay trả góp thực chất là dịch vụ tín dụng đen.
C. Đồng ý vì đó là điều mà ta thấy hằng ngày.
D. Đồng ý vì cho vay trả góp luôn cần thứ gì đó để đảm bảo.
Câu 6: “Mua trái phiếu chính phủ là kênh đầu tư an toàn”.
Em đánh giá thế nào về ý kiến trên đây?
A. Không đồng tình vì nhà nước thực chất chỉ toàn quan tham nhũng nên không thể tin tưởng được.
B. Không đồng tình vì nhà nước có thể lực lớn, không cơ quan nào dám dây vào.
C. Đồng tình vì Nhà nước là muôn năm, Nhà nước là nơi đẻ ra luật.
D. Đồng tình vì Nhà nước là chủ thể tồn tại lâu dài, sẽ đảm bảo trả vốn lẫn lãi cho người mua trái phiếu chính phủ.
Câu 7: Câu nào sau đây là không đúng?
A. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hoá, trả góp hoặc trả chậm.
B. Một đặc điểm của tín dụng thương mại là đối tượng huy động, cho vay là hàng hoá.
C. Một đặc điểm của tín dụng nhà nước là được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
D. Hiện nay, tín dụng nhà nước xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhắm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: “Khi quyết định cho vay để mua trả góp, ngân hàng C coi giấy tờ công nhận quyền sở hữu sản phẩm mua trả góp của người vay là vật thế chấp.”
Em nhận xét thế nào về việc thực hiện dịch vụ tín dụng của tổ chức trên?
A. Điều này sai vì cho vay trả góp chỉ cần các giấy tờ chứng minh thu nhập của người vay là đủ.
B. Điều này sai vì khi cho vay trả góp người vay sẽ thế thân để đảm bảo.
C. Điều này đúng, để đảm bảo tính an toàn khoản cho vay của ngân hàng.
D. Điều này đúng, để đảm bảo sự phát triển cho nền kinh tế thị trường.
Câu 2: “Việc học sinh, sinh viên vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn phải được thực hiện thông qua đại diện gia đình các em.”
Em nhận xét thế nào về việc thực hiện dịch vụ tín dụng của tổ chức trên?
A. Điều này đúng vì khi làm thủ tục vay, đại diện gia đình phải đứng ra vay và chịu trách nhiệm với ngân hàng về khoản tiền vay.
B. Điều này đúng vì học sinh, sinh viên không trả được khoản tiền đó mà cần phải có gia đình.
C. Điều này sai vì học sinh, sinh viên khi đi làm có thể đủ sức để trả khoản vay.
D. Điều này đúng với học sinh còn sai với sinh viên vì sinh viên đã trên 18 tuổi.
Câu 3: “Khi xem xét việc cho vay vốn để thành lập doanh nghiệp nhỏ, công ty tài chính quan tâm đến số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp.”
Em nhận xét thế nào về việc thực hiện dịch vụ tín dụng của tổ chức trên?
A. Điều này sai vì chỉ quan tâm đến số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp là chưa đủ, cần phải xem cả của các thành viên và các vấn để khác để đảm bảo việc cho vay được thuận lợi nhất.
B. Điều này sai vì công ty tài chính không nên cho vay một doanh nghiệp nhỏ vì họ không có khả năng phát triển lên cao.
C. Điều này đúng vì số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp càng lớn sẽ khiến chủ doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chứng tỏ được khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp.
D. Cần các yếu tố khác nữa để nhận xét thoả đáng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Thấy chị D là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước, được ngân hàng cho vay tín chấp 80 triệu đồng để sửa nhà, bác Y hàng xóm làm nội trợ ở nhà cũng muốn được vay tín chấp như vậy để mua xe máy cho con.”
Em nên tư vấn thế nào cho các nhân vật trong tình huống trên?
A. Bác Y cần chứng minh những nguồn thu khác để được vay tín chấp như chị D.
B. Chị D có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tín chấp: nhân viên một doanh nghiệp nhà nước, có thu nhập ổn định hằng tháng. Còn bác Y không có những điều kiện đó, do vậy khó vay tín chấp từ ngân hàng.
C. Chị D nên dùng số tiền vay tín chấp ngân hàng được cho bác Y vay nặng lãi, như vậy vừa đảm bảo cả hai có tiền, lại vừa vẫn sử dụng được tín dụng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Cô N vay trả góp một khoản tiền lớn trong thời gian 10 năm để mua nhà. Sau 5 năm, cô kiếm được tiền đủ để trả hết nợ vay của ngân hàng nhưng thời hạn trả góp còn 5 năm nữa. Cô băn khoăn chưa biết nên quyết định thế nào.”
Em nên tư vấn thế nào cho các nhân vật trong tình huống trên?
A. Cô N nên xem xét kĩ các điều khoản ghi trong hợp đồng cho vay trả góp. Nếu hợp đồng có điều khoản cho phép trả trước hạn, thì thường mức phí trả nợ trước hạn sẽ cao. Khi đó cô N cần cân nhắc, so sánh khoản phải trả khi trả nợ trước hạn và khoản phải trả cho đến khi hết thời hạn.
B. Cô N nên trả ngay phần nợ với ngân hàng vì để càng lâu nhỡ may cô có thể mất tiền thì lúc đó sẽ rất dở.
C. Cô N lúc này đã ăn lên làm ra thì nên thành lập một công ti tài chính, vừa để đầu tư kiếm lời, vừa hạn chế được sức ép của ngân hàng.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án KTPL 10 chân trời bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng