Bài tập file word Hóa học 6 kết nối Ôn tập chương 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu một số lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

Trả lời:

KHTN có thể chia thành 2 nhánh chính: khoa học đời sống (sinh học) và khoa học vật chất (vật lý, hóa học, thiên văn học, khoa học Trái Đất,...)

Câu 2: Tại sao sau khi thực hiện thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

Trả lời:

Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi khuẩn, các tác nhân gây hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm, đồng thời tránh việc hóa chất hoặc vi khuẩn từ tay ta lây dính tới những nơi khác ngoài phòng thực hành.

Câu 3: Nêu khái niệm và cấu tạo, cách sử dụng kính lúp

Trả lời:

- Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ mà mắt thường khó quan sát. - Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ mà mắt thường khó quan sát.

- Cấu tạo kính lúp: gồm 3 phần là mặt kính (có rìa mỏng hơn phần giữa), khung kính và tay cầm (hoặc giá đỡ) - Cấu tạo kính lúp: gồm 3 phần là mặt kính (có rìa mỏng hơn phần giữa), khung kính và tay cầm (hoặc giá đỡ)

- Cách sử dụng: - Cách sử dụng:

+ Bước 1: Đặt kính gần sát với vật cần quan sát, mắt nhìn vào mặt kính. + Bước 1: Đặt kính gần sát với vật cần quan sát, mắt nhìn vào mặt kính.

+ Bước 2: Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. + Bước 2: Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.

Câu 4: Cần phải điều chỉnh như thế nào khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ?

Trả lời:

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Câu 5: Nêu khái niệm giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

Trả lời:

- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. - ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 6: Trên bao bì gói bim bim Oishi có ghi 42g. Số liệu đó là gì?

Trả lời:

Số liệu đó chỉ lượng bim bim có trong gói.

Câu 7: Đơn vị đo thời gian thường sử dụng là gì?

Trả lời:

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s. - Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

- Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỷ,... - Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỷ,...

Câu 8: Kể tên một số đơn vị đo nhiệt độ khác.

Trả lời:

Các đơn vị đo nhiệt độ khác:

- Độ Celsius (°C đọc là độ C hay độ bách phân). - Độ Celsius (°C đọc là độ C hay độ bách phân).

- Độ Delisle (°De). - Độ Delisle (°De).

- Độ Fahrenheit (°F đọc là độ F). - Độ Fahrenheit (°F đọc là độ F).

- Độ Newton (°N). - Độ Newton (°N).

- Độ Rankine (°R hay °Ra). - Độ Rankine (°R hay °Ra).

- Độ Réaumur (°R). - Độ Réaumur (°R).

- Độ Romer (°Ro). - Độ Romer (°Ro).

- Độ Kelvin (°K) là tên gọi cũ của đơn vị đo lường của nhiệt độ tuyệt đối trong hệ SI. - Độ Kelvin (°K) là tên gọi cũ của đơn vị đo lường của nhiệt độ tuyệt đối trong hệ SI.

Câu 9: Từ vai trò, nêu một số lợi ích và tác hại của KHTN.

Trả lời:

- Lợi ích: - Lợi ích:

+ Cải thiện đời sống con người, giảm bớt thời gian và sức lao động, tăng năng suất + Cải thiện đời sống con người, giảm bớt thời gian và sức lao động, tăng năng suất

+ Giúp con người hiểu biết thêm về mọi mặt đời sống, từ đó có thể áp dụng những biện pháp để tăng lợi ích nhận được + Giúp con người hiểu biết thêm về mọi mặt đời sống, từ đó có thể áp dụng những biện pháp để tăng lợi ích nhận được

+ Bảo vệ cuộc sống của con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung + Bảo vệ cuộc sống của con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung

- Tác hại: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề gây “nhức nhối” - Tác hại: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề gây “nhức nhối”

Câu 10: Biển báo dưới đây nói lên điều gì?

Trả lời:

Đây là biển báo: phải đeo găng tay khi thực hiện thí nghiệm

Câu 11: Kính lúp được sử dụng và bảo quản như thế nào?

Trả lời:

- Cách sử dụng: - Cách sử dụng:

+ Bước 1: Đặt kính gần sát với vật cần quan sát, mắt nhìn vào mặt kính. + Bước 1: Đặt kính gần sát với vật cần quan sát, mắt nhìn vào mặt kính.

+Bước 2: Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. +Bước 2: Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.

- Bảo quản: - Bảo quản:

+ Lau chùi, vệ sinh thường xuyên bằng khăn mềm + Lau chùi, vệ sinh thường xuyên bằng khăn mềm

+ Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có).  + Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có).

+ Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn. + Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.

Câu 12: Nêu khái niệm và cấu tạo của kính hiển vi quang học.

Trả lời:

- Kính hiển vi là dụng cụ dùng để quan sát các vật rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy - Kính hiển vi là dụng cụ dùng để quan sát các vật rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy

- Cấu tạo của kính hiển vi quang học: - Cấu tạo của kính hiển vi quang học:

+ Ống kính gồm: + Ống kính gồm:

●       Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần),...

●       Đĩa quay gắn các vật kính.

●       Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x,...

+ Ốc điều chỉnh gồm: Ốc to và ốc nhỏ. + Ốc điều chỉnh gồm: Ốc to và ốc nhỏ.

+ Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ. Ngoài ra còn có đèn để chiếu sáng mẫu vật, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác. + Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ. Ngoài ra còn có đèn để chiếu sáng mẫu vật, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác.

Câu 13: Sử dụng thước đo nào là thích hợp trong các trường hợp sau?

a) Một gang tay.

b) Chu vi ngoài của quả cam.

c) Chiều cao của học sinh.

d) Đường kính trong của miệng cốc.

e) Đường kính ngoài của chai nhựa

Trả lời:

a) Dùng thước thẳng

b) Dùng thước dây vì dễ uốn theo đồ vật

c) Dùng thước cuộn vì thước cuộn cứng dễ căng và thẳng hơn khi đo.

d) Dùng thước kẹp vì sử dụng thước kẹp điều chỉnh được vừa khít với đường kính trong của miệng cốc và có kèm thước đo, ta đọc sẽ được chính xác số đo.

e) Dùng thước kẹp vì sử dụng thước kẹp điều chỉnh được vừa khít với đường kính ngoài của chai nhựa và có kèm thước đo, ta đọc sẽ được chính xác số đo.

Câu 14: Sứ thần nhà Thanh đố Trạng Lường (Lương Thế Vinh) cân voi bằng một chiếc cân. Em hãy nghĩ ra phương án để trợ giúp Trạng giải đố.

Trả lời:

−        Bước 1: Dắt voi lên thuyền, thuyền chìm xuống đến mức nhất định, đánh dấu mực nước

−        Bước 2: dắt voi lên bờ, thả các tảng đá nhỏ xuống thuyền cho đến khi thuyền chìm đến mực nước đã đánh dấu

−        Bước 3: Cân từng tảng đá, cộng lại ta được cân nặng của voi.

Câu 15: Nêu các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây

Trả lời:

Các thao tác cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây:

- Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo. - Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giây về số 0 trước khi tiến hành đo.

- Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. - Nhấn nút Start (bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.

- Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. - Nhấn nút Stop (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.

Câu 16: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là gì? Kể tên một số đơn vị đo nhiệt độ khác.

Trả lời:

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiệu là °C.

Câu 17: Mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ.

Trả lời:

- Bước 1: Ghi lại thể tích nước trong bình chia độ trước khi thả vật rắn vào bình, kí hiệu V - Bước 1: Ghi lại thể tích nước trong bình chia độ trước khi thả vật rắn vào bình, kí hiệu Vbd

- Bước 2: Thả vật rắn vào bình chia độ, ghi lại thể tích nước, ký hiệu V - Bước 2: Thả vật rắn vào bình chia độ, ghi lại thể tích nước, ký hiệu Vs

- Bước 3: Lấy V - Bước 3: Lấy Vbd - Vs ta được thể tích vật rắn

Câu 18: Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi không? Vì sao?

Trả lời:

Vì rượu sôi ở 80oC thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 100oC nên không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của hơi nước.

Câu 19: Một trường học có 20 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 100 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/ m3.

a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).

b) Nếu có một khóa nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.

Trả lời:

a) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 ngày là:

20 x 100 = 2000 (lít)

Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 tháng là:

30 x 2000 = 60000 (lít) = 60000 dm3 = 60 m3

Số tiền nước trường phải trả trong một tháng là:

60 x 10000 = 600000 (đồng)

b) Một ngày có 24 giờ = 86400 giây

Số giọt rỉ trong một ngày là: 86400 x 2 = 172800 (giọt)

Thể tích nước bị rỉ trong một ngày là: 172800 : 20 = 8640 cm3 = 0,00864 m3

Thể tích nước bị rỉ trong một tháng là: 0,00864 x 30 = 0,2592 m3

Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là:

0,2592 x 10000 = 2592 (đồng)

Câu 20: Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ như hình dưới đây. Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của một viên bi. Tiến hành thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả.

Trả lời:

- Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V - Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

- Bước 2: Thả toàn bộ số lượng bi có trong hộp (giả sử có n viên) vào bình chia độ và nước dâng lên đến vạch chia có thể tích V - Bước 2: Thả toàn bộ số lượng bi có trong hộp (giả sử có n viên) vào bình chia độ và nước dâng lên đến vạch chia có thể tích V2.

- Bước 3: Thể tích của tổng số viên bi (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ. - Bước 3: Thể tích của tổng số viên bi (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

- Bước 4: Thể tích của mỗi viên bi bằng thể tích của nước dâng lên chia cho số viên bi thả vào bình chia độ. - Bước 4: Thể tích của mỗi viên bi bằng thể tích của nước dâng lên chia cho số viên bi thả vào bình chia độ.

Thể tích 1 viên bi = V : n

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay