Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 7 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm khóa lưỡng phân. Nêu các bước xây dựng khóa lưỡng phân.

Trả lời:

- Khoá lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khoá lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách. - Khoá lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khoá lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.

- Các bước xây dựng khóa lưỡng phân: - Các bước xây dựng khóa lưỡng phân:

+ Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm (ví dụ: chọn đặc điểm có chân hay không có chân? trên cơ sở trả lời câu hỏi có hay không có đặc điểm đó, ta có thể xếp các động vật trên thành hai nhóm). Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài. + Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm (ví dụ: chọn đặc điểm có chân hay không có chân? trên cơ sở trả lời câu hỏi có hay không có đặc điểm đó, ta có thể xếp các động vật trên thành hai nhóm). Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài.

+ Bước 2: Lập sơ đồ phân loại như sau: + Bước 2: Lập sơ đồ phân loại như sau:

Câu 2: Nêu các biện pháp bảo quản thức ăn để tránh bị vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng.

Trả lời:

- Bảo quản trong tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. - Bảo quản trong tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

- Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. - Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

 - Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

Câu 3: Virus có thể gây bệnh cho đối tượng nào? Kể tên một số bệnh do virus gây ra.

Trả lời:

- Virus có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn. - Virus có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn.

- Ở người, virus gây ra các bệnh như: thuỷ đậu, quai bị, viêm gan B, cúm,... Khoảng 90% các bệnh đường hô hấp ở người do virus gây ra. - Ở người, virus gây ra các bệnh như: thuỷ đậu, quai bị, viêm gan B, cúm,... Khoảng 90% các bệnh đường hô hấp ở người do virus gây ra.

- Virus còn gây ra một số bệnh ở động vật như: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò; cúm gia cầm,... - Virus còn gây ra một số bệnh ở động vật như: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò; cúm gia cầm,...

- Ở thực vật, virus gây ra một số bệnh như: khảm ở cây đậu, xoăn lá cà chua,... - Ở thực vật, virus gây ra một số bệnh như: khảm ở cây đậu, xoăn lá cà chua,...

- Các bệnh do virus gây ra dễ lây lan, trở thành dịch lớn gây thiệt hại nặng nề về sức khoẻ và kinh tế. Các virus ở vi khuẩn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính,... - Các bệnh do virus gây ra dễ lây lan, trở thành dịch lớn gây thiệt hại nặng nề về sức khoẻ và kinh tế. Các virus ở vi khuẩn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính,...

Câu 4: Kể tên một số nguyên sinh vật có lợi và gây hại mà em biết.

Trả lời:

- Nguyên sinh vật có lợi: trùng đế giày, trùng biến hình (là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá) - Nguyên sinh vật có lợi: trùng đế giày, trùng biến hình (là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá)

- Nguyên sinh vật gây hại: Candida albicans (nguyên nhân gây nhiễm nấm ở người), Naegleria fowleri (ký sinh trùng gây bệnh amip ăn não), Trypanosoma (gây bệnh ngủ),... - Nguyên sinh vật gây hại: Candida albicans (nguyên nhân gây nhiễm nấm ở người), Naegleria fowleri (ký sinh trùng gây bệnh amip ăn não), Trypanosoma (gây bệnh ngủ),...

Câu 5: Nấm độc thường có đặc điểm gì?

Trả lời:

Các loại nấm màu sắc sặc sỡ, có mùi hấp dẫn, vết cắt có rỉ chất trắng như sữa và nấm mọc hoang dại thường là nấm có độc.

Câu 6: Phân biệt rêu và dương xỉ.

Trả lời:

- Giống nhau: - Giống nhau:

+ Thân và lá thật. + Thân và lá thật.

+ Lá có chất diệp lục. + Lá có chất diệp lục.

+ Thực hiện các quá trình: quang hợp, hô hấp, hút nước... + Thực hiện các quá trình: quang hợp, hô hấp, hút nước...

+ Sinh sản bằng bào tử. + Sinh sản bằng bào tử.

+ Cơ quan sinh sản túi bào tử. + Cơ quan sinh sản túi bào tử.

- Khác nhau:  - Khác nhau:

 RêuDương xỉ
RễRễ giảRễ thật
ThânThân ngắn, không phân nhánhThân hình trụ
Lá nhẹ, mỏngLá non đầu cuộn tròn, lá già có cuống dài
Mạch dẫnKhông có
Vị trí cơ quan sinh sảnNgọn câyMặt dưới lá già

Câu 7: Vì sao trước đây hươu cao cổ có cổ ngắn nhưng bây giờ lại có cổ dài?

Trả lời:

Vì trong số những con hươu cao cổ tổ tiên có một vài con có cổ dài hơn một chút so với đồng loại của chúng. Điều này mang lại cho chúng lợi thế là có thể vươn đến những nhánh cây cao hơn và có thể có thêm thức ăn. Dần dần, những con hươu cao cổ này đã thành công hơn trong việc sinh sản (vì chúng tiếp cận được nguồn thức ăn phong phú hơn), trong khi số lượng những con có cổ thấp hơn dần thu hẹp lại.

Câu 8: Em biết những khu bảo tồn thiên nhiên, dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia nào ở Việt Nam?

Trả lời:

- Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé - Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

- Khu dự trữ sinh quyển: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng  - Khu dự trữ sinh quyển: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng

- Vườn quốc gia: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Phú Quốc, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Bà  - Vườn quốc gia: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Phú Quốc, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Bà

Câu 9: Hệ thống phân loại sinh vật thay đổi như thế nào theo thời gian?

Trả lời:

- Trước đây, các nhà phân loại học chỉ phân chia sinh vật thành hai giới: Thực vật và Động vật. Theo quan điểm hai giới, thực vật là các cơ thể sống cố định và có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng), còn động vật là các cơ thể có khả năng vận động chủ động và dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng.  - Trước đây, các nhà phân loại học chỉ phân chia sinh vật thành hai giới: Thực vật và Động vật. Theo quan điểm hai giới, thực vật là các cơ thể sống cố định và có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng), còn động vật là các cơ thể có khả năng vận động chủ động và dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng.

- Tuy nhiên, với sự phát hiện ra các cơ thể vi sinh vật (như vi khuẩn), tảo và nấm; từ năm 1969 nhà Khoa học người Mỹ là R.H. Whittaker đã xây dựng và đề xuất một hệ thống phân loại gồm năm giới và được nhiều nhà khoa học ủng hộ.  - Tuy nhiên, với sự phát hiện ra các cơ thể vi sinh vật (như vi khuẩn), tảo và nấm; từ năm 1969 nhà Khoa học người Mỹ là R.H. Whittaker đã xây dựng và đề xuất một hệ thống phân loại gồm năm giới và được nhiều nhà khoa học ủng hộ.

- Hiện nay, một số nhà khoa học đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn và lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực. - Hiện nay, một số nhà khoa học đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn và lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực.

Câu 10: Vì sao quần áo để nơi ẩm thấp lại xuất hiện những chấm đen và nhanh bị rách?

Trả lời:

- Trong không khí có những bào tử của mốc trắng. Khi bào tử mốc trắng rơi vào đống quần áo để lâu ngày ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho mốc trắng phát triển làm xuất hiện những chấm đen trên quần áo. - Trong không khí có những bào tử của mốc trắng. Khi bào tử mốc trắng rơi vào đống quần áo để lâu ngày ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho mốc trắng phát triển làm xuất hiện những chấm đen trên quần áo.

- Quần áo khi có mốc trắng phát triển mau bị rách vì mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc trắng bám chặt vào quần áo ẩm, nó hút nước và chất hữu cơ trong quần áo để sống. - Quần áo khi có mốc trắng phát triển mau bị rách vì mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc trắng bám chặt vào quần áo ẩm, nó hút nước và chất hữu cơ trong quần áo để sống.

Câu 11: Cho các loài: chó, thỏ, chim sơn ca, nhái, cá trắm. Nêu các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này.

Trả lời:

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài:

- Biết bay hay không biết bay  - Biết bay hay không biết bay

- Có lông hay không có lông - Có lông hay không có lông

- Ăn cỏ hay không ăn cỏ - Ăn cỏ hay không ăn cỏ

- Hô hấp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi - Hô hấp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

- Sống trên cạn hay không sống trên cạn - Sống trên cạn hay không sống trên cạn

Câu 12: Nêu khái niệm và nơi sống của vi khuẩn. Vi khuẩn có hình dạng như thế nào? Nêu cấu tạo của vi khuẩn.

Trả lời:

- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác. - Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác.

- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng đám, trong đó có ba dạng điển hình là: hình que, hình xoắn và hình cầu. - Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng đám, trong đó có ba dạng điển hình là: hình que, hình xoắn và hình cầu.

- Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào. Nhiều vi khuẩn còn có roi làm nhiệm vụ di chuyển và lông giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ.  - Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào. Nhiều vi khuẩn còn có roi làm nhiệm vụ di chuyển và lông giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ.

Câu 13: Tại sao virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng?

Trả lời:

Virus có khả năng biến đổi và tiến hóa nhanh chóng do chúng có khả năng thay đổi di truyền gen trong quá trình sao chép.

Câu 14: Tên gọi của trùng kiết lị và trùng sốt rét được đặt căn cứ vào đâu?

Trả lời:

- Trùng kiết lị và trùng sốt rét là 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây bệnh cho người - Trùng kiết lị và trùng sốt rét là 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây bệnh cho người

- Căn cứ vào tác hại mà chúng gây ra (tên bệnh) để đặt tên cho chúng - Căn cứ vào tác hại mà chúng gây ra (tên bệnh) để đặt tên cho chúng

+ Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị + Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị

+ Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét + Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét

Câu 15: Nấm Aspergillus oryzae là loài mốc chính trong quá trình làm tương và tương do Aspergillus oryzae lên men ngon hơn các loại khác. Giải thích.

Trả lời:

- Nấm Aspergillus oryzae là loài mốc chính trong quá trình làm tương và tương do Aspergillus oryzae lên men ngon hơn các loại khác vì loại mốc này có khả năng phân giải tinh bột của gạo nếp thành đường làm cho tương có vị ngọt, thơm. - Nấm Aspergillus oryzae là loài mốc chính trong quá trình làm tương và tương do Aspergillus oryzae lên men ngon hơn các loại khác vì loại mốc này có khả năng phân giải tinh bột của gạo nếp thành đường làm cho tương có vị ngọt, thơm.

- Nấm mốc Aspergillus oryzae và vi khuẩn hữu ích Bacillus subtilis chứa nhiều enzyme amylase chuyển hóa tinh bột của xôi thành đường và enzyme proteaza chuyển hóa protein đậu tương thành amino acid (acid amin), nên tương vừa có vị ngọt của đường, vừa có vị ngọt của nước dùng gà, còn có loại axit amin làm cho tương có hương thơm đặc trưng. - Nấm mốc Aspergillus oryzae và vi khuẩn hữu ích Bacillus subtilis chứa nhiều enzyme amylase chuyển hóa tinh bột của xôi thành đường và enzyme proteaza chuyển hóa protein đậu tương thành amino acid (acid amin), nên tương vừa có vị ngọt của đường, vừa có vị ngọt của nước dùng gà, còn có loại axit amin làm cho tương có hương thơm đặc trưng.

Câu 16: Thực vật hạt trần và thực vật hạt kín có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Thực vật hạt trần là những cây gỗ có kích thước lớn với hệ mạch dẫn phát triển, chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy có tên là hạt trần).  - Thực vật hạt trần là những cây gỗ có kích thước lớn với hệ mạch dẫn phát triển, chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy có tên là hạt trần).

- Thực vật hạt kín có cấu tạo hoàn thiện, thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau và có số lượng loài phong phú nhất. Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt. Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái (lá đơn, lá kép; thân củ, thân rễ; rễ cọc, rễ chùm,... ). - Thực vật hạt kín có cấu tạo hoàn thiện, thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau và có số lượng loài phong phú nhất. Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt. Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái (lá đơn, lá kép; thân củ, thân rễ; rễ cọc, rễ chùm,... ).

Câu 17: Nêu tác hại của động vật.

Trả lời:

Ngoài các lợi ích, một số loài động vật cũng gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. Giun, sán kí sinh gây bệnh trong cơ thể người, lợn, trâu, bò,... Một số loài là vật trung gian truyền bệnh cho người như: muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, ốc là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán, chuột truyền bệnh dịch hạch,... Một số loài gây hại cho cây trồng (ốc bươu vàng, ốc sên, các loài sâu hại,...) và vật nuôi (chấy, rận, ruồi, muỗi,...).

Câu 18: Em hãy lấy một ví dụ về đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh.

Trả lời:

Ví dụ về đa dạng sinh học môi trường đới lạnh là Công viên quốc gia Banff ở Canada.

- Nơi này nằm ở vùng Rocky Mountains và có diện tích trên 6.000 km², với địa hình bao gồm các đỉnh núi, thung lũng và sông suối.  - Nơi này nằm ở vùng Rocky Mountains và có diện tích trên 6.000 km², với địa hình bao gồm các đỉnh núi, thung lũng và sông suối.

- Công viên này có chứa hơn 1.000 loài thực vật và hơn 400 loài động vật, bao gồm cả những loài quý hiếm.  - Công viên này có chứa hơn 1.000 loài thực vật và hơn 400 loài động vật, bao gồm cả những loài quý hiếm.

- Các loài động vật nổi tiếng tại đây bao gồm gấu Grizzly, sư tử sông, ngựa vằn, sói và hươu tay trắng. - Các loài động vật nổi tiếng tại đây bao gồm gấu Grizzly, sư tử sông, ngựa vằn, sói và hươu tay trắng.

Câu 19: Vì sao bèo hoa dâu và các cây họ Đậu khi dùng làm phân xanh đều là những loại phân xanh có giá trị ?

Trả lời:

Bèo hoa dâu và các cây họ Đậu khi dùng làm phân xanh đều là những loại phân xanh có giá trị vì:

- Trong lá bèo hoa dâu có một loài khuẩn lam sống cộng sinh. Loài khuẩn lam này có khả năng chuyển nitơ tự do trong không khí thành các dạng muối cây dễ hấp thu. - Trong lá bèo hoa dâu có một loài khuẩn lam sống cộng sinh. Loài khuẩn lam này có khả năng chuyển nitơ tự do trong không khí thành các dạng muối cây dễ hấp thu.

- Vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm. Vì vậy, người ta thường trồng các cây họ Đậu để làm phân xanh (điền thanh) hay để cải tạo đất trồng người ta thường trồng các cây họ Đậu như trồng lạc, trồng các loại đậu. - Vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm. Vì vậy, người ta thường trồng các cây họ Đậu để làm phân xanh (điền thanh) hay để cải tạo đất trồng người ta thường trồng các cây họ Đậu như trồng lạc, trồng các loại đậu.

Câu 20: Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước ?

Trả lời:

Khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm nguội hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước vì :

+ Trong không khí có rất nhiều bào tử của mốc trắng, nó sẽ rơi vào cơm nguội hoặc bánh mì để phát triển (gặp môi trường thuận lợi). + Trong không khí có rất nhiều bào tử của mốc trắng, nó sẽ rơi vào cơm nguội hoặc bánh mì để phát triển (gặp môi trường thuận lợi).

+ Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc hút nước và chất hữu cơ trong cơm nguội hoặc bánh mì để sống và phát triển. + Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh, các sợi mốc hút nước và chất hữu cơ trong cơm nguội hoặc bánh mì để sống và phát triển.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay