Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Kết nối tri thức bài 14: Ôn tập
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 14: Ôn tập. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
BÀI 14: ÔN TẬP
I. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Hãy nêu những đặc điểm thiên nhiên nổi bật ở địa phương em
Trả lời:
Những đặc điểm nổi bật ở địa phương em là:
+ Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ
+ Ruộng bậc thang
Câu 2: Em hãy kể tên 3 di tích lịch sử - văn hóa được xây dựng tại Thủ đô Hà Nội
Trả lời:
3 di tích lịch sử - văn hóa xây dựng tại Thủ đô Hà Nội
+ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám
+ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía nào của nước ta?
Trả lời:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc nước ta
Câu 4: Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình như thế nào?
Trả lời:
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25m
Câu 5: Hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là gì?
Trả lời:
Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy giới thiệu những nét chính về lễ hội Gầu Tào của người Mông
Trả lời:
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức vào đầu năm, tại nơi bằng phẳng, rộng rãi. Sau phần nghi lễ được tiến hành trang trọng là những hoạt đông vui chơi như: múa khèn, đi thăng bằng,…
Câu 2: Vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ mang lại những thuận lợi gì?
Trả lời:
Vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng khác. Địa hình của vùng bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Vùng có hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông đường thủy
Câu 3: Để bảo vệ thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, cần thực hiện những biện pháp nào?
Trả lời:
Để bảo vệ thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như: sử dụng phân bón hữu cơ, xử lí nước thải, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định, trồng cây,…
Câu 4: Đứng đầu Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc là ai?
Trả lời:
Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương,…
Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm dân cư của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trả lời:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có dân cư thư thớt. Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, giữa khu vực miền núi và khu vực trung du
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Trống đồng Đông Sơn có điểm gì đặc biệt?
Trả lời:
Trống đồng Đông Sơn đã trở thành biểu tượng quốc gia Việt Nam, tượng trưng cho sự kiêu hãnh và tư tưởng độc lập của dân tộc. Chúng được coi là một phần không thể thiếu trong việc khẳng định nền văn hóa đặc trưng của người Việt
Câu 2: Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về kiến trúc của Khuê Văn Các thuôc khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Gíam
Trả lời:
Khuê Văn Các có kiến trúc tam quan truyền thống với Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là cổng Súc Văn và Bí Văn, sở hữu hình dáng như một cổ lâu nhỏ nhắn. Tầng gác trên cùng được làm bằng chất liệu gỗ với nước sơn màu đỏ nổi bật. Mái ngói xây theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, được nâng đỡ bởi các giá gỗ, trông có vẻ đơn giản, nhỏ gọn nhưng lại rất vững chắc, tạo nên sự thanh thoát cho tổng thể công trình.
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Em hãy nêu các bước cơ bản để làm ra một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh
Trả lời:
Các bước làm bánh chưng:
- Chuẩn bị nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh không vỏ, thịt ba chỉ heo, lá dong, lạt
- Các bước chế biến
+ Chuẩn bị:
- Ngâm gạo nếp trong 4 tiếng
- Ngâm đậu xanh
- Rửa lá dong gói bánh, chẻ lạt
+ Sơ chế
- Sau khi ngâm gạo nếp, đổ nếp ra để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 thìa muối vào và dùng tay trộn đều
- Đậu xanh tiến hành tương tư
- Ướp thịt heo với muối tiêu và đường
+ Gói bánh
+ Luộc bánh
+ Thành phẩm
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 14: Ôn tập