Bài tập file word sinh học 10 kết nối Bài 7: Tế bào nhân sơ

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Tế bào nhân sơ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

Trả lời:

  • Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
  • Có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, khả năng sinh trưởng và sinh sản cũng nhanh.
  • Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.
  • Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.
  • Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn.

Câu 2: Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần nào?

Trả lời:

Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần chính là: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.

Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của lông, roi và màng ngoài.

Trả lời:

  • Lông
  • Cấu tạo: ngắn hơn roi, có số lượng nhiều hơn roi.
  • Chức năng: giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.
  • Roi
  • Cấu tạo: được cấu tạo từ bó sợi protein, dài hơn lông, các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.
  • Chức năng: là cơ quan vận động, có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển về phía trước.
  • Màng ngoài
  • Vị trí: nằm ngoài thành tế bào.
  • Cấu tạo: Có thành phần chủ yếu là lipopolysaccharide.
  • Chức năng: giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu.

 

Câu 4: Trình bày cấu tạo, chức năng của thành tế bào và màng tế bào.

Trả lời:

  • Thành tế bào
  • Cấu tạo:
  • Có độ dày từ 10 nm đến 20 nm.
  • Được cấu tạo từ peptidoglycan.
  • Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 nhóm gồm vi khuẩn Gram dương (Gr+) và vi khuẩn Gram âm (Gr-).
  • Chức năng:
  • Giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
  • Ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh: Dựa vào loại vi khuẩn Gram dương (Gr+) hay vi khuẩn Gram âm (Gr-) mà sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp.
  • Màng tế bào
  • Vị trí: Nằm dưới thành tế bào.
  • Cấu tạo: Được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein.
  • Chức năng:
  • Trao đổi chất có chọn lọc.
  • Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.

 

Câu 5: Trình bày cấu tạo, chức năng của thành tế bào chất và vùng nhân.

Trả lời:

  • Tế bào chất
  • Vị trí: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân.
  • Cấu tạo:
  • Thành phần chính của tế bào chất là bào tương – dạng keo lỏng có thành phần chủ yếu là nước, các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.
  • Không có hệ thống nội màng, khung xương tế bào, các bào quan có màng bao bọc chỉ có các hạt dự trữ (đường, lipid) và nhiều ribosome.
  • Chức năng: là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.
  • Vùng nhân
  • Cấu tạo:
  • Không được bao bọc bởi các lớp màng nhân.
  • Thường chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
  • Chức năng: mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+)

Trả lời:

Gram âm

Gram dương

Lớp peptidoglycan mỏng.

Lớp peptidoglycan dày.

Có lớp màng ngoài nằm ngoài lớp peptidoglycan, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid như màng tế bào nhưng giàu lipopolysaccharide. Lớp màng ngoài này có khả năng sinh nội độc tố.

Không có lớp màng ngoài.

Bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.

Bắt màu tím khi nhuộm Gram.

Câu 2: Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

Trả lời:

DNA vùng nhân

Plasmid

-      Kích thước lớn hơn.

-      Thường chỉ có 1 phân tử DNA vùng nhân trong 1 tế bào.

-      Là thành phần bắt buộc phải có đối với tế bào vi khuẩn.

-      Vai trò: mang thông tin di truyền quy định toàn bộ hoạt động sống của tế bào.

-      Kích thước nhỏ hơn.

-      Thường có nhiều plasmid trong 1 tế bào.

-      Là thành phần không bắt buộc phải có đối với vi khuẩn.

-      Vai trò: thường mang thông tin quy định tính một số đặc tính của vi khuẩn như tính kháng thuốc kháng sinh; được sử dụng làm vector chuyển gene trong kĩ thuật di truyền.

Câu 3: Phân biệt lông và roi.

Trả lời:

Lông

Roi

-      Lông ngắn hơn nhưng có số lượng nhiều roi hơn.

-      Lông giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

-      Roi dài hơn, các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.

-      Roi là cơ quan vận động, có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển về phía trước.

 

 

Câu 4: Vi khuẩn A có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn B. Vậy loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Vì sao?

Trả lời:

Theo lý thuyết, kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh. Do đó vi khuẩn A sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phương pháp nhuộm gram có ý nghĩa gì trong y học?

Trả lời:

Nhuộm gram là phương pháp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, có ý nghĩa giúp phân biệt sớm các bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh.

Câu 2: Vì sao ở tế bào nhân sơ, người ta có khái niệm vùng nhân chứ không phải nhân tế bào?

Trả lời:

Gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào vì tế bào nhân sơ chưa có màng nhân nên nhân không phân cách với tê bào chất, do đó ADN co cụm lại một chỗ.

Câu 3: Kể tên một số vi khuẩn gram dương và bệnh do chúng gây ra.

Trả lời:

  • Cầu khuẩn gram dương:
  • Staphylococcus aereus gây nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy xương và áp xe.
  • Streptococcus pneumoniae gây bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang và viêm màng não.
  • Streptococcus viridans gồm Strep. mutans thường gây ra sâu răng và Strep. sanguinis gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp.
  • Streptococcus pyogenes có thể gây nhiễm trùng sinh mủ như viêm họng, viêm mô tế bào, chốc lở; hay gây nhiễm độc tố như viêm cân mạc hoại tử; và gây nhiễm trùng miễn dịch như viêm cầu thận.
  • Enterococci có thể gây nhiễm trùng đường mật và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Trực khuẩn gram dương:
  • Bacillus anthracis (vi khuẩn than) tạo ra độc tố bệnh than gây loét với một tinh bột đen.
  • Bacillus cereus có thể sống sót sau khi nấu chín hoặc nấu lại, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy không chảy máu.
  • Corynebacterium diphtheriae (bạch hầu) có thể gây ra viêm họng giả mạc, viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim.
  • Listeria monocytogenes có thể gây viêm màng não sơ sinh, viêm màng não ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng máu.

Câu 4: Kể tên một số vi khuẩn gram âm và bệnh do chúng gây ra.

Trả lời:

  • Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) thường gây các bệnh: nhiễm trùng vết thương, viêm tai ngoài, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết,…
  • Escherichia coli (E. coli, trực khuẩn đại tràng): có thể gây nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não ở trẻ em. Ở người lớn, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ, viêm túi mật, tử cung, buồng trứng,…
  • Salmonella (trực khuẩn thương hàn): gây bệnh thương hàn và phó thương hàn A,B.
  • Shigella (trực khuẩn lỵ): gây bệnh lỵ trực khuẩn có khả năng phát tán thành dịch.
  • Proteus (mầm bệnh cơ hội): chủ yếu gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa ở trẻ, viêm mủ hóa ở người lớn, viêm tai, viêm đường tiết niệu, viêm kết mạc mắt.
  • Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch): gây bệnh đa dạng như viêm dạ dày – ruột, viêm ruột, viêm hạch mạc treo, viêm gan, viêm đa khớp…
  • Brucella: gây bệnh viêm tinh hoàn, viêm tủy xương, màng não, viêm khớp, sốt kiểu làn sóng (undulant fever).
  • Bordetella pertussis (trực khuẩn ho gà): gay bệnh ho gà.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tế bào nhân sơ được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học như thế nào?

Trả lời:

  • Nghiên cứu vi sinh vật: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của vi sinh vật, cũng như để phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Nghiên cứu di truyền học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu quá trình nhân đôi DNA và chuyển gen, các quá trình di truyền cơ bản và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Nghiên cứu sinh học phân tử: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu các quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp protein, các quá trình cơ bản của sinh học phân tử và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Nghiên cứu sinh thái học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu nghiên cứu các quá trình sinh học cơ bản và phát triển các phương pháp bảo vệ môi trường.
  • Nghiên cứu y học: Tế bào nhân sơ được sử dụng trong nghiên cứu nghiên cứu các bệnh lý và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Câu 2: Vì sao bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra lại nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn gram dương gây ra?

Trả lời:

  • Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.
  • Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.
  • Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay