Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT 
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm và phân loại vi sinh vật.

Trả lời:

- Khái niệm: Vi sinh vật là những kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. - Khái niệm: Vi sinh vật là những kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

- Phân loại: Dựa vào thành phần cấu tạo, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm: - Phân loại: Dựa vào thành phần cấu tạo, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Vi sinh vật nhân sơ: gồm Archaea và vi khuẩn. + Vi sinh vật nhân sơ: gồm Archaea và vi khuẩn.

+ Vi sinh vật nhân thực: gồm vi sinh vật nhân thực đơn bào (nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) và vi sinh vật nhân thực đa bào (vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi). + Vi sinh vật nhân thực: gồm vi sinh vật nhân thực đơn bào (nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) và vi sinh vật nhân thực đa bào (vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi).

Câu 2: Quá trình vi sinh vật tổng hợp carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Tổng hợp carbohydrate: Nhiều loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo nhiều con đường khác nhau. - Tổng hợp carbohydrate: Nhiều loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo nhiều con đường khác nhau.

- Tổng hợp protein:  - Tổng hợp protein:

+ Tổng hợp amino acid: Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được toàn bộ 20 amino acid cần thiết. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường. + Tổng hợp amino acid: Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được toàn bộ 20 amino acid cần thiết. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.

+ Tổng hợp protein: Protein được tổng hợp từ các đơn phân là amino acid. + Tổng hợp protein: Protein được tổng hợp từ các đơn phân là amino acid.

- Tổng hợp lipid: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo. - Tổng hợp lipid: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo.

- Tổng hợp nucleic acid: - Tổng hợp nucleic acid:

+ Nucleotide: Nucleotide được tổng hợp từ 1 gốc đường 5 carbon và các amino acid glutamine, glycine, aspartate và phosphoric acid. + Nucleotide: Nucleotide được tổng hợp từ 1 gốc đường 5 carbon và các amino acid glutamine, glycine, aspartate và phosphoric acid.

+ Tổng hợp nucleic acid: Nucleic acid được tổng hợp từ các đơn phân là nucleotide qua một quá trình phức tạp. + Tổng hợp nucleic acid: Nucleic acid được tổng hợp từ các đơn phân là nucleotide qua một quá trình phức tạp.

Câu 3: Trình bày tác hại của vi sinh vật.

Trả lời:

Bên cạnh những lợi ích, vi sinh vật cũng đem đến những tác hại đáng kể cho con người:

- Là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người, vật nuôi, cây trồng. - Là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người, vật nuôi, cây trồng.

- Gây hư hỏng thực phẩm, đồ dùng dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. - Gây hư hỏng thực phẩm, đồ dùng dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

- Các loại vi sinh vật còn tập hợp lại với nhau thành màng sinh học bám trên các bề mặt thiết bị công nghiệp, đồ dùng, nhà bếp, nhà vệ sinh,… làm tắc nghẽn đường ống, cản trở hoạt động sản xuất. - Các loại vi sinh vật còn tập hợp lại với nhau thành màng sinh học bám trên các bề mặt thiết bị công nghiệp, đồ dùng, nhà bếp, nhà vệ sinh,… làm tắc nghẽn đường ống, cản trở hoạt động sản xuất.

Câu 4: Tại sao trong nuôi cấy không liên tục lại phải trải qua pha tiềm phát. Đặc điểm của pha này là gì?

Trả lời:

Khi bắt đầu nuôi cấy, tế bào không sinh trưởng ngay mà phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường mới. Đây là giai đoạn tế bào đẩy mạnh tổng hợp enzyme để sử dụng cơ chất trong môi trường, chuẩn bị cho sự phân bào. Đặc điểm của pha này là số lượng tế bào không tăng.

Câu 5: Các vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng khác nhau sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon nào làm nguyên liệu để sinh trưởng và phát triển?

Trả lời:

Hình thức dinh dưỡng

Nguồn năng lượngNguồn carbon
Quang tự dưỡngÁnh sángChất vô cơ
Hóa tự dưỡngChất vô cơChất vô cơ
Quang dị dưỡngÁnh sángChất hữu cơ
Hóa dị dưỡngChất hữu cơChất hữu cơ

 

Câu 6: Vi sinh vật có mấy hình thức sinh sản? Nêu khái niệm và đặc điểm của các hình thức đó.

Trả lời:

Vi sinh vật có 3 hình thức sinh sản chính gồm: phân đôi, bào tử (vô tính hoặc hữu tính), nảy chồi.

- Phân đôi: - Phân đôi:

+ Là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật. + Là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật.

+ Đặc điểm: Trong hình thức phân đôi, một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con giống nhau. + Đặc điểm: Trong hình thức phân đôi, một tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con giống nhau.

- Sinh sản bằng bào tử:  - Sinh sản bằng bào tử:

+ Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ ngoại bào tử. + Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ ngoại bào tử.

+ Đặc điểm: Có nhiều loại bào tử khác nhau như bào tử đính ở vi nấm, bào tử tiếp hợp ở nấm tiếp hợp, ngoại bào tử hay bào tử đốt ở xạ khuẩn. + Đặc điểm: Có nhiều loại bào tử khác nhau như bào tử đính ở vi nấm, bào tử tiếp hợp ở nấm tiếp hợp, ngoại bào tử hay bào tử đốt ở xạ khuẩn.

- Nảy chồi:  - Nảy chồi:

+ Là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật. + Là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật.

+ Đặc điểm: Trong hình thức này, một cá thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách ra thành một cá thể độc lập. Khác với phân đôi, một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con. + Đặc điểm: Trong hình thức này, một cá thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách ra thành một cá thể độc lập. Khác với phân đôi, một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con.

Câu 7: Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong nông nghiệp?

Trả lời:

- Dựa vào khả năng cố định N - Dựa vào khả năng cố định N2 trong không khí, biến lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, phân giải mùn và các chất hữu cơ trong đất, tiết ra chất kích thích tăng trưởng, giữ ẩm cho đất và ức chế mầm bệnh cho cây trồng,… của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,…

- Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi. - Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi.

Câu 8: Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dinh dưỡng bắt đầu từ 4 tế bào với thời gian pha tiềm phát dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành sau 1 giờ, 3 giờ và nếu một trong 4 tế bào ban đầu bị chết.

Trả lời:

Trong vòng 1 giờ, số lượng tế bào không tăng vì còn ở pha tiềm phát. Sau 3 giờ, tế bào mới phân chia được 2 giờ (tức là 6 thế hệ). Số lượng tế bào được tạo thành là N = N0 × 2n, tức là 4 × 26 = 4 × 64 = 256 tế bào. Nếu một tế bào ban đầu bị chết thì số tế bào thu được là 3 × 26 = 192 tế bào.

Câu 9: Trong thực tế, vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;…

Câu 10: Quá trình phân giải của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Trả lời:

Ứng dụng quá trình phân giải ở vi sinh vật:

- Ứng dụng quá trình phân giải protein để sản xuất nước mắm, nước tương, acid hữu cơ. - Ứng dụng quá trình phân giải protein để sản xuất nước mắm, nước tương, acid hữu cơ.

- Ứng dụng quá trình phân giải carbohydrate để sản xuất bánh kẹo, rượu, sữa chua, rau củ muối chua. - Ứng dụng quá trình phân giải carbohydrate để sản xuất bánh kẹo, rượu, sữa chua, rau củ muối chua.

- Ứng dụng vi sinh vật để xử lý chất thải ô nhiễm (rác thải hữu cơ, dầu loang, nước thải,…). - Ứng dụng vi sinh vật để xử lý chất thải ô nhiễm (rác thải hữu cơ, dầu loang, nước thải,…).

Câu 11: Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và nêu triển vọng phát triển của ngành nghề đó.

Trả lời:

Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật kéo theo sự phát triển và xuất hiện của nhiều ngành nghề có liên quan:

- Ngành công nghiệp thực phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại rượu, bia, các sản phẩm lên men từ sữa,… - Ngành công nghiệp thực phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại rượu, bia, các sản phẩm lên men từ sữa,…

- Ngành công nghiệp dược phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại kháng sinh, kháng thể đơn dòng, vaccine, enzyme,… - Ngành công nghiệp dược phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại kháng sinh, kháng thể đơn dòng, vaccine, enzyme,…

- Lĩnh vực y tế với các phòng xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán bệnh, các trung tâm dịch tễ,… - Lĩnh vực y tế với các phòng xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán bệnh, các trung tâm dịch tễ,…

- Lĩnh vực môi trường với các trung tâm xử lí ô nhiễm môi trường, tái tạo năng lượng. - Lĩnh vực môi trường với các trung tâm xử lí ô nhiễm môi trường, tái tạo năng lượng.

→ Sự phát triển của các ngành nghề trên mở ra cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người. Kĩ sư chế biến thực phẩm, dược sĩ, nhân viên xét nghiệm, kĩ sư môi trường, nhà dịch tễ học,… là những nghề thú vị và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

Câu 12: Tại sao số lượng tế bào trên trục tung của đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật lại được biểu diễn dưới dạng logarit?

Trả lời:

Nếu biểu diễn sự sinh trưởng của tế bào theo số mũ thì rất khó hoặc không thể biểu diễn được trong những giây phút đầu tiên, nếu thay tỉ lệ số hoá trên trục tung bằng tỉ lệ logarit, theo đó mỗi lần phân chia lớn gấm 10 lần số lần trước, thì sẽ phù hợp với con số rất nhỏ ở phía dưới đồ thị (lúc bắt đầu) và con số rất lớn ở phía trên đồ thị (cuối pha luỹ thừa). Đường biểu diễn sinh trưởng sẽ là đường thẳng liên tục, rất thuận lợi cho việc tính toán.

 Câu 13: Hiện tượng “tảo nở hoa” là gì? Nêu nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục khi hiện tượng này diễn ra.

Trả lời:

- Nguyên nhân:  - Nguyên nhân:

+ Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta spp) hay còn gọi là vi khuẩn lam. Khi tảo lam phát triển quá nhanh gây hiện tượng "tảo nở hoa”, tảo tàn và nổi lên tạo thành lớp váng trên mặt ao, thường gọi là váng tảo.  + Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta spp) hay còn gọi là vi khuẩn lam. Khi tảo lam phát triển quá nhanh gây hiện tượng "tảo nở hoa”, tảo tàn và nổi lên tạo thành lớp váng trên mặt ao, thường gọi là váng tảo.

+ Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bón quá nhiều phân chuồng; cho cá ăn dư thừa thức ăn tạo thành mùn bã hữu cơ làm ô nhiễm đáy ao; không thay nước kịp thời; tẩy dọn đáy ao khi bước vào vụ nuôi chưa đảm bảo. + Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bón quá nhiều phân chuồng; cho cá ăn dư thừa thức ăn tạo thành mùn bã hữu cơ làm ô nhiễm đáy ao; không thay nước kịp thời; tẩy dọn đáy ao khi bước vào vụ nuôi chưa đảm bảo.

- Hậu quả:  - Hậu quả:

+ Tảo lam phát triển mạnh, xuất hiện màng nhầy và kết thành từng mảng. Ban đầu chỉ là một đám nhỏ, sau thời gian lan rộng phủ kín một phần diện tích bề mặt ao. Tảo kéo từng tảng theo chiều gió đến góc ao; sau đó, tàn lụi rồi chìm xuống đáy ao và bị phân hủy.  + Tảo lam phát triển mạnh, xuất hiện màng nhầy và kết thành từng mảng. Ban đầu chỉ là một đám nhỏ, sau thời gian lan rộng phủ kín một phần diện tích bề mặt ao. Tảo kéo từng tảng theo chiều gió đến góc ao; sau đó, tàn lụi rồi chìm xuống đáy ao và bị phân hủy.

+ Quá trình phân hủy này sử dụng oxy và sinh ra các khí độc cho cá như NO + Quá trình phân hủy này sử dụng oxy và sinh ra các khí độc cho cá như NO2, NH3, H2S, xảy ra tình trạng ô nhiễm và thiếu oxy trong ao, gây ngạt cá, đặc biệt cá trắm cỏ (loài ưa môi trường nước sạch); cá giảm ăn sau đó bỏ ăn, thường xuyên nổi trên mặt nước, chậm phát triển, giảm sức đề kháng; từ đó, dễ phát sinh bệnh, thậm chí cá bị chết. Ngoài ra, tảo còn tiết ra độc tố gây độc cho cá, đặc biệt là những loài cá ăn lọc như cá mè trắng, mè hoa.

- Biện pháp khắc phục:  - Biện pháp khắc phục:

+ Bước 1: Cắt nguồn dinh dưỡng đưa xuống ao, thay nước, tăng cường oxy + Bước 1: Cắt nguồn dinh dưỡng đưa xuống ao, thay nước, tăng cường oxy

+ Bước 2: Tiêu diệt tảo + Bước 2: Tiêu diệt tảo

+ Bước 3: Làm sạch môi trường nước và đáy ao + Bước 3: Làm sạch môi trường nước và đáy ao

+ Bước 4: Phòng bệnh cho cá. + Bước 4: Phòng bệnh cho cá.

Câu 14: Hình dưới mô tả đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Giải thích đường cong sinh trưởng đó.

Trả lời:

- Ở pha tiềm phát, đường cong sinh trường thể hiện số lượng tế bào lúc bắt đầu nuôi cấy, lúc này các tế bào vi sinh vật bắt đầu thích nghi với môi trường nên số lượng tế bào sống bằng tế bào chết đi. - Ở pha tiềm phát, đường cong sinh trường thể hiện số lượng tế bào lúc bắt đầu nuôi cấy, lúc này các tế bào vi sinh vật bắt đầu thích nghi với môi trường nên số lượng tế bào sống bằng tế bào chết đi.

- Ở pha lũy thừa, đường cong sinh trưởng tăng do mật độ bắt đầu tăng, và đạt cực đại tại cuối pha. Trong pha này, các tế bào đã thích nghi được với môi trường nên số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn so với tế bào chết đi. - Ở pha lũy thừa, đường cong sinh trưởng tăng do mật độ bắt đầu tăng, và đạt cực đại tại cuối pha. Trong pha này, các tế bào đã thích nghi được với môi trường nên số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn so với tế bào chết đi.

- Ở pha cân bằng, đường cong sinh trưởng hầu như thẳng do mật độ hầu như không thay đổi. Lúc này dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt dần nên số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết. - Ở pha cân bằng, đường cong sinh trưởng hầu như thẳng do mật độ hầu như không thay đổi. Lúc này dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt dần nên số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết.

- Ở pha suy vong, đường cong sinh trường giảm xuống do dinh dưỡng cạn kiệt đồng thời các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể được tích lũy nên số lượng tế bào chết đi lớn hơn số lượng tế bào sinh ra làm mật độ tế bào suy giảm. - Ở pha suy vong, đường cong sinh trường giảm xuống do dinh dưỡng cạn kiệt đồng thời các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể được tích lũy nên số lượng tế bào chết đi lớn hơn số lượng tế bào sinh ra làm mật độ tế bào suy giảm.

Câu 15: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học nào?

Trả lời:

Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người.

Câu 16: Vi sinh vật có mấy kiểu dinh dưỡng?

Trả lời:

Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn carbon sử dụng, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng là: Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng, quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng.

Câu 17: Nêu diễn biến và vai trò của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật.

Trả lời:

- Trong sinh tổng hợp (còn gọi là quá trình đồng hóa), tế bào sử dụng năng lượng liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp cần thiết. - Trong sinh tổng hợp (còn gọi là quá trình đồng hóa), tế bào sử dụng năng lượng liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp cần thiết.

- Vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid. - Vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.

- Vai trò: hình thành các hợp chất (vật liệu) để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời, giúp vi sinh vật tích lũy năng lượng. - Vai trò: hình thành các hợp chất (vật liệu) để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời, giúp vi sinh vật tích lũy năng lượng.

Câu 18: Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong chế biến thực phẩm và trong y dược?

Trả lời:

- Trong chế biến thực phẩm: Dựa vào khả năng phân giải ngoại bào của vi sinh vật được ứng dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm. - Trong chế biến thực phẩm: Dựa vào khả năng phân giải ngoại bào của vi sinh vật được ứng dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Trong y dược: - Trong y dược:

+ Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác. + Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác.

+ Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh. + Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.

Câu 19: Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường. Khuẩn lạc ở các vi sinh vật khác nhau có hình thái đặc trưng như thế nào?

Trả lời:

- Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn. - Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.

- Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa. - Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.

- Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,… - Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…

Câu 20: Nêu khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật và thời gian thế hệ. Nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục diễn ra trong điều kiện nào? Trong điều kiện đó, quần thể vi sinh vật sinh trưởng như thế nào?

Trả lời:

- Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể. - Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể.

- Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): Là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia, hay cũng là thời gian cần có để số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. - Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): Là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia, hay cũng là thời gian cần có để số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Nuôi cấy không liên tục:  - Nuôi cấy không liên tục:

+ Điều kiện: không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất. + Điều kiện: không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

+ Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo 4 pha là tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. + Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo 4 pha là tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong.

- Nuôi cấy liên tục: - Nuôi cấy liên tục:

+ Điều kiện: thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất. + Điều kiện: thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

+ Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không diễn ra pha suy vong mà được duy trì ở một mức độ cân bằng sao cho năng suất sản phẩm đạt cao nhất. + Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không diễn ra pha suy vong mà được duy trì ở một mức độ cân bằng sao cho năng suất sản phẩm đạt cao nhất.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay