Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức Bài 23: chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 23: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN THẦN KINH

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng.

B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.

C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Thứ nào có hại đối với hệ thần kinh?

A. Cá.

B. Ma túy.

C. Tôm.

D. Thịt bò.

Câu 3: Khi não bộ được nghỉ ngơi tốt nhất sẽ giúp chúng ta:

A. Tăng cường khả năng tập trung.

B. Ngăn ngừa các bệnh béo phì, mệt mỏi, rối loạn hành vi như dễ cáu gắt,...

C. Giúp chúng ta suy nghĩ và hành tích cực hơn.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Việc làm nào có hại cho cơ quan thần kinh?

A. Tham gia giao thông vừa nói chuyện và không đội mũ bảo hiểm.

B. Ăn đồ ngọt, uống café.

C. Bị bạn bè cô lập và bắt nạt.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Những việc không nên làm để tránh bị chấn thương não, tủy sống và các dây thần kinh đó là?

A. Ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm.

B. Đu cột bóng rổ.

C. Trèo lên lan can.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan thần kinh là?

A. Nước ép, nước dừa,.....

B. Bí ngô, bắp cải, cà rốt, bưởi, chuối, táo, ....

C. Thịt bò, trứng, hải sản,...

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan thần kinh là?

A. Rượu, bia, cà phê,...

B. Đồ ăn dầu mỡ, chiên rán,...

C. Món ăn mặn.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi với cơ quan thần kinh?

A. Vui vẻ.

B. Sợ hãi.

C. Bực tức.

D. Lo lắng.

Câu 9: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có hại với cơ quan thần kinh?

A. Tin tưởng.

B. Vui vẻ.

C. Bi quan.

D. Lãng mạn.

Câu 10: Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận nào của cơ quan nào điều khiển?

A. Tuỷ sống.

B. Thận.

C. Não.

D. Tim.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.

B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.

C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.

D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Câu 2: Ở độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, cần ngủ ít nhất bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

A. 6 tiếng.

B. 9 tiếng.

C. 4 tiếng.

D. 12 tiếng.

Câu 3: Ý nào dưới đây là tác hại của thuốc là đối với hệ thần kinh?

A. Gây ra các rối loạn về tư duy và tri giác.

B. Ảnh hưởng tới giấc ngủ.

C. Gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Ý nào dưới đây là tác hại của rượu là đối với hệ thần kinh?

A. Tổn thương tế bào máu.

B. Tổn thương tế bào máu.

C. Làm não co lại và thu nhỏ.

D. Mắc hội chứng viêm dạ dày cấp và hội chứng ruột kích thích.

Câu 5: Ý nào dưới đây là tác hại của ma túy đối với hệ thần kinh?

A. Viêm trong động mạch và mạch máu.

B. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra ngộ độc thần kinh.

C. Gây ra các bệnh về gan như xơ gan.

D. Gây tổn thương đường tiêu hóa.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chúng ta nên học tập, làm việc trong khoảng thời gian là bao nhiêu lâu thì sẽ tốt cho hệ thần kinh?

A. 1 giờ 30 phút.

B. 1 giờ.

C. 2 giờ 30 phút.

D. 3 giờ.

Câu 2: Những việc làm em có thể làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh là

A. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu.

B. Ăn các thực phẩm tốt cho não bộ.

C. Tập thể dục đều đặn.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào chính xác nhất?

A. Chế ăn uống có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người.

B. Nên có ít nhất một bữa ăn cá trong một tuần sẽ tốt cho hệ thần kinh.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Tiếng nói và chữ viết là … để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

A. Phương tiện.

B. Cơ sở.

C. Nền tảng.

D. Mục đích.

Câu 2: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.

B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.

C. Vì làm giảm tính đàn hổi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.

D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay