Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo Bài 7: thuế và thực hiện pháp luật về thuế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: thuế và thực hiện pháp luật về thuế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ

BÀI 7: THUẾ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về thuế?

A. Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối vói các tổ chức và các cá nhân.

B. Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế.

C. Thuế là một khoản thu của Nhà nước từ người có thu nhập cao chia sẻ lại cho những người thu nhập thấp.

D. Thuế là một khoản tiền công quỹ phải nộp cho Nhà nước.

Câu 2: Phát biểu nào không đúng về thuế?

A. Thuế là tiền để cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

B. Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...).

C. Thuế là quyền lực quốc gia trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

D. Thuế quyết định sức mạnh quốc gia.

Câu 3: Loại thuế nào là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?

A. Thuế giá trị gia tăng

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp

C. Thuế xuất nhập khẩu

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 4: Thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng là loại thuế gì?

A. Thuế giá trị gia tăng

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp

C. Thuế xuất nhập khẩu

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 5: Loại thuế nào do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu?

A. Thuế trực thu

B. Thuế Nhà nước

C. Thuế gián thu

D. Thuế địa phương

Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải của thuế?

A. Thuế là nguồn thu quan trọng nhất mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.

B. Thuế là công cụ kích thích đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Thuế thực hiện công bằng an sinh xã hội.

D. Thuế là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết thu nhập.

Câu 7: Những chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế?

A. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

B. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhất, nộp các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế.

C. Tổ chức, cá nhân khẩu trừ thuế theo ngân sách nhà nước.

D. Tất cả đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Người đóng thuế có những quyền lợi nào sau đây?

A. Quyền thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

B. Quyền được nộp tiền thuế chậm, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

C. Quyền được giữ bí mật thông tin.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Nghĩa vụ nào không đúng trong việc đóng thuế?

A. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp thuế đúng thời hạn.

B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ

C. Kiểm toán theo định kì để đảm bảo tính trung thực, đầy đủ trong quản lí.

D. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lí thuế, công chức quản lí thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân được gọi là gì?

A. Thuế trực thu.

B. Thuế Nhà nước.

C. Thuế gián thu.

D. Thuế địa phương.

Câu 4: Đâu là thuế trực thu?

A. Thuế giá trị gia tăng

B. Thuế xuất nhập khẩu

C. Thuế thu nhập cá nhân

D. Thuế tiêu thụ hàng hoá

Câu 5: Đâu là thuế gián thu?

A. Thuế sử dụng đất

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt

C. Thuế thu nhập doanh nghiệp

D. Thuế thu từ hoạt động xã hội

Câu 6: “Công ti X là công ti với 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công ti X vẫn báo lỗ trong suốt 10 năm qua nhằm hạn chế đóng thuế cho cơ quan nhà nước.”

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Công ti X? Vì sao?

A. Đồng tình vì đó không phải lỗi của công ty X mà là do cách quản lí yếu kém của nhà nước.

B. Đồng tình vì nếu có thể làm giàu theo cách như vậy thì tội gì ta không làm.

C. Không đồng tình do công ty đã không khai báo trung thực.

D. Không đồng tình do công ty X đã chưa khôn khéo lắm và có thể dễ bị điều tra.

Câu 7: “Công ti X là công ti với 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công ti X vẫn báo lỗ trong suốt 10 năm qua nhằm hạn chế đóng thuế cho cơ quan nhà nước.”

Nhà nước cần làm gì để giải quyết tình trạng này?

A. Cho điều tra làm rõ những sai phạm của công ty X từ đó xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

B. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

C. Uy hiếp công ty X.

D. Không cần làm gì bởi vì công ty X không hề vi phạm pháp luật.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: “Công ti bán hàng cho khách hàng nhưng khách hàng không cần lấy thuế nên không cần xuất hoá đơn, giảm trừ phần đó vào giá trị thanh toán cho khách.”

Bạn có đồng tình với ý kiến trên không và vì sao?

A. Không đồng tình vì khi công ti bán cho khách hàng một nguồn sản phẩm có giá trị lớn thì bên khách hàng bắt buộc phải lấy hóa đơn thuế và cung cấp thông tin địa chỉ cụ thể nên không có trường hợp không cần xuất hóa đơn và giảm trừ phần đó vào giá trị thanh toán được.

B. Không đồng tình vì đó chỉ một chiêu trò mưu mẹo để lách luật của công ti bán hàng.

C. Đồng tình vì đó là một cách hay để người bán và người mua đều được lợi.

D. Đồng tình vì đối với những người hợp như này, luật về thuế có những ngoại lệ cho phép khách hàng không cần lấy thuế mà vẫn không phạm luật.

Câu 2: “Doanh nghiệp C đã kê khai thêm các khoản chi phí để giảm trừ phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan nhà nước.”

Bạn có đồng tình với ý kiến trên không và vì sao?

A. Đồng tình vì đó là một cách làm hữu ích để giúp cho doanh nghiệp bớt thua lỗ.

B. Đồng tình vì đó là pháp luật không có quy định về cách làm như vậy là đúng hay sai nên nếu như việc làm đó có lợi thì doanh nghiệp nên làm.

C. Không đồng tình vì doanh nghiệp C đã không trung thực trong việc khai thuế chính xác, đây là nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

D. Không đồng tình vì đúng ra doanh nghiệp C phải đăng kí thêm các khoản chi phí trước đó.

Câu 3: “Những năm gần đây, rất nhiều nghệ sĩ đã tự nguyện trong phần kê khai đóng thuế thu nhập cá nhân một cách đầy đủ, đúng thời hạn, đóng góp giá trị tích cực cho ngân sách nhà nước.”

Bạn có đồng tình với ý kiến trên không và vì sao?

A. Không đồng tình cũng không phản đối vì đây là một vấn đề mang tính tranh cãi.

B. Không đồng tình vì luật về thuế cho phép các nghệ sĩ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Họ nên dùng số tiền cho cho các hoạt động từ thiện.

C. Đồng tình vì tạo nên bản sắc tươi mới của cộng đồng nghệ sĩ.

D. Đồng tình, việc nghệ sĩ tự nguyện khai đóng thuế góp phần rất lớn trong gây dựng cho ngân sách nhà nước, điều này có tác động đến tích cực đến ngân sách nhà nước rất nhiều.

Câu 4: “Việc tăng thuế thu nhập cá nhân làm giảm chi tiêu của cá nhân, làm giảm nhu cầu trên thị trường ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.”

Bạn có đồng tình với ý kiến trên không và vì sao?

A. Đồng tình vì việc tăng thuế cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân, nhà nước nên theo đúng quy định thu thuế thu nhập phù hợp với điều kiện kinh tế của họ.

B. Đồng tình vì người tiêu dùng cần phải tiêu tiền liên tục nên không thể tăng thuế thu nhập cá nhân được.

C. Không đồng tình vì nếu một người đã kiếm được nhiều tiền thì họ phải có trách nhiệm nộp nhiều hơn, đó là một điều không cần bàn cãi.

D. Không đồng tình vì nhà nước không có quyền tăng thuế thu nhập cá nhân, chỉ Quốc hội mới có thể làm điều đó.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Anh D là nhân viên chính thức tại Công ti T. Ngoài ra, anh còn làm thêm tại 2 công ti khác. Anh D nghĩ mình chỉ cần nộp thuế của mình tại Công ti T là đủ.”

Theo em, hành động của anh D là đúng hay sai? Vì sao?

A. Hành động và suy nghĩ của anh D là sai vì theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và tất cả những nơi làm việc ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên sẽ tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần.

B. Hành động của anh D sai về mặt luật pháp nhưng đúng về mặt suy nghĩ. Anh D làm thêm như vậy là đã vượt ra khỏi giới hạn thời gian lao động trong ngày của một người nên anh D không cần phải nộp thuế cho 2 công ty anh làm thêm.

C. Hành động của anh D là đúng vì anh chỉ là nhân viên chính thức của công ty T không phải của hai công ty kia.

D. Hành động của anh D là đúng vì chưa có điều khoản nào của pháp luật quy định về điều này.

Câu 2: “Ông B là chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng 1 năm, hết thời hạn ông về nước. Ông cho rằng mình không phải đóng thuế vì chỉ làm việc một năm.”

Theo em, ông B có phải đóng thuế không? Vì sao?

A. Ông B có phải đóng thuế vì những điều kiện khách quan dù muốn hay không cũng sẽ khiến ông phải đóng thuế.

B. Ông B có phải đóng thuế bởi vì đối với những công ty làm 3 tháng và phải kí hợp đồng thì nhân viên công ty bắt buộc phải đóng thuế mà ông B có ý định làm 1 năm vì vậy từ tháng thứ 3 trở đi là ông đã phải đóng thuế.

C. Ông B không phải đóng thuế vì một năm là thời gian làm việc quá ngắn, chưa kiếm được nhiều tiền nên không có gì để đóng.

D. Cần phải có thêm dữ kiện để đánh giá đúng sai.

=> Giáo án KTPL 10 chân trời bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay