Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập chủ đề 1
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
Câu 1: Thế nào là hoạt động sản xuất?
Trả lời:
Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
Câu 2: Phân phối là gì?
Trả lời:
Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Câu 3: Phân phối – trao đổi có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tố của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Câu 4: Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
Câu 5: Tiêu dùng là gì?
Trả lời:
Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất dưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối - trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng.
Câu 6: Hoạt động tiêu dùng là gì?
Trả lời:
Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất.
Câu 7: Sản xuất và tiêu dùng có mối quan hệ như thế nào trong đời sống xã hội?
Trả lời:
Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.
Câu 8: Sản xuất xanh là gì?
Trả lời:
Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, sử dụng điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,..
Câu 9: Thế nào là bán hàng trực tuyến?
Trả lời:
Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thống để quảng cáo các sản phẩm của mình.
Câu 10: Sản xuất xanh mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội là gì?
Trả lời:
Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm hướng tới phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam hoà vào dòng chảy quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp sẽ áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng các phương tiện tiêu thụ ít điện năng; điện mặt trời,... từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường “khó tính” khi tạo ra được những sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường.
Câu 11: Trao đổi là gì?
Trả lời:
Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).
Câu 12: Chủ thể tiêu dùng là gì?
Trả lời:
Chủ thể tiêu dùng: là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình.
Câu 13: Chủ thể trung gian là gì?
Trả lời:
Chủ thể trung gian: gồm những tổ chức cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế. Dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả.
Câu 14: Chủ thể nhà nước có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Chủ thể Nhà nước: có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Câu 15: Nêu vai trò của chủ thể sản xuất?
Trả lời:
Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Họ không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để đạt hiệu quả. Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
Câu 16: Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.
Câu 17: Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì đối với con người, môi trường và xã hội?
Trả lời:
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
Câu 18: Nhà nước đã làm gì để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi?
Trả lời:
Nhà nước ban hành luật, tạo ra khung pháp lý để các chủ thể kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước thường xuyên tổ chức các hội nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp các chủ thể kinh tế phát triển thuận lợi.
Câu 19: Trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID – 19, Nhà nước đã có những hành động gì?
Trả lời:
Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế; giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
Câu 20: Nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Trả lời:
Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, tạo chuyển biến tích cực về sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở những nơi khó khăn.