Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 5 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: TẾ BÀO

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Tế bào là gì?

Trả lời:

Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,...) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.

Câu 2: Tế bào được cấu tạo từ các thành phần nào?

Trả lời:

Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng, kích thước và chức năng khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo từ các thành phần cơ bản sau:

- Màng tế bào là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. - Màng tế bào là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

- Tế bào chất là vùng nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Phần lớn các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng, tạo các chất để tăng trưởng,...) của tế bào xảy ra ở tế bào chất.  - Tế bào chất là vùng nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Phần lớn các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng, tạo các chất để tăng trưởng,...) của tế bào xảy ra ở tế bào chất.

- Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. - Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Câu 3: Nêu khái niệm về sự sinh sản của tế bào.

Trả lời:

Mỗi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này còn được gọi là sự sinh sản của tế bào.

Câu 4: Kể tên một số tế bào quan sát được bằng kính hiển vi và tế bào quan sát được bằng mắt thường.

Trả lời:

- Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua, tế bào biểu bì vảy hành, tế bào khí khổng, tế bào hồng cầu,... - Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua, tế bào biểu bì vảy hành, tế bào khí khổng, tế bào hồng cầu,...

- Tế bào quan sát được bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch, tế bào tép chanh tế bào da, tế bào cơ, tế bào mỡ, tế bào gân,... - Tế bào quan sát được bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch, tế bào tép chanh tế bào da, tế bào cơ, tế bào mỡ, tế bào gân,...

Câu 5: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

 

 Tế bào nhân sơTế bào nhân thực
GiốngCấu tạo từ ba thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân 
Khác - Nhân không có màng bao bọc.  - Chưa có hệ thống nội màng.  - Các bào quan chưa có màng bao bọc. - Nhân có màng bao bọc.  - Có hệ thống nội màng.  - Các bào quan đã có màng bao bọc.

 

Câu 6: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào nhờ vào điều gì?

Trả lời:

Sự lớn lên của hầu hết các sinh vật đa bào (cơ thể có cấu tạo gồm nhiều tế bào) chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. Trong khi đó, ở các sinh vật đơn bào, sự lớn lên là do sự tăng lên của kích thước tế bào.

Câu 7: Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng ra sao đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan?

Trả lời:

Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan bằng cách ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, và khả năng thực hiện các chức năng cần thiết.

Câu 8: Hình dưới đây là tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích và chú thích tên gọi, chức năng các thành phần trong hình.

Trả lời:

- Hình trên mô tả tế bào động vật vì tế bào này không có thành tế bào bao ngoài màng tế bào và trong tế bào chất không có chứa lục lạp.  - Hình trên mô tả tế bào động vật vì tế bào này không có thành tế bào bao ngoài màng tế bào và trong tế bào chất không có chứa lục lạp.

- Tên gọi và chức năng các thành phần trong hình: - Tên gọi và chức năng các thành phần trong hình:

+ a, Màng tế bào là lớp màng mỏng bao bọc tế bào có chức năng kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào. + a, Màng tế bào là lớp màng mỏng bao bọc tế bào có chức năng kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.

+ b, Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào. + b, Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

+ c, Nhân tế bào là nơi có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào. + c, Nhân tế bào là nơi có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào.

Câu 9: Điều gì xảy ra nếu cơ thể không điều khiển được sự sinh sản của tế bào?

Trả lời:

Thông thường, quá trình sinh sản của các tế bào trong cơ thể được điều khiển chính xác, tạo ra vừa đủ số lượng để bù vào số tế bào cần thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp sự sinh sản tế bào không thể kiểm soát dẫn đến tế bào sinh sản liên tục sẽ tạo nên các khối u. Các khối u ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cơ thể.

Câu 10: Trong các vật sau, vật nào được cấu tạo từ tế bào?

1. Hoa cẩm tú cầu                                           2. Ngôi nhà

3. Xe ô tô                                                        4. Cây thông

5. Hoa lan                                                       6. Bánh gato

Trả lời:

Vật được cấu tạo từ tế bào: 1, 4, 5.

Câu 11: Lấy ví dụ về tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

Trả lời:

Tế bào nhân thực: Trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày,...

Tế bào nhân sơ: vi khuẩn lam, xạ khuẩn,...

Câu 12: Có phải tất cả tế bào đều có khả năng sinh sản?

Trả lời:

Ở cơ thể thực vật, các tế bào đã sinh sản và phân hoá thì không sinh sản được nữa, chỉ có tế bào ở mô phân sinh (đầu chóp rễ, chồi,...) mới có khả năng sinh sản. Ở người, tế bào thần kinh sau khi được biệt hoá cũng không còn khả năng sinh sản. Tế bào hồng cầu sau khi được biệt hoá mất nhân thì chúng chỉ hoạt động một thời gian (có thể vài tuần) rồi bị chết và được thay thế bằng tế bào mới.

Câu 13: Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?

Trả lời:

- Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt. - Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt.

- Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ. - Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.

Câu 14: Trong các thành phần dưới đây, thành phần nào có trong tế bào nhân sơ, thành phần nào có trong tế bào nhân thực?

1. Màng tế bào                                                2. Tế bào chất

3. Nhân                                                           4. Vùng nhân

Trả lời:

- Thành phần có trong tế bào nhân sơ: 1, 2, 4. - Thành phần có trong tế bào nhân sơ: 1, 2, 4.

- Thành phần có trong tế bào nhân thực: 1, 2, 3. - Thành phần có trong tế bào nhân thực: 1, 2, 3.

Câu 15: Xác định số tế bào con sinh ra sau các lần phân chia.

Trả lời:

Từ 1 tế bào ban đầu phân chia 1 lần tạo ra 2 = 21 tế bào con

Từ 1 tế bào ban đầu phân chia 2 lần tạo ra 4 = 22 tế bào con

Từ 1 tế bào ban đầu phân chia 3 lần tạo ra 8 = 23 tế bào con

 Từ 1 tế bào mẹ phân chia n lần tạo ra 2n tế bào con

Câu 16: Phân tích kích thước và hình dạng tế bào được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu về ung thư?

Trả lời:

Phân tích kích thước và hình dạng tế bào trong nghiên cứu về ung thư có thể giúp xác định sự biến đổi tế bào ung thư so với tế bào bình thường. Nó có thể cung cấp thông tin về sự phân tách và di chuyển của tế bào ung thư, cũng như theo dõi sự phát triển và phản ứng của tế bào trước điều trị.

Câu 17: Nêu một số ứng dụng sự sinh sản và lớn lên của tế bào trong cuộc sống.

Trả lời:

- Lâm sàng và y tế: sử dụng để chẩn đoán và điều trị một số bệnh. Ví dụ, phương pháp chẩn đoán ung thư dựa trên việc phân tích tế bào ác tính trong mẫu tế bào. Các phương pháp điều trị như chuyển tử gốc tế bào (stem cell therapy) và phương pháp nhân bản tế bào (cellular replication) cũng dựa trên sự sinh sản và lớn lên của tế bào. - Lâm sàng và y tế: sử dụng để chẩn đoán và điều trị một số bệnh. Ví dụ, phương pháp chẩn đoán ung thư dựa trên việc phân tích tế bào ác tính trong mẫu tế bào. Các phương pháp điều trị như chuyển tử gốc tế bào (stem cell therapy) và phương pháp nhân bản tế bào (cellular replication) cũng dựa trên sự sinh sản và lớn lên của tế bào.

- Nông nghiệp và thực phẩm: sử dụng để sản xuất các loại cây trồng thông qua kỹ thuật nhân tạo mô và gen, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, sản xuất các loại thực phẩm và đồ uống như bia, rượu và các dạng men khác. - Nông nghiệp và thực phẩm: sử dụng để sản xuất các loại cây trồng thông qua kỹ thuật nhân tạo mô và gen, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, sản xuất các loại thực phẩm và đồ uống như bia, rượu và các dạng men khác.

- Công nghệ và công nghiệp: sản xuất enzyme, protein và hormon nhân tạo, dược phẩm, và các sản phẩm sinh học khác. Ngoài ra, công nghệ tế bào được sử dụng để sản xuất pin năng lượng mặt trời, vật liệu mới và các sản phẩm công nghệ tiên tiến khác. - Công nghệ và công nghiệp: sản xuất enzyme, protein và hormon nhân tạo, dược phẩm, và các sản phẩm sinh học khác. Ngoài ra, công nghệ tế bào được sử dụng để sản xuất pin năng lượng mặt trời, vật liệu mới và các sản phẩm công nghệ tiên tiến khác.

- Nghiên cứu và phát triển: Các nhà khoa học sử dụng tế bào để nghiên cứu và hiểu về cơ chế di truyền, phát triển dược phẩm mới, và tạo ra các công cụ và thử nghiệm để nghiên cứu các hiện tượng sinh học. - Nghiên cứu và phát triển: Các nhà khoa học sử dụng tế bào để nghiên cứu và hiểu về cơ chế di truyền, phát triển dược phẩm mới, và tạo ra các công cụ và thử nghiệm để nghiên cứu các hiện tượng sinh học.

Câu 18: Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực, nên tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn hơn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, làm cho tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn tế bào nhân thực.

Câu 19: Tìm hiểu các giai đoạn (độ tuổi) phát triển của cơ thể người, em hãy cho biết mình đang thuộc độ tuổi nào. Tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng thể chất trong độ tuổi này và quá trình nào của tế bào tham gia vào sự tăng trưởng đó. Em hãy đưa ra các lưu ý về dinh dưỡng, chế độ luyện tập và nghỉ ngơi để cơ thể có thể phát triển thể chất tối đa.

Trả lời:

- Em đang trong độ tuổi dậy thì. - Em đang trong độ tuổi dậy thì.

- Tốc độ tăng trưởng của các em ở giai đoạn này diễn ra hết sức nhanh chóng nhờ quá trình lớn lên và phân chia của tế bào. - Tốc độ tăng trưởng của các em ở giai đoạn này diễn ra hết sức nhanh chóng nhờ quá trình lớn lên và phân chia của tế bào.

- Các lưu ý: - Các lưu ý:

+ Ăn uống đủ chất, cân đối. + Ăn uống đủ chất, cân đối.

+ Nên cung cấp nhiều protein và canxi trong chế độ ăn. + Nên cung cấp nhiều protein và canxi trong chế độ ăn.

+ Ngủ đúng giờ, không nên ngủ muộn (sau 10 giờ tối). + Ngủ đúng giờ, không nên ngủ muộn (sau 10 giờ tối).

+ Thường xuyên rèn luyện, tập thể dục, thể thao. + Thường xuyên rèn luyện, tập thể dục, thể thao.

Câu 20: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện số lượng tế bào thay đổi từ một tế bào ban đầu sau ba lần phân chia. Hãy cho biết số lượng tế bào được tạo ra sau 1, 2, 3, 4, 5… n lần phân chia từ một tế bào ban đầu. Việc tạo ra số lượng tế bào lớn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Trả lời:

- Sơ đồ: - Sơ đồ:

- Số lượng tế bào được tạo ra sau mỗi lần phân chia là: - Số lượng tế bào được tạo ra sau mỗi lần phân chia là:

Số lần phân chia12345n
Số tế bào được tạo ra2 = 214 = 228 = 2316 = 2432 = 252n

- Việc tạo ra số lượng tế bào lớn giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. - Việc tạo ra số lượng tế bào lớn giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

- Ngoài ra , nó còn giúp thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương. - Ngoài ra , nó còn giúp thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay