Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?

Trả lời:

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Hô hấp: Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra. - Hô hấp: Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra.

- Dinh dưỡng: Quá trình lấy thức ăn, nước. - Dinh dưỡng: Quá trình lấy thức ăn, nước.

- Bài tiết: Quá trình loại bỏ các chất thải. - Bài tiết: Quá trình loại bỏ các chất thải.

- Cảm ứng và vận động: Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. - Cảm ứng và vận động: Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.

- Sinh trưởng: Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. - Sinh trưởng: Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.

- Sinh sản: Quá trình tạo ra con non. - Sinh sản: Quá trình tạo ra con non.

Câu 2: Nêu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào.

Trả lời:

Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào: tế bào→  mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể

Câu 3: Xác định đau là cơ thể đơn bào, đâu là cơ thể đa bào trong các ví dụ sau:

1. Em bé                                               2.  Vi khuẩn lam

3. Xạ khuẩn                                          4. Hoa sen

5. Con chim                                          6. Trùng giày

7. Nấm men                                          8. Vi khuẩn

Trả lời:

- Cơ thể đơn bào: 2, 3, 7, 8. - Cơ thể đơn bào: 2, 3, 7, 8.

- Cơ thể đa bào: 1, 4, 5, 6. - Cơ thể đa bào: 1, 4, 5, 6.

Câu 4: Quá trình cảm ứng và vận động, sinh trưởng, bài tiết, dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản là gì?

Trả lời:

- Cảm ứng và vận động là quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. - Cảm ứng và vận động là quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.

- Sinh trưởng là quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. - Sinh trưởng là quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.

- Bài tiết là quá trình loại bỏ các chất thải. - Bài tiết là quá trình loại bỏ các chất thải.

- Dinh dưỡng là quá trình lấy thức ăn và nước uống - Dinh dưỡng là quá trình lấy thức ăn và nước uống

- Hô hấp là quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra. - Hô hấp là quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào, thở ra.

- Sinh sản là quá trình tạo ra con non. - Sinh sản là quá trình tạo ra con non.

Câu 5: Cho các ví dụ sau, sắp xếp chúng vào đúng cấp tổ chức của cơ thể đa bào:

1. Lông hút                       2. Lớp biểu bì lá cây                   3. Tế bào cơ              

4. Củ khoai tây                 5. Hệ tuần hoàn                          6. Miệng

7. Hồng cầu                      8. Rễ cây                                     9. Lá cây                   

10. Hệ tiêu hóa                 11. Tim                                      12. Mô phân sinh

Trả lời:

- Tế bào: 1, 3, 7. - Tế bào: 1, 3, 7.

- Mô: 2, 12. - Mô: 2, 12.

- Cơ quan: 4, 6, 8, 9, 11. - Cơ quan: 4, 6, 8, 9, 11.

- Hệ cơ quan: 5, 10. - Hệ cơ quan: 5, 10.

Câu 6: Cơ thể là gì?

Trả lời:

Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản,...

Câu 7: Tổ chức cơ thể đa bào là gì và có nguồn gốc như thế nào?

Trả lời:

- Tổ chức cơ thể đa bào là một cấu trúc tổ chức sinh học phổ biến trong các sinh vật đa bào, bao gồm động vật và thực vật. Đặc điểm chung của tổ chức cơ thể đa bào là sự tổ hợp của nhiều tế bào thành các cấu trúc và bộ phận chức năng khác nhau. - Tổ chức cơ thể đa bào là một cấu trúc tổ chức sinh học phổ biến trong các sinh vật đa bào, bao gồm động vật và thực vật. Đặc điểm chung của tổ chức cơ thể đa bào là sự tổ hợp của nhiều tế bào thành các cấu trúc và bộ phận chức năng khác nhau.

- Tổ chức cơ thể đa bào xuất hiện tại thời điểm các sinh vật đơn bào bắt đầu hình thành tổ chức đa bào. Khi các tế bào đơn bào liên kết lại với nhau và thực hiện chức năng khác nhau, hình thành các cấu trúc sinh học phức tạp hơn. - Tổ chức cơ thể đa bào xuất hiện tại thời điểm các sinh vật đơn bào bắt đầu hình thành tổ chức đa bào. Khi các tế bào đơn bào liên kết lại với nhau và thực hiện chức năng khác nhau, hình thành các cấu trúc sinh học phức tạp hơn.

- Từ tiến hóa hóa học và di truyền, sinh vật đơn bào sử dụng nguyên liệu tồn tại trong môi trường tự nhiên để tiến hóa thành các tế bào đa bào. Qua quá trình tiến hóa, các loài sinh vật đa bào đã phát triển các cấu trúc cơ thể đa dạng và phức tạp hơn, như các tổ chức mô, cơ quan và hệ thống cơ thể. - Từ tiến hóa hóa học và di truyền, sinh vật đơn bào sử dụng nguyên liệu tồn tại trong môi trường tự nhiên để tiến hóa thành các tế bào đa bào. Qua quá trình tiến hóa, các loài sinh vật đa bào đã phát triển các cấu trúc cơ thể đa dạng và phức tạp hơn, như các tổ chức mô, cơ quan và hệ thống cơ thể.

Câu 8: Lấy ví dụ về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Trả lời:

- Cơ thể đơn bào: vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật. - Cơ thể đơn bào: vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật.

- Cơ thể đa bào: thực vật (như cây quất), động vật (như con thỏ), người,.... - Cơ thể đa bào: thực vật (như cây quất), động vật (như con thỏ), người,....

Câu 9: Nêu các cơ quan của thực vật mà con người có thể sử dụng được và lấy ví dụ.

Trả lời:

- Quả, củ làm thức ăn: quả táo, quả chuối, củ su hào,... - Quả, củ làm thức ăn: quả táo, quả chuối, củ su hào,...

- Hoa làm tinh dầu hoặc trang trí: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu hoa oải hương, cắm hoa ly,... - Hoa làm tinh dầu hoặc trang trí: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu hoa oải hương, cắm hoa ly,...

- Rễ làm thuốc: rễ cây đinh lăng chữa đau lưng, thiếu máu; rễ cây dâu tằm chữa bệnh ho, tim mạch; rễ cây cà gai leo bảo vệ gan,chữa đau lưng;... - Rễ làm thuốc: rễ cây đinh lăng chữa đau lưng, thiếu máu; rễ cây dâu tằm chữa bệnh ho, tim mạch; rễ cây cà gai leo bảo vệ gan,chữa đau lưng;...

- Lá để gói bánh, gói đồ ăn, xông hơi: lá chuối, lá sen,... - Lá để gói bánh, gói đồ ăn, xông hơi: lá chuối, lá sen,...

Câu 10: Tập đoàn Vôn vốc gồm hàng nghìn tế bào trùng roi liên kết với nhau. Chúng cùng kiếm thức ăn, cùng di chuyển. Theo em, tập đoàn Vôn vốc có phải là cơ thể đa bào không? Tại sao?

Trả lời:

Chúng không phải cơ thể đa bào vì tập đoàn Vôn vốc thực chất là tập hợp nhiều cơ thể trùng roi, dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập.

Câu 11: Hãy tìm hiểu về sự ảnh hưởng khi một số cơ quan trong cơ thể (như: dạ dày, tim, phổi,…) bị tổn thương tới cơ thể chúng ta và đưa ra cách chăm sóc để các cơ quan đó khỏe mạnh theo bảng dưới đây.

STTCơ quan bị đauẢnh hưởng đến cơ thểCách chăm sóc
1Dạ dàyĐau bụng, khó tiêu…Ăn, ngủ đúng giờ, hạn chế ăn đồ cay, nóng,…
    
    

Trả lời:

 

STTCơ quan bị đauẢnh hưởng đến cơ thểCách chăm sóc
1Dạ dàyĐau bụng, khó tiêu…Ăn, ngủ đúng giờ, hạn chế ăn đồ cay, nóng,…
2TimTức, đau ngực, nhồi máu cơ tim,…Ăn, ngủ đúng giờ, hạn chế ăn thức ăn giàu cholesterol,…
3PhổiKhó thở, thở nhanh, thở gấp,…Vệ sinh đường thở, đeo khẩu trang khi ra ngoài,…

 

Câu 12: Khi một cơ quan trong cơ thể gặp trục trặc thì cả cơ thể đều không khỏe. Giải thích.

Trả lời:

Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 13: Cơ thể đơn bào có nhược điểm và ưu điểm gì?

Trả lời:

- Ưu điểm: - Ưu điểm:

+ Cấu tạo đơn giản: chỉ bao gồm một tế bào duy nhất, tăng hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng cơ bản. + Cấu tạo đơn giản: chỉ bao gồm một tế bào duy nhất, tăng hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng cơ bản.

+ Linh hoạt: khả năng thích ứng và phản ứng nhanh chóng đối với môi trường thay đổi. + Linh hoạt: khả năng thích ứng và phản ứng nhanh chóng đối với môi trường thay đổi.

- Nhược điểm: - Nhược điểm:

+ Hạn chế về kích thước: hạn chế trong việc thực hiện nhiều chức năng phức tạp và tương tác với môi trường bên ngoài + Hạn chế về kích thước: hạn chế trong việc thực hiện nhiều chức năng phức tạp và tương tác với môi trường bên ngoài

+ Cơ thể đơn bào thường phụ thuộc vào các hệ thống khác nhau như môi trường, tế bào lân cận hoặc tổ chức cấu trúc để duy trì sự tồn tại và chức năng. + Cơ thể đơn bào thường phụ thuộc vào các hệ thống khác nhau như môi trường, tế bào lân cận hoặc tổ chức cấu trúc để duy trì sự tồn tại và chức năng.

Câu 14: So sánh cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Trả lời:

Cơ thể đơn bàoCơ thể đa bào
Đều cấu tạo từ tế bào 
Có cấu tạo đơn giản, chỉ có một tế bào thực hiện mọi hoạt động sống của cơ thể.Có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều tế bào, mỗi tế bào thực hiện một chức năng nhất định
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hoặc nhân tế bào nhân thựcCấu tạo từ tế bào nhân thực

Câu 15: Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Trả lời:

Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 16: Kể tên một số mô chính ở thực vật và nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

+ Mô phân sinh: giúp cây sinh trưởng và phát triển. + Mô phân sinh: giúp cây sinh trưởng và phát triển.

+ Mô mềm: dự trữ, đồng hóa. + Mô mềm: dự trữ, đồng hóa.

+ Mô biểu bì: bao bọc, bảo vệ các cơ quan bên trong. + Mô biểu bì: bao bọc, bảo vệ các cơ quan bên trong.

+ Mô nâng đỡ: nâng đỡ cây. + Mô nâng đỡ: nâng đỡ cây.

+ Mô dẫn: dẫn truyền nước,muối khoáng và chất hữu cơ. + Mô dẫn: dẫn truyền nước,muối khoáng và chất hữu cơ.

Câu 17: So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt cà chua chín?

Trả lời:

– Giống: Đều được cấu tạo từ 4 thành phần chính: vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào.

 – Khác:

+ Tế bào vảy hành có hình đa giác còn tế bào thịt cà chua có hình cầu + Tế bào vảy hành: trong suốt, tế bào đơn, xếp cách nhau, phân bố mỏng. + Tế bào vảy hành có hình đa giác còn tế bào thịt cà chua có hình cầu + Tế bào vảy hành: trong suốt, tế bào đơn, xếp cách nhau, phân bố mỏng.

+ Tế bào thịt cà chua: màu đỏ, tế bào kép, xếp sát nhau, phân bố dày. + Tế bào thịt cà chua: màu đỏ, tế bào kép, xếp sát nhau, phân bố dày.

Câu 18: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Trả lời:

Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa đối với sinh vật:

- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, sinh vật đơn bào sự sinh sản của tế bào tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.  - Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, sinh vật đơn bào sự sinh sản của tế bào tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.

- Đối với các cơ thể sinh vật đa bào, sự sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.  - Đối với các cơ thể sinh vật đa bào, sự sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

- Ngoài ra, sự sinh sản của tế bào cũng đóng vai trò quan trọng giúp thay thế các tế bào tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật. - Ngoài ra, sự sinh sản của tế bào cũng đóng vai trò quan trọng giúp thay thế các tế bào tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

Câu 19: Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào”. Theo em ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

- Ý kiến “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào” là sai. - Ý kiến “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào” là sai.

- Vì các sinh vật có thể là đơn bào, khi đó tế bào biệt hóa đa năng, thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống, ví dụ: trùng biến hình, trùng giày,… Các sinh vật cũng có thể là đa bào, được tạo nên từ các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể, ví dụ: con cá, cây thông. - Vì các sinh vật có thể là đơn bào, khi đó tế bào biệt hóa đa năng, thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống, ví dụ: trùng biến hình, trùng giày,… Các sinh vật cũng có thể là đa bào, được tạo nên từ các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể, ví dụ: con cá, cây thông.

Câu 20: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

Trả lời:

Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể  vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay