Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Bài 36: Động vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 36_Động vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 KNTT.

CHƯƠNG VII - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 36 - ĐỘNG VẬT

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Sự đa dạng của động vật được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Động vật sống xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở số lượng loài và môi trường sống của chúng. Cho đến nay, có khoảng hơn 1,5 triệu loài động vật đã được xác định, mô tả, định tên. Động vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất: dưới nước, trên cạn, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,...

 

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của động vật.

Trả lời:

Tuy khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo và nhiều đặc điểm khác nhưng hầu hết động vật đều là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển.

Câu 3: Động vật không xương sống có đặc điểm gì?

Trả lời:

Động vật không xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống, gồm:

  • Ruột khoang: Cơ thể ruột khoang đối xứng toả tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở ở phần trên cơ thể gọi là miệng. Quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi.
  • Giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. Một số sống tự do trong môi trường nước, còn lại hầu hết các loài giun dẹp sống kí sinh trong cơ thể người và động vật.
  • Giun tròn: Cơ thể hình trụ, phần lớn có kích thước nhỏ cần quan sát dưới kính hiển vi, nhưng có một số loài kích thước lớn, chiều dài cơ thể lên tới 30 cm. Chúng thường sống trong môi trường nước, đất hoặc sống kí sinh.
  • Giun đốt: cơ thể phân đốt, thường sống ở môi trường ẩm ướt.
  • Thân mềm: cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài. Tuy nhiên có nhiều loài vỏ cứng tiêu giảm hoặc không có vỏ. Chúng phân bố chủ yếu ở môi trường nước, một số sống trên cạn.
  • Chân khớp: phần phụ (chân) phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động. Chân khớp sống ở nhiều môi trường, kể cả kí sinh trong cơ thể sinh vật khác.

Câu 4: Dựa vào đặc điểm nào để dộng vật không xương sống được chia thành các nhóm?

Trả lời:

Động vật có xương sống gồm các loài động vật mà cơ thể chúng có xương sống, gồm:

  • Các lớp cá: sống ở nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, có hình dạng rất khác nhau, phổ biến nhất là thân hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội trong nước. Gồm hai lớp chính là lớp cá sụn và lớp cá xương.
  • Lớp Lưỡng cư: thường sống ở những nơi ẩm ướt như bờ ao, đầm lầy. Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang. Con trưởng thành sống trên cạn, hô hấp bằng da và phổi.
  • Lớp Bò sát: hô hấp bằng phổi. Cơ thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có vảy sừng che phủ. Hầu hết bò sát có bốn chân, trừ một số loài chân đã tiêu biến.
  • Lớp Chim: có bộ lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh, hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí phát triển thích nghi với đời sống bay lượn.
  • Lớp Động vật có vú (Thú): Cơ thể phủ lông mao, trừ một số rất ít loài không có lông. Động vật có vú hô hấp bằng phổi. Hầu hết các loài động vật có vú đều đẻ con và nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú.

 

Câu 5: Nêu vai trò của động vật đối với tự nhiên và con người.

Trả lời:

  • Đối với tự nhiên:
  • Động vật là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.
  • Nhiều loài động vật có khả năng cải tạo đất như giun đất, dế, bọ hung,... Một số loài giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.
  • Đối với con người:
  • Động vật cung cấp thức ăn cho con người (như bò, lợn, gà, tôm,...); cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống (như cừu, ong,...); một số loài được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức (như ốc, trai,...); phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh cho con người. Một số loài có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại giúp con người bảo vệ mùa màng như ong mắt đỏ tiêu diệt sâu hại, mèo diệt chuột,...
  • Mặt khác, động vật còn là đối tượng thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu, thử nghiệm thuốc chữa bệnh cho con người.

 

Câu 6: Nêu tác hại của động vật.

Trả lời:

 Ngoài các lợi ích, một số loài động vật cũng gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. Giun, sán kí sinh gây bệnh trong cơ thể người, lợn, trâu, bò,... Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cho người như: muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, ốc là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán, chuột truyền bệnh dịch hạch,... Một số loài gây hại cho cây trồng (ốc bươu vàng, ốc sên, các loài sâu hại,...) và vật nuôi (chấy, rận, ruồi, muỗi,...).

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số loài thuộc nhóm động vật không xương sống.

Trả lời:

  • Ruột khoang: thuỷ tức, sứa, hải quỳ, san hô,...
  • Giun dẹp: sán lá gan, sán dây,...
  • Giun tròn: giun kim, giun đũa,...
  • Giun đốt: giun đất, rươi,...
  • Thân mềm: trai, ốc, mực, hến, sò,...
  • Chân khớp: nhện, gián, bọ xít, ong, kiến, bướm, tôm, cua,...

Câu 2: Kể tên một số loài thuộc nhóm động vật có xương sống.

Trả lời:

  • Cá: cá mè, cá chép, lươn, cá thu, cá hồi, cá đuối, cá mập,...
  • Lưỡng cư: ếch đồng, cá cóc, nhái, ếch giun,...
  • Bò sát: rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu,...
  • Chim: chim bay (chim bồ câu), chim chạy (đà điểu), chim bơi (chim cánh cụt),...

Câu 3: Nêu một số tác hại của động vật trong tự nhiên và đời sống.

Trả lời:

  • Giun kí sinh gây bệnh ở người
  • Bọ chét là trung gian truyền nhiễm bệnh dịch hạch
  • Ốc bươu vàng gây hại lúa
  • Rận các và giáp xác chân chèo kí sinh trên cá
  • Con hà bám dưới mạn tàu thuyền làm hư hỏng tàu thuyền
  • Mối phá hoại công trình xây dựng

Câu 4: Nêu một số lợi ích của động vật trong tự nhiên và đời sống.

Trả lời:

  • Trâu cung cấp sức kéo để làm ruộng
  • Heo cung cấp thịt, gà cung cấp trứng làm đồ ăn
  • Chó trông giữ nhà
  • Nuôi cá cảnh để giải trí.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: San hô là động vật hay thực vật? Chúng có đặc điểm gì?

Trả lời:

San hô là sinh vật biển có hình dạng giống như các cụm hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Thực tế san hô lại là động vật thuộc ngành Ruột khoang. San hô bắt mồi bằng các tua cuốn quanh miệng. Hầu hết san hô sống cố định và có khung xương đá vôi, chúng tạo thành những rạn san hô rộng lớn (Hình 36.18) ở nhiều vùng biển nhiệt đới.

Câu 2: Vì sao trước đây hươu cao cổ có cổ ngắn nhưng bây giờ lại có cổ dài?

Trả lời:

Vì trong số những con hươu cao cổ tổ tiên có một vài con có cổ dài hơn một chút so với đồng loại của chúng. Điều này mang lại cho chúng lợi thế là có thể vươn đến những nhánh cây cao hơn và có thể có thêm thức ăn. Dần dần, những con hươu cao cổ này đã thành công hơn trong việc sinh sản (vì chúng tiếp cận được nguồn thức ăn phong phú hơn), trong khi số lượng những con có cổ thấp hơn dần thu hẹp lại.

Câu 3: Lợn gạo nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

Bệnh lợn gạo là một bệnh do ấu trùng sán dây lợn gây nên. Nếu ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán (thịt lợn gạo) còn sống, ấu trùng sau khi đến dạ dày sẽ thoát khỏi nang sán, bám vào thành ruột non và phát triển thành cơ thể trưởng thành gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hoá, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,... Mặt khác, ấu trùng đi vào trong máu, đến kí sinh ở cơ, xương, mắt, não,... có thể gây ra các biến chứng như: đau cơ, liệt, giảm trí nhớ, giảm thị lực,... Vì vậy, không nên sử dụng thịt lợn gạo để đảm bảo an toàn.

Câu 4: Vì sao các mập không có xương?

Trả lời:

Vì cá mập thuộc lớp cá sụn (Chondrichthyes). Sụn không đặc như xương, do đó nó nhẹ hơn rất nhiều. Trọng lượng nhẹ hơn giúp cá mập lơ lửng trong nước. Ngoài ra, nhờ tính linh hoạt của sụn cá mập có thể bơi rất nhanh, giúp chúng bắt mồi cũng như tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy, bộ khung sụn nhanh lành hơn bộ khung xương.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hiện nay, tàu thuyền đi biển thường bị hàu bám vào khiến cho lực ma sát tăng lên, làm tàu giảm tốc độ, gây lãng phí nhiên liệu. Có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Trả lời:

  • Sử dụng sơn chống hà
  • Phát triển một loại vỏ bọc tổng hợp với những đặc tính của trai sò, chứa nhiều chất kháng khuẩn phổ rộng để ngăn quá trình gỉ trên tàu.

Câu 2: Tại sao việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất quan trọng?

Trả lời:

Việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất quan trọng vì nó có những tác động quan trọng sau đây:

  • Duy trì cân bằng sinh thái: Mỗi loài động vật đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh thái. Sự mất mát của một loài có thể gây ra rủi ro đối với cân bằng và ổn định của môi trường sống tự nhiên.
  • Bảo vệ đa dạng sinh học: Sự tồn tại của loài động vật đồng nghĩa với việc duy trì sự đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn gen, tài nguyên và dịch vụ sinh thái quan trọng cho con người và hệ sinh thái.
  • Tiềm năng y học và dược phẩm: Nhiều loài động vật có thể chứa các hợp chất hóa học có tiềm năng trong lĩnh vực y học và dược phẩm. Việc mất mát loài có thể dẫn đến mất đi nguồn tài nguyên quan trọng cho ngành y học và dược phẩm.
  • Có giá trị kinh tế và văn hóa: Nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và văn hóa quan trọng đối với cộng đồng địa phương và cả thu nhập của địa phương.
  • Bảo vệ môi trường sống của loài khác: Việc bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cũng như các loài khác trong cùng môi trường sống.
  • Tạo ra cơ hội cho nghiên cứu và phát triển: Loài động vật có thể cung cấp cơ hội cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho con người.

 

Câu 3: Khái quát tình trạng bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

  • Tại Việt Nam, nhiều loài động vật hoang dã đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp vì nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức...
  • Trước đây, vùng đất ngập nước ven phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế, có tính đa dạng sinh học rất cao với hơn 900 loài động thực vật. Hiện nay, trên cánh đồng này, các đối tượng săn bắt đã rải hàng trăm con cò giả được làm bằng xốp nhằm thu hút chim đến để bẫy.
  • Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp, trước đây có khoảng 7.000 cò ốc và hàng chục ngàn chim di cư khác cư ngụ. Nay các loài này gần như vắng bóng, chỉ còn lác đác một số con, đàn tìm đến.
  • Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều đối tượng vi phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tới số lượng lớn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.
  • Báo cáo của Cơ quan điều tra môi trường quốc tế cho thấy, giai đoạn 2014-2019, Việt Nam bắt trên 600 vụ liên quan buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Động vật hoang dã đang bị buôn bán trái phép tại Việt Nam không chỉ có nguồn gốc trong nước mà còn nhập lậu từ nước ngoài. Việt Nam đang trở thành điểm trung chuyển các chuyến hàng buôn lậu ngà voi, vảy tê tê và sừng tê giác từ châu Phi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay