Bài tập file word sinh học 10 kết nối Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

CHƯƠNG V: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 16 - CHU KỲ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm của chu kì tế bào và các sự kiện chính của chu kì tế bào.

Trả lời:

  • Khái niệm chu kì tế bào: Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
  • Các sự kiện chính của chu kì tế bào: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
  • Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng của tế bào, được chia nhỏ thành các pha G1, S và G2.
  • Quá trình nguyên phân gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Phân chia nhân diễn ra theo 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

Câu 2: Nêu khái niệm và diễn biến tại điểm kiểm soát chu kì tế bào.

Trả lời:

Điểm kiểm soát chu kì tế bào: Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào. Gồm:

  • Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không.
  • Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và mọi sai sót đã được sữa chữa hay chưa.
  • Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các NST đã gắn với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ dừng lại.

Câu 3: Nêu khái niệm và các giai đoạn của quá trình nguyên phân.

Trả lời:

  • Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) xảy ra đối với sinh vật nhân thực, ở các tế bào sinh dưỡng và các tế bào sinh dục sơ khai.
  • Gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối), thực chất là phân chia vật chất di truyền (DNA, NST) một cách đồng đều cho hai tế bào con.

 

Câu 4: Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Trả lời:

  • Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào: Nhờ quá trình nhân đôi và phân li đồng đều các NST về hai cực của tế bào từ một tế bào mẹ tạo ra được hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.
  • Đối với cơ thể nhân thực đơn bào, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới.
  • Đối với cơ thể nhân thực đa bào:
  • Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già và tổn thương, giúp cơ thể lớn lên và tái sinh các bộ phận cơ thể.
  • Nguyên phân cũng là cơ chế tạo ra các cơ thể mới ở các loài sinh sản vô tính.

 

Câu 5: Trình bày cơ chế hình thành, phân loại và đặc điểm di truyền của khối u.

Trả lời:

  • Cơ chế hình thành khối u: Nếu các tín hiệu kích thích phân bào được sản sinh quá nhiều, trong khi tín hiệu kìm hãm phân bào lại sản sinh quá ít sẽ làm cho tế bào phân chia quá mức dẫn đến hình thành khối u.
  • Phân loại khối u: Khối u có hai loại là u lành tính và u ác tính (ung thư).
  • U lành tính: Khối u định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các vị trí khác trong cơ thể.
  • U ác tính (ung thư): Tế bào của khối u có thêm đột biến khiến chúng ta có thể tách khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiều khối u.
  • Đặc điểm di truyền: Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gene phát sinh trong các tế bào cơ thể nên không di truyền được. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gene đột biến được truyền từ bố mẹ.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Vì sao thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau?

Trả lời:

Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau:

  • Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì của tế bào nhân sơ do tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với kích thước và số lượng NST của tế bào nhân sơ.
  • Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể.

Câu 2: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa các giai đoạn của chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

Câu 3: Nguyên nhân nào gây rối loạn quá trình điều hoà phân bào dẫn đến phát sinh ung thư?

Trả lời:

Do ảnh hưởng của các tín hiệu điều hoà phân bào. Các tế bào cơ thể người phân chia phụ thuộc vào sự điều tiết của các tín hiệu điều hoà phân bào. Hầu hết các loại tín hiệu này đều tham gia vào kiểm soát chu kì tế bào, đảm bảo cho quá trình phân bào được diễn ra bình thường. Nếu các tín hiệu kích thích phân bào được sản sinh quá nhiều ® tế bào phân chia quá mức ® khối u.

 

Câu 4: Tại sao tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào?

Trả lời:

Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì điểm kiểm soát chu kỳ tế bào kiểm soát và điều hòa tiến triển chu kỳ tế bào, ngăn sự phát triển của chu kỳ tế bào tại các điểm đặc biệt, cho phép kiểm tra lại các pha cần thiết và sửa chữa sai sót DNA.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số tác nhân gây đột biến dẫn đến ung thư mà em biết.

Trả lời:

Tác nhân gây đột biến dẫn đến ung thư:

  • Tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài: khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật có trong các thực phẩm bị mốc, tia tử ngoại, tia phóng xạ, nhiều loại hóa chất như chất độc da cam,…
  • Tác nhân gây đột biến ở bên trong cơ thể: một số loại virus gây bệnh mãn tính (virus viêm gan B, virus gây viêm tử cung), các gốc tự do trong tế bào, sản phẩm của quá trình chuyển hóa và các chất độc hại mà cơ thể hấp thụ qua thức ăn hoặc từ các vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể.

Câu 2: Kể tên các căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

Những loại ung thư phổ biến nhất ở người Việt Nam: ung thư gan, phổi,...

Câu 3: Nêu một số biện pháp phòng tránh, chữa trị bệnh ung thư.

Trả lời:

  • Một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư: hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây ung thư, thường xuyên thăm khám sức khoẻ định kì.
  • Các biện pháp chữa trị ung thư hiện nay bao gồm: phẫu thuật, hóa trị,..

Câu 4: Những đối tượng nào thường có nguy cơ mắc ung thư cao hơn?

Trả lời:

  • Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, chẳng hạn như người lười vận động, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng và mệt mỏi, nghiện rượu bia, thuốc lá,…
  • Những người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày và phổi: Những trường hợp bị viêm gan, viêm phổi hoặc viêm dạ dày,… không được điều trị triệt để, bệnh hay tái phát,… thì sẽ nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.
  • Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột thịt bị ung thư, thì nguy cơ ung thư cũng cao hơn so với những người khác.
  • Người làm việc và sinh sống trong môi trường độc hại, nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư của họ cũng sẽ cao hơn.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tìm hiểu và trình bày tình trạng ung thư ở Việt Nam, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.

Trả lời:

  • Tình trạng ung thư ở Việt Nam:
  • Những loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến vú,…
  • Tỉ lệ mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng.
  • Nguyên nhân khiến tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng:
  • Gia tăng tuổi thọ (thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn).
  • Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân đột biến.
  • Thói quen ăn uống không khoa học (uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ động vật, ăn các thức ăn bị mốc, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt khun khói, cá muối, thịt nướng cháy,…).
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ít vận động, lười tập thể dục thể thao,…).
  • Một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư:
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây ung thư.
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u.
  • Chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus và các loại vi sinh vật.
  • Một số biện pháp chữa trị bệnh ung thư:
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u.
  • Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u.
  • Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác.

Câu 2: Tại sao không thể loại bỏ tế bào ung thư bằng phương pháp phẫu thuật?

Trả lời:

  • Tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật: Dù bác sĩ có cố gắng loại bỏ toàn bộ khối u ung thư trong quá trình phẫu thuật, có thể có một số tế bào ung thư nhỏ hoặc khó tiếp cận mà không thể loại bỏ hoàn toàn. Những tế bào này có thể tiếp tục phát triển sau phẫu thuật và dẫn đến tái phát của bệnh.
  • Tế bào ung thư đã di căn: Một số tế bào ung thư có thể đã tách khỏi nguyên bản (ung thư nguyên phát) và đã di căn đi các vị trí khác trong cơ thể, nhưng chúng có thể rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này đặt ra khó khăn trong việc loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư bằng phẫu thuật.
  • Di căn đến nhiều cơ quan: Trong một số trường hợp, ung thư có thể đã phát triển mạnh mẽ và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Trong tình huống này, loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư bằng phẫu thuật trở nên khó khăn và đôi khi không thực hiện được. Do đó, trong các trường hợp này, việc điều trị ung thư di căn trở nên khó khăn hơn và kết quả không chắc chắn.

Câu 3: Tìm ví dụ về hiện tượng tự nhiên liên quan tới: sinh học, hóa học, vật lý học.

Trả lời:

  • Sinh học: cây cối lớn lên, đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả,...
  • Hóa học: tàu sắt neo đậu lâu ngày bị ăn mòn, thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu, than cháy trong lò tạo ra khí cacbonic,...
  • Vật lý: nước đóng băng ở 0oC và sôi ở 100oC; đun nóng thanh sắt để rèn thành con dao; để miếng nhôm ngoài trời nắng, một lát sau thấy miếng nhôm nóng lên;...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay