Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: SINH HỌC VI SINH VẬT 
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày khái niệm, vai trò, cơ chế của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.

Trả lời:

- Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản. - Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản.

- Vai trò: Quá trình phân giải giúp hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. - Vai trò: Quá trình phân giải giúp hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.

- Cơ chế:  - Cơ chế:

+ Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng các phân tử lớn như nucleic acid, protein, đường đa, lipid, các vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiết enzyme phân giải ngoại bào để phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản rồi mới hấp thụ vào bên trong tế bào.  + Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng các phân tử lớn như nucleic acid, protein, đường đa, lipid, các vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiết enzyme phân giải ngoại bào để phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản rồi mới hấp thụ vào bên trong tế bào.

+ Trong tế bào vi sinh vật (cả vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng), một phần chất hữu cơ đơn giản được phân giải tiếp theo nhiều con đường khác nhau để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. + Trong tế bào vi sinh vật (cả vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng), một phần chất hữu cơ đơn giản được phân giải tiếp theo nhiều con đường khác nhau để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

Câu 2: Nêu vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên.

Trả lời:

Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên:

- Phân giải các chất thải và xác vi sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. - Phân giải các chất thải và xác vi sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.

- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O - Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.

- Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên. - Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên.

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật.

Trả lời:

Đặc điểm chung của vi sinh vật:

- Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. - Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

- Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực. - Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh. - Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Câu 4: Tại sao các gói hải sản đông lạnh bán trong siêu thị, bao nilon lại dính vào sản phẩm ?

Trả lời:

Đa số vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm là hiếu khí bắt buộc nên người ta phải hút chân không, tạo điều kiện kị khí để chúng không sinh trưởng được.

Câu 5: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Các yếu tố đó ảnh hưởng đến vi sinh vật như thế nào? Kháng sinh là gì?

Trả lời:

- Các yếu tố vật lý:  - Các yếu tố vật lý:

+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào. + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào.

+ Độ ẩm: Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. + Độ ẩm: Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

+ Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,… + Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…

+ Ánh sáng: Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. + Ánh sáng: Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

+ Áp suất thẩm thấu: ảnh hưởng đến sức căng bề mặt của tế bào. + Áp suất thẩm thấu: ảnh hưởng đến sức căng bề mặt của tế bào.

- Các yếu tố hóa học:  - Các yếu tố hóa học:

+ Các chất dinh dưỡng trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và sinh trưởng của vi sinh vật. + Các chất dinh dưỡng trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Chất ức chế: Một số chất hóa học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau. + Chất ức chế: Một số chất hóa học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau.

- Kháng sinh là chất có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn có tính chọn lọc. - Kháng sinh là chất có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn có tính chọn lọc.

Câu 6: Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người.

Trả lời:

Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người:

- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. - Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.

- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế. - Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế.

- Sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin,… trên quy mô công nghiệp. - Sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin,… trên quy mô công nghiệp.

Câu 7: Các vi sinh vật thường có kích thước rất nhỏ và mắt người không thể nhìn thấy được. Vậy làm thế nào để ta có thể phân loại chúng?

Trả lời:

- Do vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên để phân loại được vi khuẩn, người ta thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu khác như quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi, phân lập và nuôi cấy, phân tích hóa sinh, phân tích di truyền,… - Do vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên để phân loại được vi khuẩn, người ta thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu khác như quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi, phân lập và nuôi cấy, phân tích hóa sinh, phân tích di truyền,…

- Đối với phương pháp quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi: Có nhiều phương pháp làm tiêu bản từ đơn giản đến phức tạp như làm tiêu bản soi tươi, làm tiêu bản tạm thời, làm tiêu bản cố định kết hợp với nhuộm màu,… Mỗi phương pháp phù hợp với một mục đích và đối tượng quan sát riêng: - Đối với phương pháp quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi: Có nhiều phương pháp làm tiêu bản từ đơn giản đến phức tạp như làm tiêu bản soi tươi, làm tiêu bản tạm thời, làm tiêu bản cố định kết hợp với nhuộm màu,… Mỗi phương pháp phù hợp với một mục đích và đối tượng quan sát riêng:

+ Soi tươi: dùng để quan sát trạng thái sống, khả năng di động của vi khuẩn. + Soi tươi: dùng để quan sát trạng thái sống, khả năng di động của vi khuẩn.

+ Nhuộm đơn: dùng để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về hình ảnh, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn cũng như hình thái tế bào. + Nhuộm đơn: dùng để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về hình ảnh, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn cũng như hình thái tế bào.

+ Nhuộm Gram: dùng để phân biệt vi khuẩn Gr+ và Gr-. + Nhuộm Gram: dùng để phân biệt vi khuẩn Gr+ và Gr-.

- Đối với phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật: Trên môi trường đặc, mỗi tế bào vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc. Có thể căn cứ vào kích thước, hình dạng của khuẩn lạc để phân loại các vi khuẩn. - Đối với phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật: Trên môi trường đặc, mỗi tế bào vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc. Có thể căn cứ vào kích thước, hình dạng của khuẩn lạc để phân loại các vi khuẩn.

- Để định loại được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng giữa các vi sinh vật, các nhà khoa học thường dùng phương pháp phân tích hóa sinh hay sinh học phân tử (phân tích DNA, RNA). - Để định loại được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng giữa các vi sinh vật, các nhà khoa học thường dùng phương pháp phân tích hóa sinh hay sinh học phân tử (phân tích DNA, RNA).

Câu 8: Tại sao khi thấy hộp thịt bị phồng lên, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc cấp, có thể dẫn đến tử vong?

Trả lời:

Hộp thịt phồng là do khử trùng không kĩ, bào tử của một loại vi khuẩn hình que, kị khí bắt buộc nảy mầm, sinh trưởng mạnh tạo khí làm phồng hộp và sinh độc tố thần kinh rất mạnh.

Câu 9: So sánh sự khác biệt của nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.

Trả lời:

Nuôi cấy liên tụcNuôi cấy không liên tục
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mớiKhông bổ sung chất dinh dưỡng mới
Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khốiKhông rút bỏ chất thải và sinh khối
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phátQuần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong
Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vongVi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong

Câu 10: Vì sao vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh?

Trả lời:

Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) cơ thể ở sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng. Kích thước nhỏ còn có lợi trong việc nuôi cấy, lưu trữ và nghiên cứu vi sinh vật (một số lượng rất lớn tế bào có thể được nuôi cấy chỉ trong một khoảng không gian nhỏ).

Câu 11: Vì sao vi sinh vật sinh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với động vật và thực vật?

Trả lời:

Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với động vật và thực vật bởi vì:

- Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) dẫn đến khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng, sinh sản. - Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) dẫn đến khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng, sinh sản.

- Ngoài ra, vi sinh vật cũng có cấu tạo đơn giản hơn cho với thực vật và động vật. - Ngoài ra, vi sinh vật cũng có cấu tạo đơn giản hơn cho với thực vật và động vật.

Câu 12: Tại sao phơi khô là biện pháp hạn chế vi sinh vật sinh trưởng ?

Trả lời:

Nước chiếm 70 – 90% khối lượng tế bào. Nước cần để thuỷ phân các cơ chất (thức ăn) và tham gia vào các phản ứng sinh hoá. Không có nước, mọi hoạt động của vi sinh vật sẽ dừng lại. Trừ một số ít nấm sợi chịu khô hạn, còn đa số vi sinh vật đòi hỏi phải có nước ở dạng tự do. Do đó, phơi khô, sấy khô, hút ẩm luôn là biện pháp tốt nhất để bảo quản lương thực, thực phẩm, đồ dùng, trang thiết bị.

Câu 13: Kháng sinh có cơ chế tác động như thế nào?

Trả lời:

Kháng sinh ức chế và tiêu diệt vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,… của vi khuẩn.

Câu 14: Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Trả lời:

- Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lý chất thải. - Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lý chất thải.

- Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da. - Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da.

Câu 15: Vi khuẩn lam sử dụng ánh sáng Mặt Trời để sinh trưởng. Em hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này và giải thích.

Trả lời:

- Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng - Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng

- Vì chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO - Vì chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước lấy từ không khí.

Câu 16: Vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra tác hại gì?

Trả lời:

- Vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. - Vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được.

- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế. - Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế.

Câu 17: Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong xử lý chất thải? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả, ít tốn kém. - Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả, ít tốn kém.

- Ví dụ: - Ví dụ:

+ Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kỵ khí trong các bể xử lý sinh học để xử lý nước thải. + Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kỵ khí trong các bể xử lý sinh học để xử lý nước thải.

+ Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lý các sự cố tràn dầu trên biển. + Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lý các sự cố tràn dầu trên biển.

+ Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lý chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng. + Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lý chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Câu 18: Khi bị thương, nên xử lý vết thương như thế nào để tránh bị nhiễm trùng?

Trả lời:

- Rửa sạch vết thương nhiễm trùng: sử dụng dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương. - Rửa sạch vết thương nhiễm trùng: sử dụng dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương.

- Loại bỏ vi khuẩn và mô hoại tử: ví dụ như dịch mủ, mô hoại tử,... - Loại bỏ vi khuẩn và mô hoại tử: ví dụ như dịch mủ, mô hoại tử,...

- Dùng thuốc kháng sinh cho vết thương nhiễm trùng mưng mủ. - Dùng thuốc kháng sinh cho vết thương nhiễm trùng mưng mủ.

- Băng vết thương. - Băng vết thương.

Câu 19: Trong thực tế, quá trình nuôi cấy liên tục và không liên tục thường được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

- Nuôi cấy liên tục được ứng dụng để sản xuất sinh khối nhằm tách chiết các sản phẩm sinh học có giá trị như các vitamin, enzyme, chất kháng sinh,… - Nuôi cấy liên tục được ứng dụng để sản xuất sinh khối nhằm tách chiết các sản phẩm sinh học có giá trị như các vitamin, enzyme, chất kháng sinh,…

- Nuôi cấy không liên tục trong cuộc sống hàng ngày: làm sữa chua, muối dưa cà, lên men rượu,… - Nuôi cấy không liên tục trong cuộc sống hàng ngày: làm sữa chua, muối dưa cà, lên men rượu,…

Câu 20: Kể tên một số loại thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay mà em biết.

Trả lời:

- Thuốc kháng sinh Cephalexin: điều trị một số bệnh như viêm tai giữa, bệnh da liễu, nhiễm trùng răng, viêm xương khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu,… - Thuốc kháng sinh Cephalexin: điều trị một số bệnh như viêm tai giữa, bệnh da liễu, nhiễm trùng răng, viêm xương khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

- Erythromycin: ức chế và đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương. - Erythromycin: ức chế và đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương.

- Azithromycin: thường dùng trong các trường hợp như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục hoặc nhiễm khuẩn da và mô mềm. - Azithromycin: thường dùng trong các trường hợp như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục hoặc nhiễm khuẩn da và mô mềm.

- Thuốc kháng sinh Clarithromycin: điều trị các bệnh như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi,… - Thuốc kháng sinh Clarithromycin: điều trị các bệnh như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi,…

- Thuốc kháng sinh liều thấp Amoxicillin: điều trị các bệnh như viêm họng, viêm nướu, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang, nhiễm khuẩn da,… - Thuốc kháng sinh liều thấp Amoxicillin: điều trị các bệnh như viêm họng, viêm nướu, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang, nhiễm khuẩn da,…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay