Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Bài 32: Nấm
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 32_Nấm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 KNTT.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG VII - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 32 - NẤM1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em biết gì về nấm?
Trả lời:
Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bảo cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
Câu 2: Nấm có cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào. Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là thể quả (gọi là mũ nấm).
Câu 3: Sự đa dạng của nấm được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,...
- Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp.
Câu 4: Dựa vào tiêu chí nào đề chia nấm thành các nhóm khác nhau?
Trả lời:
Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành một số nhóm, đại diện như:
- Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi, ví dụ: nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu,...
- Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm, ví dụ: nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,...
- Nấm tiếp hợp: bao gồm các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn như bánh mì, đào, dâu, khoai lang,... trong quá trình cất trữ..
Câu 5: Nêu vai trò của nấm.
Trả lời:
- Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.
- Nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.
- Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu,...; nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương,...
Câu 6: Kể tên một số bệnh do nấm gây ra.
Trả lời:
Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,... với người đang bị bệnh nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Kể tên một số loại nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.
Trả lời:
- Nấm túi: nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu,...
- Nấm đảm: nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,...
- Nấm tiếp hợp: nấm mốc,...
Câu 2: Nấm độc thường có đặc điểm gì?
Trả lời:
Các loại nấm màu sắc sặc sỡ, có mùi hấp dẫn, vết cắt có rỉ chất trắng như sữa và nấm mọc hoang dại thường là nấm có độc.
Câu 3: Kể tên một số loại nấm được dùng làm thuốc.
Trả lời:
Một số loại nấm được sử dụng làm thuốc như: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,...
Câu 4: Nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện nào?
Trả lời:
- Nhiệt độ: đa số nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu trong nuôi cấy nấm là 25 - 350C
- Độ ẩm: Nấm phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm không khí cao, hầu hết các nấm sợi không phát triển khi độ ẩm không khí dưới 70%, ngược lại nấm phát triển mạnh khi độ ẩm không khí trên 70%.
- pH: Nấm có thể phát triển trong dải pH rộng (1- 9) nhưng nấm ưa axit. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm, ở pH axit nấm cạnh tranh có hiệu quả với vi khuẩn, ở pH 4 - 6 nấm có thể loại trừ hẳn vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi cấy.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Người ta thường sử dụng loại nấm nào khi làm bia? Chúng có đặc điểm gì?
Trả lời:
Người ta thường sử dụng loại nấm men khi làm bia. Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng thuộc giống Saccharomyces, chúng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ vitamin và các nguyên tố vi lượng…qua màng tế bào. Sau khi hấp thụ được các chất dinh dưỡng thì hàng loạt những phản ứng sinh hóa xảy ra mà đặc trưng chính là quá trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình phát triển và lên men của nấm men được tiến hành.
Câu 2: Nấm Aspergillus oryzae là loài mốc chính trong quá trình làm tương và tương do Aspergillus oryzae lên men ngon hơn các loại khác. Giải thích.
Trả lời:
- Nấm Aspergillus oryzae là loài mốc chính trong quá trình làm tương và tương do Aspergillus oryzae lên men ngon hơn các loại khác vì loại mốc này có khả năng phân giải tinh bột của gạo nếp thành đường làm cho tương có vị ngọt, thơm.
- Nấm mốc Aspergillus oryzae và vi khuẩn hữu ích Bacillus subtilis chứa nhiều enzyme amylase chuyển hóa tinh bột của xôi thành đường và enzyme proteaza chuyển hóa protein đậu tương thành amino acid (acid amin), nên tương vừa có vị ngọt của đường, vừa có vị ngọt của nước dùng gà, còn có loại axit amin làm cho tương có hương thơm đặc trưng.
Câu 3: Nấm truffle là gì? Vì sao nấm truffle lại đắt đỏ?
Trả lời:
- Nấm truffle là loại nấm rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa… có rất nhiều tác dụng đối với con người.
- Nấm truffle rất đắt đỏ vì:
- Nấm truffle có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống oxy hóa...
- Loại nấm đặc biệt này hoàn toàn tự nhiên và có hương thơm cực kỳ độc đáo.
- Không thể bảo quản được lâu.
- Chúng hiếm và hoàn toàn tự nhiên, chỉ sinh trưởng ở một số điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất định ở một vài mảnh đất châu Âu.
- Con người không thể trực tiếp tìm được nấm truffle mà phải thông qua chó hoặc lợn đánh hơi. Ngoài ra, việc trồng nấm truffle chưa có thành công đáng kể về số lượng cũng như chất lượng.
Câu 4: Kể tên một số loài nấm độc ở Việt Nam mà em biết.
Trả lời:
Một số loài nấm độc ở Việt Nam: Nấm độc tán trắng (Amanita verna), nấm độc trắng hình nón, nấm độc khía nâu xám, nấm Entoloma sinuatum,....
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Nấm được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Trả lời:
- Thực phẩm: Nấm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và chế biến thực phẩm.
- Y học: Nấm có các tính chất dược lý và đã được sử dụng trong y học truyền thống và hiện đại. Nhiều loại nấm được cho là có tính chất chống vi khuẩn, chống viêm, và tăng cường sức khỏe.
- Sinh học: Nấm được sử dụng trong nhiều ứng dụng sinh học, bao gồm trong sản xuất men, sản xuất thức ăn cho thú cưng, và trong phân hủy chất hữu cơ.
- Môi trường: Nấm có khả năng phân hủy chất hữu cơ và có thể được sử dụng trong quá trình xử lý chất thải hữu cơ và tái chế.
- Nấm y học: Nấm còn được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc hoặc bổ sung dinh dưỡng, như các loại nấm linh chi, nấm maitake, nấm agaricus và nhiều loại nấm khác.
Câu 2: Nói “các loài nấm có màu sắc sặc sỡ đều là nấm độc” đúng hay sai? Lấy ví dụ minh họa. Có nên cho động vật, bò, gà ăn nấm để biết loài nấm đó độc hay không không?
Trả lời:
- Nói “các loài nấm có màu sắc sặc sỡ đều là nấm độc” là sai vì có loài nấm màu sắc đơn giản có độc tính chết người hoặc nấm có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe con người.
- Ví dụ: Nấm đen nhạt, nấm độc tán trắng (amanita verna), nấm độc trắng hình nón (amanita virosa,....
- Việc kiểm chứng nấm độc bằng thử cho chó, gà... ăn trước chỉ đúng với một số loài nấm độc tác dụng nhanh và các loài này thường không gây chết người, còn hầu hết loài nấm gây chết người có tác dụng chậm, phải 24 - 48 giờ sau ăn nấm mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên nên không thể nhận biết ngay nấm có độc hay không.
Câu 3: Ta nên làm gì khi bị ngô độc nấm?
Trả lời:
Khi có người có biểu hiện ngộ độc nấm cần nhanh chóng gây nôn (bằng biện pháp cơ học):
- Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.
- Uống than hoạt: Liều 1g/kg cân nặng người bệnh. Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Khi đã được điều trị tại cơ sở y tế không tự về nhà trong 1 - 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
- Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).