Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều Bài 9: Văn bản. Cây tre Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Văn bản. Cây tre Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 cánh diều.

VĂN BẢN. CÂY TRE VIỆT NAM

(17 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về nhà văn Thép Mới.

Trả lời:

- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc.

- Quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng sinh ra ở Nam Định.

- Sáng tác phong phú: báo chí, bút kí, thuyết minh phim. 

- Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân. 

- Tác phẩm chính: Cây tre Việt Nam, Kháng chiến sau lũy tre trên đồng lúa, Trung thu độc lập, …  

 

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Thể kí có tính chất tùy bút 

 

Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

Trả lời:

- Sáng tác năm 1955. 

- Là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.

 

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản.

Trả lời:

Thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm 

 

Câu 5: Em hãy tóm tắt văn abrn bằng đoạn văn ngắn

Trả lời:

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

 

Câu 6: Bố cục văn bản gồm mấy phần

Trả lời:

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”:Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam. 

 

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tìm những đặc điểm của cây tre nêu trong văn bản.

Trả lời:

- Đặc điểm của cây tre:

   + Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt

   + Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn

   + Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc

 

Câu 2: Cây tre với con người gắn bó thế nào trong lao độgn sản xuất

Trả lời:

- Trong lao động, sản xuất:

   + Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn

   + Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

   + Tre là cánh tay của người nông dân

   + Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay

   + Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày

   + Tre buộc chặt những tình cảm chân quê

   + Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già

   + Tre chung thủy

 

Câu 3: Tre có chức năng gì trong chiến đấu.

Trả lời:

Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo về con người

 

Câu 4: Vị trí của cây tre đối với đất nước trong tương lai như thế nào?

Trả lời:

- Tre vẫn cong nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình,…

- Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. 

 

3.    VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nhà thơ Thanh Hải từng viết:

"Cây tre thành cây chông nhọn hoắt

Mẹ vót chông giữa rừng đêm sao

Trả đầu chồng đếm từng đầu giặc

Chông vót rồi tre lại vươn cao."

Em hãy chỉ ra nét tương đồng giữa đoạn thơ trên và nội dung văn bản "Cây tre Việt Nam". 

Trả lời:

Hình ảnh cây tre trong đoạn trích gợi lên những phẩm chất cao quý của đân tộc Việt Nam. Đó là: Cần cù, lạc quan, đoàn kết, chịu thương chịu khó, yêu tự do, giàu tình yêu thương.
Phẩm chất: Cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, giản dị, ngay thẳng, thủy chung, chí khí như người, thẳng thắn, bất khuất, cùng ta làm ăn, cùng ta đánh giặc, cùng ta xây dựng đất nước.Tre là biểu tượng cho người dân Việt Nam, ca ngợi phẩm chất của tre cũng chính là ca ngợi về con người, dân tộc Việt Nam. Cây tre góp phần vào xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc. Tre như tấm gương phản ánh những đức tính tốt của con người. Vì vậy có thể nói tre là biểu tượng tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

 

Câu 2: Theo em, khi đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa, tre có còn giữ được vị trí của mình trong đời sống  dân tộc nữa hay không? Hãy viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) trình bày ý kiến của em.

Trả lời:

Trong thời kì công nghiệp hóa, tre vẫn giữ được vị trí của mình trong đời sống của nhân dân. Tre là nguyên liệu sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như măng cho thực phẩm, lá cho thức ăn gia súc và cành cây dùng làm chổi và củi. Trồng rừng tre giúp cải tạo đất bạc màu, chống xói mòn. Rễ tre còn lại trong đất sau khi thu hoạch giúp giữ lại các chất dinh dưỡng và độ ẩm cho các vụ tiếp theo. Tre cũng bảo vệ hạn chế các thảm họa tự nhiên như lở đất. 

Câu 3: Dựa vào văn bản "Cây tre Việt Nam", em hãy cho biết: Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của  dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam vì cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người việt nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thủy chúng, cần cù dũng cảm, kiên cường, bất khuất và đoàn kết. Tre có sức sống mãnh liệt: vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre vươn môc mạc. Rồi tre lớn lên, nó cứng cáp, dẻo dai vững chắc. Hơn thế nó còn làm nên nét đẹp trong đời sống tình cảm và văn hóa của con người. Tre bất khuất như người, cùng người chiến đấu để giữ từng tấc đất tấc vàng. Tre thiêng liêng và gần gũi như vậy nên Thép Mới đã viết cây tre được coi là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 4: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Văn bản nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu, là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật:

- Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.

- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

4.    VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trong văn bản, tác giả đã khẳng định: "Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng  cốt sắt. Nhưng nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi với chúng ta, vui hạnh  phúc, hòa bình." Em có suy nghĩ như thế nào về điều này?

Trả lời:

 Tác giả liên tưởng tới tương lai khẳng định sự mật thiết, gắn bó sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam

     + Tre giúp ích trong lao động, trong sản xuất, chiến đấu

     + Tre là vẻ đẹp tinh thần con người Việt Nam

  Tác giả ngợi ca cây tre thông qua việc phân tích vẻ đẹp, công dụng riêng của tre bằng lời văn tha thiết, những câu cảm thán. Cây tre là người bạn của con người. Cây tre là một vị anh hùng luôn chiến đấu với con người. Cây tre là một người bạn tốt của con người.

Câu 2: Tác giả Thép Mới đã viết: "Tre già măng mọc. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa." Qua nhận định này, em hiểu nhà văn muốn gửi gắm tâm tư, tinh cảm gì?

Trả lời:

Tác giả muốn gửi gắm: các em sẽ là tương lai của đất nước, sẽ là người xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh tiếp bước cha anh.

Câu 3:  Sưu tầm một số bài hát, bộ phim nói về vẻ đẹp của cây tre Việt Nam hoặc vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Trả lời:

Bài hát Tre xanh, Tre Việt Nam ( NSƯT Đăng Dương)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay