Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 6 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
ÔN TẬP CHƯƠNG 6: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
(PHẦN 1 - 20 CÂU)
Câu 1: Nêu cấu tạo của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Trả lời:
- Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. Tế bào này đồng thời thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản. - Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. Tế bào này đồng thời thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản.
- Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể. - Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể.
Câu 2: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
Trả lời:
Cảm ứng và vận động, sinh trưởng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, sinh sản
Câu 3: Mô, cơ quan, hệ cơ quan được tạo thành như thế nào?
Trả lời:
- Ở cơ thể đa bào, nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô. - Ở cơ thể đa bào, nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô.
- Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan. - Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan.
- Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan. - Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan.
Câu 4: Trong các ví dụ sau, đâu không phải là cơ thể:
1. Con bướm 2. Hoa loa kèn
3. Con mắt 4. Cái ghế
5. Tủ lạnh 6. Cá nóc
Trả lời:
Ví dụ không phải là cơ thể: 3, 4, 5.
Câu 5: Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào?
Trả lời:
Hệ chồi ở thực vật bao gồm cành, lá, hoa, quả.
Câu 6: Chỉ ra vật sống và vật không sống trong hình sau:
Trả lời:
- Vật sống: cậu bé, thầy đồ. - Vật sống: cậu bé, thầy đồ.
- Vật không sống: bút lông, giấy, cây đào, cái chiếu, nghiên mực. - Vật không sống: bút lông, giấy, cây đào, cái chiếu, nghiên mực.
Câu 7: Dựa vào các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật để có hành động phù hợp giúp chăm sóc và bảo vệ sinh vật
Trả lời:
Hành động phù hợp giúp chăm sóc và bảo vệ sinh vật:
- Ăn uống hợp đủ chất, đủ lượng và hợp vệ sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sinh trưởng, phát triển, sinh sản. - Ăn uống hợp đủ chất, đủ lượng và hợp vệ sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
- Bảo vệ hệ thần kinh, sự tư duy để tăng cường khả năng cảm ứng của sinh vật. - Bảo vệ hệ thần kinh, sự tư duy để tăng cường khả năng cảm ứng của sinh vật.
- Tích cực hoạt động thể chất để đảm bảo khả năng vận động và tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. - Tích cực hoạt động thể chất để đảm bảo khả năng vận động và tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Câu 8: Kể tên một số mô chính ở động vật và nêu chức năng của chúng.
Trả lời:
+ Mô biểu bì: bảo vệ, hấp thụ, tiết. + Mô biểu bì: bảo vệ, hấp thụ, tiết.
+ Mô liên kết: nâng đỡ, liên kết các cơ quan. + Mô liên kết: nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
+ Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn. + Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn.
+ Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển hoạt động các cơ quan, trả lời các kích thích của môi trường. + Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển hoạt động các cơ quan, trả lời các kích thích của môi trường.
Câu 9: Để chuyển động được thì ô tô và xe máy phải lấy khí oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra khí CO2. Quá trình này giống với quá trình trao đổi khí ở sinh vật, vậy ô tô và xe máy có phải cơ thể sống không? Giải thích.
Trả lời:
Ô tô và xe máy không phải là cơ thể sống. Hoạt động dùng oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra CO2 giống với quá trình trao đổi khí ở sinh vật nhưng ngoài hoạt động trên,ô tô và xe máy không thực hiện được các quá trình sống cơ bản của sinh vật như lớn lên, cảm ứng, sinh sản,...
Câu 10: Lấy ví dụ về một số cơ quan trong cơ thể người và thực vật.
Trả lời:
- Một số cơ quan trong cơ thể người: tim, não, gan, thận,... - Một số cơ quan trong cơ thể người: tim, não, gan, thận,...
- Một số cơ quan trong cơ thể thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả - Một số cơ quan trong cơ thể thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả
Câu 11: Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống
Trả lời:
Cơ thể sống | Vật không sống |
- Có khả năng trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải). | - Không có sự trao đổi chất thường xuyên với môi trường. |
- Có khả năng vận động và cảm ứng (cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường). | - Không có khả năng vận động (chỉ có khả năng vận động do bị điều khiển) và cảm ứng. |
- Có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. | - Không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. |
- Đại diện: con cá, con chim, cây hoa hồng,... | - Đại diện: hòn đá, xe máy, tàu thủy, cái cốc,... |
Câu 12: Nêu các hệ cơ quan ở động vật, thực vật và chức năng của chúng. Hệ cơ quan đó bao gồm cơ quan nào và tất cả hệ cơ quan có chức năng chung là gì?
Trả lời:
- Động vật: - Động vật:
+ Hệ tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn, cùng thực hiện chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. + Hệ tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn, cùng thực hiện chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Hệ tuần hoàn gồm tim, mạch máu, máu, có chức năng vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mang đi CO + Hệ tuần hoàn gồm tim, mạch máu, máu, có chức năng vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mang đi CO2 cùng các chất thải.
+ Hệ hô hấp gồm mũi, hầu, thanh quản, phế quản và phổi, có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. + Hệ hô hấp gồm mũi, hầu, thanh quản, phế quản và phổi, có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
+ Hệ thần kinh gồm dây thần kinh, não, tủy, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. + Hệ thần kinh gồm dây thần kinh, não, tủy, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể.
+ Hệ bài tiết gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái, có chức năng lọc máu, đào thải các chất cặn bã ra ngoài. + Hệ bài tiết gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái, có chức năng lọc máu, đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
+ Hệ sinh dục có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. + Hệ sinh dục có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
- Thực vật có 2 hệ cơ quan chính là hệ rễ và hệ chồi. - Thực vật có 2 hệ cơ quan chính là hệ rễ và hệ chồi.
- Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể. - Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.
Câu 13: Cơ thể đa bào có tổ chức như thế nào và điều đó ảnh hưởng đến chức năng của nó như thế nào?
Trả lời:
- Cơ thể đa bào tổ chức như một hệ thống các tế bào và mô cùng hoạt động để đáp ứng nhiều chức năng cần thiết cho sự sống. Các tế bào trong cơ thể đa bào chia làm nhiều loại và được tổ chức theo cấu trúc và chức năng của chúng. - Cơ thể đa bào tổ chức như một hệ thống các tế bào và mô cùng hoạt động để đáp ứng nhiều chức năng cần thiết cho sự sống. Các tế bào trong cơ thể đa bào chia làm nhiều loại và được tổ chức theo cấu trúc và chức năng của chúng.
- Các tế bào được tổ chức thành các mô và cơ quan. Ví dụ, trong cơ thể người, các tế bào cơ bắp tổ chức thành mô cơ,... Từ đó, các mô hình thành cơ quan như tim, phổi, gan, và não. - Các tế bào được tổ chức thành các mô và cơ quan. Ví dụ, trong cơ thể người, các tế bào cơ bắp tổ chức thành mô cơ,... Từ đó, các mô hình thành cơ quan như tim, phổi, gan, và não.
- Sự tổ chức này cho phép các tế bào và mô cùng hoạt động như một đơn vị để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống. Chẳng hạn, các tế bào cơ bắp làm việc cùng nhau để tạo ra chuyển động và sự co cung, các tế bào thần kinh làm việc cùng nhau để truyền tín hiệu và điều chỉnh hoạt động của các phần khác của cơ thể. - Sự tổ chức này cho phép các tế bào và mô cùng hoạt động như một đơn vị để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống. Chẳng hạn, các tế bào cơ bắp làm việc cùng nhau để tạo ra chuyển động và sự co cung, các tế bào thần kinh làm việc cùng nhau để truyền tín hiệu và điều chỉnh hoạt động của các phần khác của cơ thể.
- Các tế bào trong cơ thể đa bào phụ thuộc vào nhau để tồn tại và hoạt động. Mất đi sự tổ chức và cấu trúc của cơ thể đa bào có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và chức năng. Ví dụ, khi có sự cố trong sự phát triển và chuyển hóa tế bào, có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Mất đi sự liên kết giữa các tế bào và mô cũng có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của một cơ quan hoặc hệ thống cơ thể. - Các tế bào trong cơ thể đa bào phụ thuộc vào nhau để tồn tại và hoạt động. Mất đi sự tổ chức và cấu trúc của cơ thể đa bào có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và chức năng. Ví dụ, khi có sự cố trong sự phát triển và chuyển hóa tế bào, có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Mất đi sự liên kết giữa các tế bào và mô cũng có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của một cơ quan hoặc hệ thống cơ thể.
Câu 14: Vì sao cơ thể đa bào có nhiều tế bào chuyên hóa về chức năng.
Trả lời:
Cơ thể đơn bào (ví dụ: trùng biến hình) có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích và thể tích của cơ thể lớn (diện tích bề mặt của cơ thể tiếp xúc với môi trường lớn), cho phép các chất dinh dưỡng và chất thải dễ dàng đi qua màng của tế bào, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Cơ thể đa bào (ví dụ: con voi, con gà,...) thường có kích thước lớn, tỉ lệ diện tích và thể tích của cơ thể nhỏ nên sự vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trực tiếp qua màng sinh chất không đủ cho các quá trình sống. Nhờ có các tế bào chuyên hóa đảm bảo cung cấp đủ các chất cho các quá trình sống của cơ thể đa bào.
Câu 15: Cho các đối tượng sau: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc lá, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn (các cây đưa ra và con vật đều đang sống). Em hãy sắp xếp các đối tượng trên vào nhóm vật sống và vật không sống cho phù hợp và giải thích vì sao em sắp xếp như vậy.
Trả lời:
Đối tượng | Lí do | |
Vật sống | Con gà, cây rau ngót | Có khả năng hô hấp, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản |
Vật không sống | Miếng thịt lợn, chiếc bút, chiếc lá, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn | Không có khả năng hô hấp, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản |
Câu 16: Cơ thể đa bào có nhược điểm và ưu điểm gì?
Trả lời:
- Ưu điểm: - Ưu điểm:
+ Cấu tạo phức tạp: có khả năng thực hiện nhiều chức năng phức tạp nhờ tương tác và phối hợp giữa các tế bào và cấu trúc khác nhau. + Cấu tạo phức tạp: có khả năng thực hiện nhiều chức năng phức tạp nhờ tương tác và phối hợp giữa các tế bào và cấu trúc khác nhau.
+ Sự phân công chức năng giữa các tế bào và cấu trúc trong cơ thể đa bào giúp nâng cao hiệu suất và khả năng sống sót. + Sự phân công chức năng giữa các tế bào và cấu trúc trong cơ thể đa bào giúp nâng cao hiệu suất và khả năng sống sót.
- Nhược điểm: - Nhược điểm:
+ Cơ thể đa bào yêu cầu sự tương tác và phối hợp phức tạp giữa các cơ quan, việc quản lý các tế bào và cấu trúc khác nhau có thể gây ra khó khăn và rủi ro. + Cơ thể đa bào yêu cầu sự tương tác và phối hợp phức tạp giữa các cơ quan, việc quản lý các tế bào và cấu trúc khác nhau có thể gây ra khó khăn và rủi ro.
+ Cơ thể đa bào yêu cầu sự tổ chức và quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng và tương tác hiệu quả giữa các thành phần. + Cơ thể đa bào yêu cầu sự tổ chức và quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng và tương tác hiệu quả giữa các thành phần.
Câu 17: Khi một con chó con vừa sinh ra, em có thể dùng một tay bế nó. Song chính con chó đó khi trưởng thành, em có thể không còn bế nổi nó nữa. Quá trình nào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên?
Trả lời:
Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên.
Câu 18: Tuổi vị thành niên là giai đoạn cơ thể có tốc độ lớn nhanh nhất trong suốt cuộc đời mỗi người. Theo em, tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này là nhanh hay chậm? Từ đó cho biết cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập nào để đảm bảo chiều cao tối đa khi trưởng thành.
Trả lời:
- Tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này là nhanh. - Tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này là nhanh.
- Cần phải ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển làm mạnh. - Cần phải ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển làm mạnh.
Câu 19: Vì sao thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng.
Trả lời:
Thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng vì nhờ có thành tế bào ở tế bào thực vật có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Câu 20: Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì? Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương?
Trả lời:
- Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển. - Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.
- Quá trình sinh sản tế bào. - Quá trình sinh sản tế bào.