Trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều Ôn tập chủ đề 5 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: ÂM THANH

 

Câu 1: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 680 m/s và bước sóng 68 cm. Tần số của sóng âm này là 

  • A. 500 Hz
  • B. 1000 Hz
  • C. 1500 Hz
  • D. 2000 Hz

Câu 2: Khi gảy đàn bầu, vật nào đã phát ra âm thanh

  • A. Tay người chơi đàn
  • B. Vỏ đàn
  • C. Miệng người chơi đàn
  • D. Dây đàn

Câu 3: Một âm thoa dao động với tần số 100 Hz. Trong 4 phút 30 giây âm thoa thực hiện được

  • A. 2500  dao động.
  • B. 27000 dao động.
  • C. 75000 dao động.
  • D. 50000 dao động. 

Câu 4: Khi nào âm phát ra là âm trầm?

  • A. Khi âm phát ra có tần số thấp.
  • B. Khi âm phát ra có tần số cao.
  • C. Khi âm nghe nhỏ.
  • D. Khi âm nghe to.

Câu 5: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm kém nhất?

  • A. Gương
  • B. Mặt bàn gỗ bóng
  • C. Nền nhà gạch đá hoa
  • D. Rèm nhung

 

Câu 6: Vật nào sau đâu không phát ra âm thanh

  • A. Cái trông đang được đánh
  • B. Chiếc đài đang bật
  • C. Khăn giấy để trên mặt bàn
  • D. Chuông gió treo trước gió

Câu 7: Đâu là nguồn hình thành âm của trông

  • A. Gậy đánh trông
  • B. Mặt trống
  • C. Người đánh trống
  • D. Tất cả  những phương án trên

Câu 8: Âm thanh còn được gọi là:

  • A. Sóng âm
  • B. Âm thoa
  • C. Rung động 
  • D. Nguồn âm

 

Câu 9: Tần số lớn bé sẽ ảnh hưởng tới …. của vật

  • A. Biên độ
  • B. Tần số
  • C. Độ to 
  • D. Độ cao

Câu 10: Đơn vị đo của tần số

  • A. m
  • B. Hz
  • C. V
  • D. dB

Câu 11: Đơn vị đo to của âm

  • A. m
  • B. Hz
  • C. V
  • D. dB

 

Câu 12: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

  • A. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc
  • B. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây
  • C. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây
  • D. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra

Câu 13: Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?

  • A. Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ
  • B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém
  • C. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt
  • D. Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt

Câu 14: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:

  • A. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất
  • B. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm
  • C. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm
  • D. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém

Câu 15: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Cục nước đá, thanh săt, chân không, bể nước mưa?

  • A. Thanh sắt       
  • B. Chân không
  • C. Cục nước đá
  • D. Bể nước mưa

Câu 16: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

  • A. 80 dB
  • B. 55 dB
  • C. 40 dB
  • D. 70 dB

Câu 17: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:

  • A. Gõ càng yếu âm thanh phát ra càng to
  • B. Gõ càng ít âm thanh phát ra càng to
  • C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to
  • D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn

Câu 18: Trường hợp nào ta có thể nghe rõ tiếng vang?

  • A. Nói to trong phòng tắm đóng kín cửa
  • B. Nói to trong hang động lớn
  • C. Nói to trong phòng học
  • D. Nói to trên chiếc tàu ngoài khơi

Câu 19: Bề mặt nào phản xạ âm tốt?

  • A. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ
  • B. Bề mặt của tấm vải
  • C. Bề mặt của một miếng xốp
  • D. Bề mặt của một tấm kính

Câu 20: Tốc độ truyền âm có liên quan đến nhiệt độ không

  • A. Có. Vì càng nóng thì tốc độ truyền âm càng mạnh
  • B. Không. Vì cùng một chất sẽ có cùng tốc độ chuyền âm
  • C. Không. Vì tốc độ chuyền âm không liên quan đến nhiệt độ
  • D. Có. Vì càng lạnh thì mật độ chất càng nhiều

Câu 21: Chọn câu trả lời đúng:

  • A. Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
  • B. Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người không nghe được
  • C. Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
  • D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 22: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất bao nhiêu giây?

  • A.  giây
  • B.  giây
  • C.  giây
  • D. 1 giây

Câu 23: Khi âm thanh chuyền từ môi trường chất rắn sang môi trường chất khí thì

  • A. Tốc độ chuyền âm giảm
  • B. Tốc độ truyền âm tăng
  • C. Tốc độ chuyền âm không đổi
  • D. Không chuyền sang được

Câu 24: Nêu một phương án thí nghiệm để chứng tỏ khi ta đánh mạnh vào trống thì mặt trống dao động với biên độ lớn và ngược lại, khi ta đánh nhẹ vào mặt trống thì mặt trống dao động với biên độ nhỏ.

  • A. Dán một ít giấy lên bề mặt trống
  • B. Buộc dây màu đỏ vào gậy đánh trống
  • C. Đặt bên cạnh trống một máy thu âm
  • D. Đặt trên mặt tróng một viên bi gỗ

Câu 25: Vận tốc truyền âm trong thanh sắt là bao nhiêu biết khi phát xa âm thanh thì sau 16,1 giây mới nhận được âm phản xạ ngoài không khí. Biết khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ mất 5185m và vận tốc truyền âm ngoài không khí là 340m/s

  • A. 3400km/h
  • B. 1500m/s
  • C. 6100m/s
  • D. 4610m/s

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay