Bài tập file word sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 7

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: VIRUS

Câu 1: Nêu khái niệm virus và các đặc điểm chung của virus.

Trả lời:

- Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. - Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

- Đặc điểm chung của virus: - Đặc điểm chung của virus:

+ Có kích thước vô cùng bé, dao động từ 20 nm đến 300 nm. + Có kích thước vô cùng bé, dao động từ 20 nm đến 300 nm.

+ Chưa có cấu tạo tế bào. + Chưa có cấu tạo tế bào.

+ Không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào. + Không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào.

→ Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh.

- Hình dạng của virus rất đa dạng: hình xoắn, hình đa diện, hình cầu, dạng phức tạp,.. - Hình dạng của virus rất đa dạng: hình xoắn, hình đa diện, hình cầu, dạng phức tạp,..

Câu 2: Virus có thể gây bệnh bằng cách nào?

Trả lời:

Virus có thể gây bệnh bằng một số cách như sau:

- Virus gây bệnh theo cơ chế kiểu sinh tan: - Virus gây bệnh theo cơ chế kiểu sinh tan:

+ Virus phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể. + Virus phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể.

+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh. Một số virus khác có các thành phần cấu tạo như protein vỏ ngoài cũng có thể gây bệnh. + Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh. Một số virus khác có các thành phần cấu tạo như protein vỏ ngoài cũng có thể gây bệnh.

- Virus gây bệnh theo cơ chế tiềm tan: Virus không phá hủy các tế bào cơ thể mà gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư. - Virus gây bệnh theo cơ chế tiềm tan: Virus không phá hủy các tế bào cơ thể mà gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.

Câu 3: Trình bày cấu trúc và phân loại virus.

Trả lời:

- Cấu trúc của virus: Các loại virus đều có 2 thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ capsid. - Cấu trúc của virus: Các loại virus đều có 2 thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ capsid.

+ Lõi nucleic acid chứa DNA hoặc RNA mạch đơn hoặc mạch kép, có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus. + Lõi nucleic acid chứa DNA hoặc RNA mạch đơn hoặc mạch kép, có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.

+ Vỏ capsid được cấu tạo từ protein, có chức năng bao bọc bảo vệ virus. + Vỏ capsid được cấu tạo từ protein, có chức năng bao bọc bảo vệ virus.

+ Ngoài ra, một số loại virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài, được gọi là lớp vỏ ngoài với các gai glycoprotein giúp chứng tiếp cận tế bào chủ. + Ngoài ra, một số loại virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài, được gọi là lớp vỏ ngoài với các gai glycoprotein giúp chứng tiếp cận tế bào chủ.

- Phân loại: Dựa vào vật chất di truyền, người ta có thể chia virus thành 2 loại là virus DNA và virus RNA. Loại virus RNA có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có như enzyme sao chép ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ, enzyme lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào,… - Phân loại: Dựa vào vật chất di truyền, người ta có thể chia virus thành 2 loại là virus DNA và virus RNA. Loại virus RNA có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có như enzyme sao chép ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ, enzyme lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào,…

Câu 4: Quá trình vi sinh vật tổng hợp carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Tổng hợp carbohydrate: Nhiều loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo nhiều con đường khác nhau. - Tổng hợp carbohydrate: Nhiều loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo nhiều con đường khác nhau.

- Tổng hợp protein:  - Tổng hợp protein:

+ Tổng hợp amino acid: Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được toàn bộ 20 amino acid cần thiết. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường. + Tổng hợp amino acid: Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được toàn bộ 20 amino acid cần thiết. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.

+ Tổng hợp protein: Protein được tổng hợp từ các đơn phân là amino acid. + Tổng hợp protein: Protein được tổng hợp từ các đơn phân là amino acid.

- Tổng hợp lipid: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo. - Tổng hợp lipid: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo.

- Tổng hợp nucleic acid: - Tổng hợp nucleic acid:

+ Nucleotide: Nucleotide được tổng hợp từ 1 gốc đường 5 carbon và các amino acid glutamine, glycine, aspartate và phosphoric acid. + Nucleotide: Nucleotide được tổng hợp từ 1 gốc đường 5 carbon và các amino acid glutamine, glycine, aspartate và phosphoric acid.

 + Tổng hợp nucleic acid: Nucleic acid được tổng hợp từ các đơn phân là nucleotide qua một quá trình phức tạp.

Câu 5: Virus kí sinh trên những vật chủ nào?

Trả lời:

Vật chủ kí sinh của virus:

- Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật như vi khuẩn, thực vật, động vật, con người. - Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật như vi khuẩn, thực vật, động vật, con người.

- Mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một phổ vật chủ nhất định, có virus có phổ vật chủ rộng cũng có virus có phổ vật chủ hẹp. - Mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một phổ vật chủ nhất định, có virus có phổ vật chủ rộng cũng có virus có phổ vật chủ hẹp.

- Nơi virus tồn tại ngoài tự nhiên được gọi là ổ chứa. Việc phát hiện ra ổ chứa hay vật trung gian truyền bệnh là rất quan trọng trong việc khống chế dịch bệnh do virus. - Nơi virus tồn tại ngoài tự nhiên được gọi là ổ chứa. Việc phát hiện ra ổ chứa hay vật trung gian truyền bệnh là rất quan trọng trong việc khống chế dịch bệnh do virus.

Câu 6: Nêu biểu hiện chung của bệnh do virus gây ra.

Trả lời:

- Biểu hiện chung của các bệnh do virus: Các bệnh do virus thường có một số biểu hiện chung là bị sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể. Những biểu hiện này là do đáp ứng của hệ thống niễn dịch của người chống lại virus. - Biểu hiện chung của các bệnh do virus: Các bệnh do virus thường có một số biểu hiện chung là bị sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể. Những biểu hiện này là do đáp ứng của hệ thống niễn dịch của người chống lại virus.

- Điều khiển thân nhiệt tăng cao hơn bình thường nhằm ngăn chặn sự nhân lên và phát tán của virus trong cơ thể. - Điều khiển thân nhiệt tăng cao hơn bình thường nhằm ngăn chặn sự nhân lên và phát tán của virus trong cơ thể.

- Đau nhức giúp cảnh báo chúng ta để có biện pháp điều trị. - Đau nhức giúp cảnh báo chúng ta để có biện pháp điều trị.

Câu 7: Quá trình nhân lên của virus là gì và trải qua những giai đoạn nào? Trình bày diễn biến quá trình nhân lên của virus.

Trả lời:

Sự gia tăng số lượng virus trong tế bào được gọi là sự nhân lên của virus. Quá trình nhân lên của virus trải qua 5 giai đoạn: hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.

- Giai đoạn hấp thụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ. - Giai đoạn hấp thụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

- Giai đoạn xâm nhập: - Giai đoạn xâm nhập:

+ Đối với thực khuẩn thể (phage): vật chất di truyền của virus được tiêm vào trong tế bào vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài. + Đối với thực khuẩn thể (phage): vật chất di truyền của virus được tiêm vào trong tế bào vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài.

+ Đối với virus động vật có vỏ ngoài: virus đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein. + Đối với virus động vật có vỏ ngoài: virus đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein.

- Giai đoạn tổng hợp: - Giai đoạn tổng hợp:

+ Đối với virus DNA: Khi DNA của virus vào trong tế bào chủ sẽ thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. + Đối với virus DNA: Khi DNA của virus vào trong tế bào chủ sẽ thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng.

+ Đối với một số virus RNA: Khi RNA của virus vào trong tế bào chủ có thể trực tiếp thu hút các enzyme của tế bào tới dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Số khác phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus. + Đối với một số virus RNA: Khi RNA của virus vào trong tế bào chủ có thể trực tiếp thu hút các enzyme của tế bào tới dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Số khác phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.

- Giai đoạn lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh. - Giai đoạn lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.

- Giai đoạn giải phóng: - Giai đoạn giải phóng:

+ Virus ra khỏi tế bào chủ. + Virus ra khỏi tế bào chủ.

+ Khi đã vào được bên trong tế bào, các virus nhân lên theo hai cách đó được gọi là chu kỳ sinh tan hoặc chu kỳ tiềm tan hay sử dụng cả hai cách trên. + Khi đã vào được bên trong tế bào, các virus nhân lên theo hai cách đó được gọi là chu kỳ sinh tan hoặc chu kỳ tiềm tan hay sử dụng cả hai cách trên.

Câu 8: Các chủng virus được phát sinh như thế nào?

Trả lời:

Sự phát sinh các chủng của virus:

- Virus dễ phát sinh chủng mới và nhanh chóng lan rộng thành đại dịch trên toàn cầu. - Virus dễ phát sinh chủng mới và nhanh chóng lan rộng thành đại dịch trên toàn cầu.

- Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới do các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới. - Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới do các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.

- Ngoài ra, nếu hai virus cùng xâm nhập vào một tế bào chủ thì vật chất di truyền của chúng có thể tái tổ hợp lại tạo ra virus mới. - Ngoài ra, nếu hai virus cùng xâm nhập vào một tế bào chủ thì vật chất di truyền của chúng có thể tái tổ hợp lại tạo ra virus mới.

Câu 9: Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan.

Trả lời:

Điểm phân biệtChu kỳ sinh tanChu kỳ tiềm tan
Tên virus gây raVirus độc.Virus ôn hòa.
Cơ chế - Vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ.  - Nhân lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. - Vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.  - Không nhân lên thế hệ virus mới trong tế bào chủ.
Kết quảLàm tan tế bào chủ.Không làm tan tế bào chủ.
Mối quan hệKhông thể chuyển thành chu trình tiềm tan.Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.

Câu 10: Trình bày cấu tạo và quá trình nhân lên của virus HIV.

Trả lời:

- Cấu tạo của HIV:  - Cấu tạo của HIV:

+ HIV là loại virus có vật chất di truyền là RNA. Bên trong vỏ capsid của HIV có chứa hai phân tử RNA, hai enzyme phiên mã ngược, enzyme intergrase và enzyme phân giải protein. + HIV là loại virus có vật chất di truyền là RNA. Bên trong vỏ capsid của HIV có chứa hai phân tử RNA, hai enzyme phiên mã ngược, enzyme intergrase và enzyme phân giải protein.

+ HIV là loại virus có vỏ ngoài, nằm bên ngoài lớp capsid, được cấu tạo từ phospholipid có gai glycoprotein. Gai glycoprotein có chức năng giúp HIV liên kết được với thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào tế bào chủ. + HIV là loại virus có vỏ ngoài, nằm bên ngoài lớp capsid, được cấu tạo từ phospholipid có gai glycoprotein. Gai glycoprotein có chức năng giúp HIV liên kết được với thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào tế bào chủ.

- Quá trình nhân lên của HIV: HIV lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch ở người như tế bào bạch cầu T4, đại thực bào: - Quá trình nhân lên của HIV: HIV lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch ở người như tế bào bạch cầu T4, đại thực bào:

+ HIV tiếp cận tế bào bạch cầu nhờ các gai glycoprotein ở lớp vỏ ngoài liên kết đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt tế bào. + HIV tiếp cận tế bào bạch cầu nhờ các gai glycoprotein ở lớp vỏ ngoài liên kết đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt tế bào.

+ Lớp vỏ ngoài dung hợp với màng sinh chất của tế bào, đưa virus cùng vỏ capsid vào trong tế bào. + Lớp vỏ ngoài dung hợp với màng sinh chất của tế bào, đưa virus cùng vỏ capsid vào trong tế bào.

+ HIV cởi vỏ, sử dụng enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA. DNA này tích hợp với DNA của tế bào chủ, thực hiện phiên mã, dịch mã để tạo ra các RNA và các thành phần cấu trúc khác của virus mới. + HIV cởi vỏ, sử dụng enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA. DNA này tích hợp với DNA của tế bào chủ, thực hiện phiên mã, dịch mã để tạo ra các RNA và các thành phần cấu trúc khác của virus mới.

+ Lõi RNA được lắp ráp vào vỏ protein để tạo thành tổ hợp virus mới. + Lõi RNA được lắp ráp vào vỏ protein để tạo thành tổ hợp virus mới.

+ Tổ hợp vỏ capsid và hệ gene của virus mới tiến hành dung hợp với màng sinh chất của tế bào chủ, kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ tạo thành vỏ ngoài của virus. Virus hoàn chỉnh được giải phóng sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới. + Tổ hợp vỏ capsid và hệ gene của virus mới tiến hành dung hợp với màng sinh chất của tế bào chủ, kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ tạo thành vỏ ngoài của virus. Virus hoàn chỉnh được giải phóng sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.

Câu 11: Vì sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh? Vì sao virus dễ lây lan thành bệnh dịch?

Trả lời:

- Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì các loại virus có kích thước siêu nhỏ. Virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hoá khi bên ngoài tế bào. - Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì các loại virus có kích thước siêu nhỏ. Virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hoá khi bên ngoài tế bào.

- Dễ lâu lan thành bệnh vì virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật. Các sinh vật là các ổ chứa virus có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện triệu chứng nhưng từ đó virus có thể lây bệnh sang vật chủ khác khiến việc không chế dịch bệnh do virus gây ra khó khăn. - Dễ lâu lan thành bệnh vì virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật. Các sinh vật là các ổ chứa virus có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện triệu chứng nhưng từ đó virus có thể lây bệnh sang vật chủ khác khiến việc không chế dịch bệnh do virus gây ra khó khăn.

Câu 12: Nêu cấu tạo và chu trình lây nhiễm của virus cúm.

Trả lời:

- Cấu tạo của virus cúm: - Cấu tạo của virus cúm:

+ Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn. + Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn.

+ Có vỏ ngoài nằm ở bên ngoài vỏ capsid chứa các gai glycoprotein. Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N: H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào; N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên. + Có vỏ ngoài nằm ở bên ngoài vỏ capsid chứa các gai glycoprotein. Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N: H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào; N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên.

+ Mỗi loại virus có thể được chia thành các phân nhóm nhỏ dựa trên tổ hợp của các gai H (16 nhóm H1,… H16) và N (9 nhóm N1,… N9). + Mỗi loại virus có thể được chia thành các phân nhóm nhỏ dựa trên tổ hợp của các gai H (16 nhóm H1,… H16) và N (9 nhóm N1,… N9).

- Chu trình lây nhiễm: - Chu trình lây nhiễm:

+ Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào chỉ theo chu kì sinh tan mà không theo chu kì tiềm tan như một số loại RNA khác. + Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào chỉ theo chu kì sinh tan mà không theo chu kì tiềm tan như một số loại RNA khác.

+ Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào chủ: Virus tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ giải phóng RNA → Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào. + Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào chủ: Virus tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ giải phóng RNA → Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào.

Câu 13: Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phần tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì?

Trả lời:

Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus ngoài RNA và vỏ capsid, mỗi hạt virus còn có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Đó là các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào.

Câu 14: Virus HIV lây truyền qua con đường nào?

Trả lời:

HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:

- Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng. - Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

- Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su). - Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

- Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ. - Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.

Câu 15: Vì sao để bảo quản rau quả lâu hơn, người ta sử dụng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả?

Trả lời:

Dùng chế phẩm thực khuẩn phun lên rau quả để bảo vệ rau quả lâu dài hơn là bởi vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm chậm quá trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả

Câu 16: Bệnh ở thực vật do virus gây ra lây truyền qua con đường nào?

Trả lời:

Virus lây bệnh ở các loài thực vật được truyền theo hai cách truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.

- -  Truyền bệnh theo hàng ngang: Là sự lây nhiễm từ cây này sang cây khác. Do tế bào thực vật có thành tế bào nên virus không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào. Virus truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương (do côn trùng chích hoặc do tổn thương trong quá trình chăm sóc cây), sau đó virus được nhân lên và lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất.

- Truyền bệnh theo hàng dọc: Là virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính. - Truyền bệnh theo hàng dọc: Là virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.

Câu 17: Đề xuất biện pháp ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào.

Trả lời:

Một số cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào ở người: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể; vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn; tiêm vaccine hoặc thuốc kháng virus;...

Câu 18: Vỏ ngoài của virus có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

Ở hầu hết các trường hợp, vỏ ngoài của virus có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào, được virus cuốn theo khi nảy chồi. Tuy nhiên, vỏ ngoài của virus cũng có thể có nguồn gốc từ màng nhân hoặc nội màng.

+ Virus hecpes lắp ráp trong nhân, khi nảy chồi cuốn theo màng nhân nên có vỏ ngoài từ màng nhân. + Virus hecpes lắp ráp trong nhân, khi nảy chồi cuốn theo màng nhân nên có vỏ ngoài từ màng nhân.

+ Virus SARS gây bệnh viêm đường hô hấp nặng có vỏ ngoài từ màng lưới nội chất,… + Virus SARS gây bệnh viêm đường hô hấp nặng có vỏ ngoài từ màng lưới nội chất,…

Câu 19: Khi dẫm phải cái đinh bẩn, chỗ vết thương bị viêm. Đó có phải là miễn dịch tự nhiên không?

Trả lời:

- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Khi dẫm phải cái đinh bẩn, chỗ vết thương bị viêm. Đó chính là miễn dịch tự nhiên - Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Khi dẫm phải cái đinh bẩn, chỗ vết thương bị viêm. Đó chính là miễn dịch tự nhiên

- Đặc điểm của viêm là đỏ, đau, sưng, nóng. Mạch máu tại vùng viêm bị dãn, máu dồn tới, bạch cầu trung tính, đại thực bào tiến hành thực bào diệt vi khuẩn và các tế bào chết, tạo mủ đồng thời bắt đầu tiến trình làm lành vết thương. - Đặc điểm của viêm là đỏ, đau, sưng, nóng. Mạch máu tại vùng viêm bị dãn, máu dồn tới, bạch cầu trung tính, đại thực bào tiến hành thực bào diệt vi khuẩn và các tế bào chết, tạo mủ đồng thời bắt đầu tiến trình làm lành vết thương.

Câu 20: Đôi khi trâu, bò liếm vết thương làm cho nó chóng lành, có thể coi là một hình thức của miễn dịch tự nhiên không?

Trả lời:

Khi trâu, bò liếm vết thương làm cho nó chóng lành, có thể coi là một hình thức của miễn dịch tự nhiên. Vì khi liếm vết thương, lizozim trong nước bọt ức chế vi sinh vật trong vết thương nên làm cho vết thương chóng lành.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay