Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 9: tín dụng và vai trò của tín dụng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: tín dụng và vai trò của tín dụng . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG

BÀI 9: TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Tín dụng là gì?

A. Niềm tin cho vay tiền giữa người vay và người cho vay.

B. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người cho vay.

C. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.

D. Mối quan hệ sử dụng vốn giữa người vay và người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả.

Câu 2: Đâu là vai trò của người cho vay trong mối quan hệ tín dụng?

A. Người cho vay cho vay tiền mặt.

B. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền cho người đi vay.

C. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay.

D. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định.

Câu 3: Người đi vay có nghĩa vụ gì trong mối quan hệ tín dụng?

A. Người đi vay phải trả toàn bộ số tiền trong thời hạn cam kết trả nợ.

B. Người đi vay không cần trả nợ đúng hạn, chỉ cần đảm bảo trả đủ số tiền đã vay.

C. Người đi vay có thể trả bằng giá trị hàng hoá tương đương với khoản vay khi đến hạn trả nợ.

D. Người đi vay phải trả số tiền đã vay khi đến hạn trả nợ có hoặc không kèm một khoản lãi.

Câu 4: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?

A. Tín dụng dựa trên sự chuyển giao toàn bộ tài sản cho bên vay tín dụng.

B. Tín dụng dựa trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả lãi, mà còn trả cả vốn.

C. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay.

D. Tín dụng dựa trên sự chuyển nhượng tài sản không thời hạn hoặc có tính hoàn trả.

Câu 5: Tín dụng có vai trò gì?

A. Tín dụng là công cụ thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá và tiền tệ.

B. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

C. Tín dụng là công cụ giúp thúc đẩy kinh doanh, đầu tư sinh lời.

D. Tín dụng làm gia tăng mối quan hệ chủ nợ – con nợ trong xã hội.

Câu 6: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng được hiểu là gì?

A. Số tiền phải trả cho việc sử dụng tín dụng, bao gồm số tiền vay và lãi suất cho vay.

B. Khoản chi phí phản ánh sự chênh lệch giữa số tiền vay và số tiền lãi.

C. Chi phi mua tín dụng.

D. Chi phi sử dụng tiền mặt.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Có thể nhận biết sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng bằng cách nào?

A. Tính lãi suất cho vay

B. Tính lãi suất cho vay và khoản vay

C. Mua tín dụng bao nhiêu, trả bằng số tiền mặt tương ứng

D. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng.

Câu 2: Tổ chức nào sau đây không được phép cấp tín dụng?

A. Các ngân hàng thương mại

B. Kho bạc

C. Chi cục thuế

D. Tiệm cầm đồ

Câu 3: Mức lãi suất nào sau đây là phù hợp khi cá nhân sử dụng tín dụng tại các ngân hàng thương mại?

A. 0,67%/tháng

B. 0,62 %/tháng

C. 1,65%/tháng 

D. 1,69%/tháng

Câu 4: “Anh B vay tín dụng 3 tỉ từ Ngân hàng C để mở xưởng sản xuất kinh doanh. Anh cam kết với ngân hàng trả nợ đúng hạn trong thời gian là 5 năm. Đúng 5 năm sau, dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng anh B vẫn trả nợ đúng hạn và được ngân hàng ưu đãi thêm nhiều dịch vụ tín dụng mới giúp anh có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.”

Những đặc điểm nào của tín dụng được mô tả trong trường hợp trên?

A. Tính thời hạn và tính tín nhiệm

B. Tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi

C. Tính may rủi, tính chờ đợi

D. Cả A và B.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thể hiện đặc điểm “tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin”?

A. Anh L vay tín dụng từ tổ chức tài chính X để mua xe máy trả góp với số tiền định kì 2 triệu đồng mỗi tháng và mức lãi suất 1.2%/tháng.

B. Ngân hàng Y cho bà P vay 20 tỉ đồng để thành lập công ty sau khi xem xét năng lực tài chính của bà là 3 sổ hồng nhà riêng và 3 giấy phép sở hữu xe 4 bánh.

C. Chị D vay tín dụng từ Ngân hàng M để chi trả chi phí học tập với thời hạn cam kết hoàn trả là 24 tháng.

D. Ông B vay 10 triệu từ một người quen trong xã và cam kết trả trong 10 năm.

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có thể coi là tín dụng đen?

A. Anh L vay tín dụng từ tổ chức tài chính X để mua xe máy trả góp với số tiền định kì 2 triệu đồng mỗi tháng và mức lãi suất 1.2%/tháng.

B. Ngân hàng Y cho bà P vay 20 tỉ đồng để thành lập công ty sau khi xem xét năng lực tài chính của bà là 3 sổ hồng nhà riêng và 3 giấy phép sở hữu xe 4 bánh.

C. Chị D vay tín dụng từ Ngân hàng M để chi trả chi phí học tập với thời hạn cam kết hoàn trả là 24 tháng.

D. Ông B vay 10 triệu từ một người quen trong xã. Đến lúc trả, ông bàng hoàng vì tổng số tiền phải trả là 10 triệu tiền gốc và 50 triệu tiền lãi.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: “Chị T cho rằng tín dụng không phải là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đây là mối quan hệ đi vay - cho vay.”

Ta đánh giá thế nào về quan điểm trên?

A. Không đúng. Tín dụng không chỉ là việc đi vay – cho vay đơn thuần mà còn có tác dụng mạnh mẽ trong phát triển kinh tế.

B. Không đúng. Tín dụng là mối quan hệ vay và nợ.

C. Đúng. Chị T đã nêu lên được bản chất vấn đề.

D. Chưa đủ sức để đánh giá gì cả.

Câu 2: “Anh Q nhận định tín dụng thực chất là mối quan hệ vay mượn tài sản không cần hoàn trả lãi mà chỉ cần trao đổi uy tín cá nhân là được.”

Ta đánh giá thế nào về quan điểm trên?

A. Không đúng vì anh Q nhận định sai vấn đề.

B. Không đúng vì người cho vay phát triển được là nhờ lãi suất nên không thể chỉ trao đổi uy tín cá nhân được.

C. Đúng vì anh Q đã nêu lên được bản chất của vân đề.

D. Đúng vì con người chúng ta rất yêu thương nhau nên chỉ cần trao đổi uy tín cá nhân là được, không cần trả lãi.

Câu 3: “Bà P chia sẻ rằng việc sử dụng tín dụng có rủi ro rất cao vì bên đi vay có thể trốn nợ bất cứ lúc nào và bên cho vay không thể kiểm soát được.”

Ta đánh giá thế nào về quan điểm trên?

A. Không hợp lí vì bên đi vay có thể tố giác với bên công an để điều tra.

B. Không hợp lí vì không có lí do gì mà bên đi vay phải trốn nợ.

C. Đúng vì bên cho vay không thể đảm bảo chắc chắn rằng công an sẽ bắt được người trốn nợ và bên cho vay cũng không có phương tiện nào để giám sát người vay.

D. Cả A và B.

Câu 4: “Ông D cho rằng không có sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng vì tất cả chi phí phải trả đã được bao gồm trong sản phẩm được mua.”

Ta đánh giá thế nào về quan điểm trên?

A. Không đúng. Mua tín dụng sẽ phải mất thêm một khoản tiền nữa gọi là lãi suất phải trả theo hạn cho người bán.

B. Không đúng vì tín dụng và tiền mặt là vật ngoài thân.

C. Đúng vì khi đẩy vào lưu thông thị trường sự chênh lệch này sẽ dung hợp lại và không còn có sự khác biệt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ông K vay thế chấp ngân hàng số tiền 1 tỉ đồng để mở cửa hàng kinh doanh với mức lãi suất 8,9%/năm. Ông K cam kết trả trong 1 năm. Đến hạn trả lãi, ông K phải trả số tiền bao nhiêu?

A. 890.000.000

B. 445.000.000

C. 45.500.000

D. 89.000.000

Câu 6: Doanh nghiệp X được ngân hàng cho vay gói 500 triệu trong 6 tháng với lãi suất 12%/năm. Đến hạn thanh toán tín dụng, doanh nghiệp X phải trả khoản vay là bao nhiêu tiền cho ngân hàng?

A. 15.000.000

B. 90.000.000

C. 30.000.000

D. 45.555.000

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Anh M vay trả góp ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng và lãi suất 1.05% trên tháng. Trong vòng 2 năm thì mỗi tháng anh M phải trả số tiền là bao nhiêu?

A. ≈ 2.676.889

B. ≈ 2.083.333

C. ≈ 2.945.123

D. ≈ 1.713.000

Câu 2: Bà C mua được căn nhà với giá 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền quá lớn buộc bà phải trả góp ngân hàng với lãi suất hằng tháng là 0.5%. Hằng tháng, bà trả 30 triệu đồng (bắt đầu từ khi mua nhà). Hỏi sau 36 tháng thì số tiền bà còn nợ là bao nhiêu?

A. ≈ 920.000.000

B. ≈ 1.313.361.049

C. ≈ 650.000.000

D. ≈ 1.254.345.000

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay